16 yếu tố nghệ thuật nhiếp ảnh chuyên nghiệp Update 12/2024

Để có những bức ảnh đầy tính nghệ thuật, bạn cần có sự tưởng tượng phong phú kết hợp với thời gian, công sức dành cho việc nghiên cứu chủ đề và thực hiện chụp. Trong bài viết dưới đây, MABOO sẽ chia sẻ 16 yếu tố làm nên một bộ hình nghệ thuật mà nhiếp ảnh gia nào cũng nên theo dõi. Dù kỹ năng chụp của bạn tốt nhưng không đảm bảo những tiêu chí này, sản phẩm của bạn sẽ khó được đánh giá cao. 

Ánh sáng phù hợp

Ánh sáng phản ánh “tinh thần” bức ảnh, một bức ảnh mang trạng thái tích cực hay tiêu cực chỉ cần nhìn vào ánh sáng, độ phản chiếu là có thể đoán ra. Bạn có thể chọn ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng nhân tạo đều được. Tuy vậy, nếu muốn bức hình có tính nghệ thuật cao, bạn nên áp dụng những ánh sáng có phần hơi buồn như bóng chiều tà, bóng hoàng hôn hay ánh sáng mờ ảo lúc mặt trời mọc.

Bức ảnh hoàng hôn đầy nghệ thuật

Bức ảnh hoàng hôn đầy nghệ thuật

Căn chỉnh bố cục phù hợp

Để bức ảnh trông cân đối, hài hòa, bạn có thể áp dụng quy tắc phần 3 hoặc bố cục đối xứng. Đầu tiên, bạn cần quan sát kỹ bối cảnh để đánh giá xem nên sử dụng quy tắc chia bố cục như thế nào. Bạn cần lưu ý mọi khu vực trong khung hình đều có mức độ quan trọng như nhau nên căn chỉnh làm sao để bức hình đảm bảo nghệ thuật nhiếp ảnh. Đây là bước quan trọng nên bạn không cần vội vàng, hãy làm thật cẩn thận để có bức ảnh chất lượng.

Màu sắc và độ tương phản

Khi nhiếp ảnh gia biết “chơi” màu, bức hình sẽ thu hút, dễ gây ấn tượng với người xem. Cách đơn giản nhất là sử dụng độ tương phản có sẵn trong bối cảnh để cho ra những bức hình độc đáo. Ví dụ như trắng, đen, sáng tối, màu tươi với màu trầm,…

Độ tương phản giúp bức ảnh trông nổi bật hơn

Độ tương phản giúp bức ảnh trông nổi bật hơn

Kết hợp hài hòa giữa cảm nhận và kỹ thuật chụp

Để có một bức hình nghệ thuật, kỹ năng chụp thành thạo thôi là chưa đủ. Nhiếp ảnh gia cần nắm bắt được “tinh thần” của bộ hình và biết cách nắm bắt cảm xúc, căn góc chụp sao cho hợp lý nhất. Một bức hình nghệ thuật không chỉ là một sự vật, con người mà còn nói lên một thông điệp mà người nghệ sĩ muốn truyền tải. Qua đó, nhiếp ảnh gia cũng có thể nói lên cái “tôi” nghệ thuật của mình.

Tập trung vào chất lượng hơn số lượng

Nói đến nghệ thuật nhiếp ảnh, chắc chắn, bạn cũng hiểu mục tiêu cuối cùng của chúng ta không phải là số lượng, không phải là chụp càng nhiều hình càng tốt. Một bức ảnh có giá trị nghệ thuật cao, mang nhiều thông điệp sẽ đẹp sẽ ghi dấu trong tâm trí người thưởng thức sau thời gian dài. Những bức ảnh tầm thường, vô nghĩa thì không thể làm điều đó dù bạn có sở hữu số lượng nhiều đến đâu.

Một bức hình nghệ thuật sẽ có giá trị hơn nhiều bức ảnh vô nghĩa

Một bức hình nghệ thuật sẽ có giá trị hơn nhiều bức ảnh vô nghĩa

Đảm bảo mọi khía cạnh của nhiếp ảnh nghệ thuật

Nhiếp ảnh không đơn thuần là việc chụp hình mà nó còn liên quan đến rất nhiều bước, có thể kể đến như: nghiên cứu bối cảnh, chụp, chỉnh sửa hậu kỳ, in ấn, triển lãm,…. Mỗi công đoạn này đều cần sự đầu tư nhất định để có hiệu quả nghệ thuật cao nhất.

Tối ưu hóa hình chụp trong Photoshop

Bước chỉnh sửa hậu kỳ quan trọng không kém gì quá trình chụp ảnh. Khi bước vào công đoạn này, bạn sẽ cần tối ưu hình ảnh bằng cách căn chỉnh màu sắc, ánh sáng, độ tương phản, xóa phông nếu cần và thêm các filter phù hợp với tinh thần của bộ hình.

Bước chỉnh sửa cũng quan trọng không kém lúc chụp

Bước chỉnh sửa cũng quan trọng không kém lúc chụp

Để mắt tới bản in

Bước in ảnh tưởng chừng như không liên quan tới nhiếp ảnh gia nhưng thực tế lại ảnh hưởng không nhỏ đến sản phẩm nghệ thuật cuối cùng. Bạn cần dành thời gian chọn giấy in chất lượng cao, tìm kiếm những loại máy in chuyên dùng cho ảnh nghệ thuật với màu sắc chuẩn chỉnh, tác phẩm của mới hoàn hảo được. Ngoài ra, bạn nên cân nhắc xem bản in sẽ được dùng vào mục đích gì để chọn kích thước in phù hợp.

Đóng khung

Để dễ dàng trưng bày ảnh tại các triển lãm, bạn nên tỉ mỉ chọn ra những bộ khung phù hợp nhất. Việc đóng khung vừa giúp bức ảnh trông chắc chắn, chuyên nghiệp, vừa có thể giúp bạn bảo quản tác phẩm dễ dàng hơn.

Việc đóng khung giúp bức ảnh thu hút hơn khi triển lãm

Việc đóng khung giúp bức ảnh thu hút hơn khi triển lãm

Tập trung nghiên cứu nội dung chụp

Nội dung chụp mới là yếu tố có thể truyền tải thông điệp cho một bức hình nghệ thuật nên cần đầu tư thời gian nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng. Bạn không tham lam chọn nhiều chủ đề, hãy lọc và tìm ra nội dung độc đáo nhất.

Chia sẻ tác phẩm cho nhiều người khác

Việc trưng bày và cho đồng nghiệp hoặc nhiều người xem khác thưởng thức tác phẩm của mình sẽ giúp bạn quảng bá năng lực chụp hình của mình tốt hơn. Từ đó, bạn sẽ thêm tự tin hơn vào sự nghiệp nhiếp ảnh sau này. Ngoài ra, các đồng nghiệp cũng có cơ hội chỉ ra, góp ý những thiếu sót để bạn ngày càng tiến bộ hơn.

Liên tục học hỏi những nhiếp ảnh gia giàu kinh nghiệm

Mỗi người sẽ có gu thẩm mỹ, cảm nhận nghệ thuật nhiếp ảnh khác nhau. Tuy vậy, những nhiếp ảnh giàu kinh nghiệm vẫn sẽ có thể cho bạn những lời khuyên tốt về chụp hình nghệ thuật. Khi được nghe chia sẻ từ họ, bạn sẽ có thêm động lực để học hỏi nhiều kiến thức mới, nâng cao kỹ năng chụp ảnh của mình.

Xem thêm: Tại sao nên học chụp ảnh tại trung tâm?

Định hình phong cách cá nhân

Một bộ ảnh không có phong cách của người chụp sẽ trở nên đại trà trong mắt người xem. Việc đưa cái “tôi” cá nhân vào những bộ hình sẽ giúp bạn nổi bật hơn trong thị trường nhiếp ảnh rộng lớn này.

Kiên trì

Bạn khó có được một bộ hình hoàn hảo khi mới bắt đầu học chụp ảnh. Sẽ cần rất nhiều thời gian để khả năng cảm nhận, kỹ thuật chụp được nâng cao nên bạn cần kiên trì để không bị nản chí, bỏ cuộc giữa chừng.

Tỉ mỉ

Để tạo nên nghệ thuật nhiếp ảnh, sự tỉ mỉ trong từng chi tiết là điều rất cần thiết. Bạn cần cẩn thận cầm máy sao cho đúng, căn chỉnh góc chụp sao cho phù hợp, điều chỉnh độ sáng,…. Bởi lẽ, chỉ một khác biệt nhỏ trong kỹ thuật chụp hay bắt góc cũng có thể làm bức hình thiếu đi tính nghệ thuật.

Thiết bị chụp

Máy ảnh không phải là yếu tố quan trọng nhất nhưng cũng ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Một máy ảnh với ống lens chất lượng cao, nhiều chế độ chụp được trang bị sẽ giúp quá trình thực hiện bộ ảnh đỡ vất vả hơn.

16 yếu tố trên là gợi ý cho những bạn vẫn còn đang băn khoăn không biết làm sao để có bộ hình nghệ thuật hoàn hảo nhất. Nếu sản phẩm của bạn đảm bảo được các yếu tố nghệ thuật nhiếp ảnh trên, người xem sẽ dễ bị thu hút và ấn tượng khi nhìn ngắm nó.

Có thể bạn quan tâm

7 điều cần chuẩn bị trước khi dấn thân vào nghề nhiếp ảnh

12 tips chụp ảnh căn bản cho người mới bắt đầu

10 nguyên tắc nhiếp ảnh cơ bản không nên bỏ qua