4 vài trò quan trọng nhất của nghề Sales mà bạn nên biết Update 11/2024

Có một người chị đã từng phải thốt lên với với tôi rằng: Nếu phải chọn lựa ra một trong những công việc khó làm nhất trên đời này thì chị sẽ không ngần ngại chỉ ra ngay rằng, đó là nghề sales.

Theo cách lý giải của chị, chị không thể hình dung nổi việc sẽ phải tiếp cận, làm quen, xây dựng mối quan hệ với những vị khách hàng mục tiêu của Công ty mình như thế nào, để từ đó có thể thuyết phục, tạo sự tin tưởng và tiến tới đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán.

Chính xác là như vậy đó các bạn, chúng ta không thể phủ nhận Sales là một trong những công việc khó khăn và thách thức bậc nhất mọi thời đại.

Giống như những người lính phải lăn xả trực tiếp trên chiến trường khốc liệt, những người làm Sales cũng là những người tiên phong trên tiền tuyến, để chiến đấu và mang lại những lợi ích rõ ràng cho Công ty, cho khách hàng và cho các đối tác của mình.

Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau điểm qua 4 vai trò tối quan trọng của nghề sales nhé. Nếu bạn muốn bổ sung thêm gì thì cứ comment phía bên dưới bài viết này để anh em chúng ta cùng trao đổi thêm nhé !

#1. Là cầu nối giữa Công ty và khách hàng

4-vai-tro-quan-trong-nhat-cua-nghe-sales-3-min

Bản thân một sản phẩm tự nó không bán được. Lý do?

  • Thứ nhất, cần phải có cả một đội ngũ những người tạo ra sản phẩm.
  • Thứ hai, thử hình dung khi bạn đã tạo ra một sản phẩm đủ tốt nhưng không có lấy nổi một người chịu trách nhiệm về việc làm cầu nối để giới thiệu sản phẩm từ doanh nghiệp tới được tay của những khách hàng cần nó, thì liệu sự tồn tại của sản phẩm đó có còn ý nghĩa gì nữa không?

=> Đó chính là lúc mà chúng ta có thể thấy được giá trị của những người làm sales.

#2. Nuôi sống doanh nghiệp chủ quản

4-vai-tro-quan-trong-nhat-cua-nghe-sales-6-min

Khi đi làm thuê cho các doanh nghiệp, có bao giờ bạn tự hỏi rằng: Nhờ đâu mà Công ty có thể tạo ra được nguồn thu và lợi nhuận để duy trì các hoạt động của doanh nghiệp, để trả lương cho người lao động không?

Dĩ nhiên, chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của các nhân viên, các bộ phận khác trong Công ty….

Nhưng nếu không có những hợp đồng kinh doanh mang lại doanh thu trực tiếp từ những người sales thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc vận hành và phát triển Công ty.

#3. Thúc đấy sự phát triển của nền kinh tế

4-vai-tro-quan-trong-nhat-cua-nghe-sales-4-min

Ngay sau khi người sales chốt được một hợp đồng mua bán với khách hàng, kết qủa đó giúp tạo công ăn việc làm cho rất nhiều đối tượng, thành phần liên quan.

Chẳng hạn nếu Công ty bạn làm trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa theo đơn đặt hàng.

Các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào lại có thêm việc để làm, cả một guồng quay dây chuyền sản xuất sẽ đi vào hoạt động và được vận hành bởi những người công nhân, kỹ sư, những đối tác đơn vị logistic hồ hởi có thêm các đơn hàng vận chuyển…

#4. Tạo đòn bẩy cho sự phát triển cá nhân

4-vai-tro-quan-trong-nhat-cua-nghe-sales-5-min

Bản thân nghề sales còn giúp cho chính bản thân những người làm nghề có nhiều cơ hội học hỏi, phát triển hơn nữa.

Thống kê thực tế cho thấy có hơn 80% lãnh đạo các Công ty đều có xuất thân từ nghề sales. Vì sales là một nghề có mức độ cạnh tranh khốc liệt và tốc độ đào thải nhanh nhất trong mọi Công ty.

Vậy nên những người làm sales luôn luôn phải xây dựng cho mình được một thái độ làm việc tích cực và không ngừng học hỏi, cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới nhất để có thể tồn tại và phát triển trong nghề.

Okay, hi vọng là sau những chia sẻ ngắn gọn bên trên thì bạn sẽ hiểu thêm đôi chút về nghề sales. Chúc các bạn thành công !

 CTV: Huấn Bùi – Blogchiasekienthuc.com