Chắc hẳn với phần #1 của bài viết này: “Bán hàng thời 4.0 thì nên sử dụng các giải pháp POS/FnB” thì các bạn đã hiểu được lợi ích của công nghệ đối với việc tối ưu hóa mô hình kinh doanh hàng-quán
rồi phải không ạ !
Vâng, nay với phần 2 của bài viết thì mình xin trình bày thêm về mảng Shop.
Shop hay hàng quán thì đều có những nhân tố con người tương tự nhau: bán hàng/order, quản lý kho/bếp,… nhưng 2 mảng này có những nghiệp vụ đặc thù phải tách riêng ra.
Một bên là bán đồ ăn-uống cần ship ngay, còn một bên là bán đồ để mặc/trang trí.. có thể ship trong vài ngày. Một bên tính tiền theo bàn, một bên tính tiền theo từng cá nhân…
#1. Giải pháp POS/FnB cho SHOP và những ví dụ
Các giải pháp POS/FnB giúp hỗ trợ các nghiệp vụ kinh doanh của 2 nhóm chính là: Shop
và Hàng-quán
.
=> Vì là giải pháp phần mềm nên bạn hoàn toàn có thể “tùy chỉnh” hoặc đặt hàng công ty “lập trình” riêng cho mô hình kinh doanh của bạn.
Ví dụ, đối với Shop thì thay vì bán đồ, bạn có thể “tùy chỉnh” thành cho thuê, đối với Hàng-quán thì bạn có thể quy định một món đồ
thành tính tiền theo giờ
trong hóa đơn để tính tiền cho phòng Karaoke.
Như thế mới thấy khả năng của công nghệ là bất tận, cái khó ở đây là sự nhận thức của bạn về việc từ bỏ mô hình kinh doanh Shop theo kiểu truyền thống để chuyển sang hình thức online và tương tác Mạng Xã Hội.
MISA, SAPO, KiotViet hay các giải pháp POS/FnB khác đều có những thành phần và tính năng tương tự nhau nên bạn có thể tham khảo chi phí cụ thể cho từng lĩnh vực của phần mềm POS/FnB của SAPO tại đây !
Mình xin giới thiệu 3 ví dụ đắt giá cho việc bạn nên áp dụng giải pháp POS/FnB vào shop của bạn ngay (như bài viết trước mình đã trình bày về rào cản chi phí, và mình khẳng định luôn kinh phí triển khai phần mềm này không còn là rào cản nữa – vì nó tương đối rẻ).
+ Bán hàng livestream trên các nền tảng MXH đang rất thịnh hành, nhưng không có phần mềm hỗ trợ thì một buổi online, bạn sẽ phải ghi chép đơn hàng/ghi chú thích rất mất thời gian, trong khi đó bạn còn phải dành thời gian để quảng cáo sản phẩm, tương tác với khách nữa.
Trong khi đó, nếu bạn áp dụng các giải pháp POS/FnB thì bạn có thể quản lý các livestream, chốt đơn thủ công hoặc tự động, quản lý khách hàng, xử lý vận chuyển,… ngay trên một chiếc Laptop vô cùng đơn giản.
+ Thứ hai là về giải pháp web: Theo truyền thống thì để vận hành một trang web cần ít nhất một nhân sự riêng, ngoài nhân viên cửa hàng ra.
Đó là chưa kể phải cộng thêm chi phí tên miền + hosting, đi kèm các tác vụ: bảo mật + nhập liệu đòi hỏi nhân viên web phải có trình độ về IT.
Nay với giải pháp web tích hợp kèm phần mềm POS/FnB (theo mình tìm hiểu thì MISA làm theo phương án này, còn SAPO và KiotViet bán web theo gói riêng) thì khi bạn nhập sản phẩm vào hệ thống…
=> thì lúc này giữa web tích hợp + hệ thống bán hàng sẽ được đồng bộ với nhau. Còn tên miền, hosting, bảo mật sẽ được công ty mà bạn mua phần mềm bảo đảm, còn lại thì việc nhập liệu/quản lý có thể được nhân viên ngay tại cửa hàng thực hiện.
+ Thứ ba, nếu bạn chịu khó đầu tư công nghệ để bán hàng trên nhiều nền tảng như: Facebook, Youtube, Lazada, Shopee, Tiki,… cùng một lúc – NHƯNG không có POS/FnB hỗ trợ thì bạn sẽ phải:
Nhập liệu sản phẩm nhiều lần, tư vấn chát không tập trung (có thể một khách hàng sử dụng nhiều nền tảng thì bạn vẫn phải “chăm sóc” nhiều lần), chốt đơn chồng chéo (ví dụ trên Tiki đã chốt, nhưng bên Shopee vẫn chốt trong khi mặt hàng chỉ còn một cái => phải hủy đơn + tư vấn lại,… => quá nhiều bất cập.
=> Các giải pháp POS/ FnB đảm bảo bạn chỉ nhập liệu, chăm sóc khách hàng, xử lý đơn hàng ngay trên một chương trình tập trung, kết hợp với bán hàng tại chỗ giúp bạn ngăn ngừa được những rủi ro trên.
Các hãng như MISA, SAPO hay KiotViet đều có triển khai dạng quản lý tập trung này, gọi chung là Omnichannel
, các bạn tham khảo bài giới thiệu chuyên nghiệp của SAPO tại đây !
#2. Những khó khăn mà người chủ SHOP truyền thống đối mặt
- Hóa đơn được ghi chép thủ công dẫn đến nhầm lẫn khi tính tiền cho khách.
- Hàng tồn kho rất khó quản lý đối với shop lớn, nếu kiểm kê không khéo thì hàng hóa sẽ thất thoát mà không biết.
- Tính toán doanh thu và chi phí thủ công rất mất công sức, trong thời gian đó có thể bạn đã bỏ sót các tin nhắn bình luận của khách trên FanPage => giảm tương tác => mất khách.
Với các giải pháp POS/FnB cho shop thì chủ shop hay quản lý cửa hàng có thể:
- Biết được toàn bộ hàng trong kho dựa trên mẫu mã, màu sắc, size,…
- Mặt hàng nào bán chạy, mặt hàng nào “cháy hàng” để có kế hoạch nhập kho thêm, hoặc tung ra các chương trình khuyến mại, giảm giá kích cầu.
- Quản lý không cần có mặt tại cửa hàng nhưng với ứng dụng trên smartphone, họ vẫn có thể điều hành, quản lý, nắm tình hình cửa hàng: hôm nay doanh số bao nhiêu, khách hàng nào chi mạnh tay nhất, chi nhánh nào có doanh số bán hàng tốt nhất,…
– Đối với nhân viên bán hàng: Có thể dễ dàng tra cứu tồn kho hàng hóa ngay trên smartphone Android/ iOS để giới thiệu cho khách ngay tại cửa hàng, giúp tiết kiệm thời gian, nắm bắt giá thành cập nhật cụ thể, tránh bán đắt hay bán rẻ quá cho khách.
– Đối với thu ngân: Có thể tính tiền nhanh chóng, chính xác bằng mã vạch, phần mềm tự động tính tổng tiền khách phải trả, gợi ý số tiền khách đưa để tính tiền thừa cho khách.
– Trong công tác giao nhận ca của thu ngân/quản lý: Phần mềm hỗ trợ bàn giao ca nhờ tự động tổng hợp quá trình bán hàng: số lượng từng mặt hàng, tổng tiền thu, tổng tiền chi, số tiền trong két,… từ đó giúp đảm bảo chặt chẽ lượng tiền thu được trong ca, loại trừ khả năng thất thoát tiền.
Đặc biệt là các giải pháp POS/FnB phát triển trên nền tảng công nghệ “điện thoán đám mây” nên có thể sử dụng tốt trên mọi thiết bị: Laptop, máy tính bảng, điện thoại,…
Ngay cả khi mất kết nối Internet (bởi các thiết bị sẽ tự động đồng bộ với nhau thông qua máy chủ nằm trong mạng LAN tại cửa hàng, rồi ngay khi có internet thì máy chủ cùng với các thiết bị sẽ đồng bồ lên server của công ty => dữ liệu được bảo mật và an toàn).
#3. Lời kết
Với cái nhìn của một người học IT/công nghệ thì mình thấy các SHOP nên áp dụng các giải pháp POS/FnB càng sớm càng tốt. Kỷ nguyên 4.0 rồi, hãy để công nghệ, máy móc và xa hơn nữa là AI (Trí tuệ nhân tạo) hỗ trợ hoặc thậm chí làm việc thay cho bạn.
Chi phí thì ngang tiền mạng Internet bạn đóng hàng tháng thôi, độ khó của việc triển khai thì cũng chỉ tương tự như việc bạn dùng Laptop/sử dụng Facebook hàng ngày, chả có gì khó khăn cả.
Có chăng là bạn chưa quen hay đơn giản là nhận thức công nghệ của bạn còn hạn chế, người ta thường ngại thay đổi và sợ những thứ mình không hiểu mà!
MISA, SAPO hay KiotViet đều cho phép bạn dùng thử online từ 7-15 ngày hoàn toàn miễn phí, khi hết hạn dùng thử thì bạn có thể đăng ký dùng luôn hoặc hủy bỏ nếu bạn không cảm thấy hài lòng.
Trong thời gian này, sẽ có bộ phận hỗ trợ chủ động liên hệ với bạn để tìm hiểu các tính năng cũng như giúp bạn lựa chọn mua gói dịch vụ phụ hợp với nhu cầu của bạn.
Vâng, cho dù không phải là dân công nghệ nhưng bạn cũng hãy mạnh dạn bình luận trao đổi những vướng mắc, rào cản khiến bạn chưa dám triển khai những giải pháp này cho mô hình kinh doanh của bạn nhé !
CTV: Dương Minh Thắng – Blogchiasekienthuc.com