7 điều cơ bản cần chuẩn bị trước khi dấn thân vào nghề nhiếp ảnh Update 12/2024

Nếu đam mê tạo ra những bức ảnh chất lượng đầy nghệ thuật hay muốn kiếm tiền dựa vào nghề nhiếp ảnh, chắc hẳn bạn đã từng băn khoăn nên học nhiếp ảnh theo hình thức nào. Mỗi cách học có những ưu nhược điểm gì? Hãy để MABOO Studio giúp bạn hiểu rõ trong bài viết dưới đây.

Yêu thích cái đẹp, có gu thẩm mỹ tốt

Cái đẹp ở khắp mọi nơi xung quanh ta nên nếu là một người có khả năng cảm nhận nghệ thuật tốt, bạn sẽ có những góc nhìn khác về những sự vật rất đỗi bình thường. Điều này sẽ được thể hiện ít nhiều ở khả năng học các môn văn hóa như ngữ văn, âm nhạc hay mỹ thuật. Nếu bạn có thiên hướng cảm thụ văn học, hội họa tốt, bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn trên con đường tiến tới mục tiêu nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, một người có gu thẩm mỹ tốt trong việc phối quần áo bắt mắt, thu hút, tinh tế cũng là những người có năng khiếu nghệ thuật.

người có khiếu thẩm mỹ tốt rất thích hợp học chụp ảnh

Người có khiếu thẩm mỹ tốt rất thích hợp học chụp ảnh

Sở hữu nhiều hoa tay

Những người có nhiều hoa tay luôn khéo léo hơn. Điều này đặc biệt thể hiện ở những công việc yêu cầu tính tỉ mỉ, chi tiết như may vá, thêu, vẽ. Tuy không có một nghiên cứu chính thức nào về việc người có hoa tay sẽ chụp ảnh đẹp nhưng bạn có thể nhận ra điều này khi tiếp xúc với những nhiếp ảnh gia nổi tiếng. Bởi lẽ, khi chụp hình, chỉ một chuyển động nhỏ của tay cũng ảnh hưởng đến chất lượng bức ảnh. Do vậy, những người khéo léo sẽ kiểm soát cách cầm máy tốt hơn những người vụng về.

Có tư duy khác biệt, có phần nổi loạn

Để biết mình có “khác biệt” đôi chút với đám đông hay không, bạn có thể dựa vào gu thưởng thức âm nhạc, phim ảnh hoặc phong cách thời trang của mình. Nếu là người xuyên nghe những bản nhạc, xem những tác phẩm điện ảnh thiếu tính “đại chúng” nhưng vẫn cảm nhận được hết giá trị của nó, bạn chính là người có “chất” nghệ thuật mà ngành nhiếp ảnh đang cần. Nếu thích những thứ khác biệt và mong muốn tạo ra những bộ hình mang cá tính của riêng mình, hãy bắt đầu học nhiếp ảnh càng sớm càng tốt.

Những bạn yêu thích chụp ảnh và sưu tầm nên bắt đầu học nhiếp ảnh càng sớm càng tốt

Những bạn yêu thích chụp ảnh và sưu tầm nên bắt đầu học nhiếp ảnh càng sớm càng tốt

Yêu thích sự độc đáo

Sự độc đáo, khác biệt chính là điểu thể hiện cái gu của bạn trong nghệ thuật. Nghề nhiếp ảnh đòi hỏi bạn phải có chất riêng để tạo nên những tác phẩm mang bản sắc của chính mình. Đừng ngaiọ ngùng khi có thể gu thẩm mỹ của bạn hơi khác người một chút. Đôi khi những gì bạn yêu thích không được lòng số đông nhưng không nghĩa tác phẩm đó không mang giá trị nghệ thuật nào. Quan trọng hơn hết bạn phải hiểu được “cái chất” của bạn là gì, làm thế nào có thể truyền tải thông điệp bạn muốn cho người khác hiểu như bạn.

Độc đáo, sáng tạo và có chất riêng là những yếu tố cần có của một nhiếp ảnh gia

Độc đáo, sáng tạo và có chất riêng là những yếu tố cần có của một nhiếp ảnh gia

Học một khóa chụp ảnh

Không bao giờ là dễ dàng khi phải bắt đầu điều gì đó từ con số không. Muốn trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp bạn cần trang bị nền tảng cơ bản cho chính mình. Mày mò nghiên cứu tự học hỏi là điều đáng quý và nên làm, tuy nhiên đầu tư vào một khóa học nhiếp ảnh biết đâu là một lựa chọn sáng suốt hơn.

Bạn có thể tham gia các khóa học chụp ảnh ngắn hạn hoặc theo chủ đề như khóa học về bố cục, xử lý ánh sáng, học chỉnh sửa ảnh hậu kỳ,… Đi học tại một nơi chuyên đào tạo nghề nhiếp ảnh uy tín sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian rất nhiều.

Tìm hiểu thêm: Trường Đào tạo Nhiếp ảnh MABOO Campus

Máy chụp ảnh

Bạn nên nhớ rằng, máy ảnh là thiết bị hỗ trợ bạn tạo ra tác phẩm nghệ thuật nhưng không có nghĩa đầu tư thiết bị càng xịn tác phẩm của bạn càng đẹp. Một bức ảnh đẹp hay không điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là cái nhìn của bạn đối với nghệ thuật chứ không phải chỉ cần máy ảnh tốt là tạo ra được những bức ảnh đẳng cấp.

Thế nên hãy trang bị cho mình những thiết bị có khả năng tạo ra những kết quả mà bạn mong muốn. Nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng trên thế giới có khi họ chỉ cần một máy ảnh đời cũ hay thậm chí chỉ là chiếc điện thoại vẫn có thể tạo ra những bức ảnh mang giá trị nghệ thuật cao. Hãy đầu tư những gì nằm trong khả năng của bạn và tập trung nhiều hơn vào khả năng của chính mình.

Hãy đầu tư thiết bị trong khả năng và phù hợp với kết quả mong muốn của tác phẩm

Hãy đầu tư thiết bị trong khả năng và phù hợp với kết quả mong muốn của tác phẩm

Kiên trì học hỏi

Bạn nghĩ mình đã có đủ kiến thức cơ bản, máy móc cũng ổn rồi vậy thì đã đến giai đoạn lăn xả tìm kiếm kinh nghiệm xương máu cho bản thân. Đừng ngại ngần khi bắt đầu bằng những công việc lặt vặt, như phụ xách đèn, phụ vác đô, set up thiết bị ở những buổi shooting của đàn anh đi trước. Biết đâu bạn có thể học được rất nhiều thứ hay ho mà trên ghế nhà trường bạn cũng chưa từng được học.

Luôn kiên trì và tập trung vào đam mê của bản thân. Đừng vì những thành tựu mình đã đạt mà xao nhãng mục đích ban đầu của chính mình. Kiên trì học hỏi, kiên trì cải thiện bản thân mình chính là yếu tố then chốt quyết định thành công của bạn trong nghề nhiếp ảnh.

Xem thêm: 12 bí kíp nhiếp ảnh căn bản cho người mới bắt đầu

Học hỏi từ những buổi chụp hình chuyên nghiệp 

Học hỏi từ những buổi chụp hình chuyên nghiệp 

Chụp ảnh là một công việc thuộc phạm trù nghệ thuật nên đòi hỏi bạn cần kiên tâm, chịu khó và chăm chỉ. Việc luyện tập liên tục sẽ giúp năng lực chụp hình của bạn tốt dần lên theo năm tháng nhưng để cho ra được những bức ảnh đỉnh cao nhất, bạn cần có đam mê với lĩnh vực nghệ thuật này. Nếu đã có sự yêu thích nhất định đối với nghề nhiếp ảnh, bạn nên đầu tư nhiều thời gian vào việc tìm hiểu những bộ hình nghệ thuật, từ đó dần có khả năng cảm nhận tốt, dễ dàng nắm bắt được “cảm xúc” của bộ hình và bắt tay vào thực hiện tác phẩm của riêng mình. Với những người đã có sẵn tố chất nhiếp ảnh, ngay cả với một thiết bị chụp đơn giản như điện thoại, họ cũng có thể cho ra những bức ảnh đầy tính nghệ thuật. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn nhìn nhận đúng về đam mê của bản thân đối với nghề nhiếp ảnh.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc: Nên học chụp ảnh tại trung tâm hay tự học?

10 nguyên tắc nhiếp ảnh cơ bản để có bộ hình chuẩn đẹp

16 yếu tố nghệ thuật nhiếp ảnh chuyên nghiệp