Cách mạng công nghiệp 4.0: Chuyển đổi số và Kinh tế số VN Update 01/2025

I. Chuyển đổi số & Kinh tế số Việt Nam

chuyen-doi-so-va-kinh-te-so-viet-nam (1)

#1. Bản chất, đặc trưng Cách mạng 4.0 & Chuyển đổi số (CĐS)

  • Phát triển và tích hợp công nghệ mới: Vật liệu, năng lượng, sinh học: đặc biệt đột phá IT (IoT. Cloud, Blockchain, AI), Robotics, 3-D Printing,…
  • Hạt nhân/cốt lõi: Số hóa + siêu kết nối + xử lý dữ liệu thông minh (Kết nối/ tương tác thực – “ảo”; Thế giới thực được phản ánh, xem xét và xử lý một cách “tinh tế”, “thông minh” theo tất cả các chiều cạnh không gian, thời gian và tốc độ.
  • Chuyển đổi số = sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi phương thức phát triển, cách sống, cách làm việc và quản lý vì sự phát triển bền vững, lấy con người làm trung tâm. Quá trình tất yếu, có tính cách mạng, dẫn dắt mạnh bởi thị trường.

#2. Kinh tế số: Đặc trưng và ý nghĩa

Y = Tech F(Data/dữ liệu, K, L, N)

Kinh tế số = Data-driven Economy. Từ ngữ then chốt đ/v sử dụng và phân bổ nguồn lực: thị trường (cạnh tranh; quyền sở hữu, thông tin); dữ liệu, tri thức & sáng tạo; hạ tầng (thị trường và can thiệp nhà nước thích hợp)

Nguồn lực quan trọng nhất: Dữ liệu & Tài năng (Con người; AI?) + Kết cấu hạ tầng (IT là “hạ tầng của hạ tầng”: Hạ tầng số & Hạ tầng truyền thống “thông minh” + Năng lượng (xanh; tái tạo; cung ứng đủ).

Cách thức vận hành sản xuất kinh doanh (“Thông minh hóa” SXKD; platform economy/ platform businesses; “Chia tách”/”unbundling” công đoạn SXKD “lần 1” đến đầu 1990s, “lần 2” từ 1990 đến 2015 và “lần 3” hiện nay (Kimura18).

Chi phí khớp nối B2B, B2C, C2C giảm mạnh => sự bùng nổ thương mại điện tử, dịch vụ thuê ngoài, và cùng với những nền tảng thích hợp cho kinh tế chia sẻ, Gig, P2P, quĩ cộng đồng,…)

Nền kinh tế: Firm-centered + Crowd-centered

Nhiều ngành nghề mới xuất hiện; khái niệm ngành truyền thống “mờ” đi (DN số); vai trò to lớn của AI: Chức năng tư duy của Người chuyển cho Thực Thể Khác Con Người, dù là do chính con người sáng tạo ra (Giá trị toàn cầu thu được từ AI ước đạt mốc 1,2 nghìn tỷ USD năm 2018, tăng 70% so với năm 2017).

chuyen-doi-so-va-kinh-te-so-viet-nam (3)

II. Bức tranh hồng & Thách thức đằng sau

#1. Qui mô và tốc độ kinh tế số

  • Đang gia tăng chóng mặt, nhất là ở châu Á-TBD.
  • “Kinh tế số không chỉ là tương lai của nền kinh tế chúng ta mà đang chính là một nền kinh tế” (Pangestu & Lovelock 2017).
  • Kỳ vọng CĐS tạo đột phá trong mở rộng qui mô, tăng cường hiệu quả phân bổ nguồn lực, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

… Song không đơn giản tự đến như vậy !

#2. 3 quan sát

Nhiều nước tăng trưởng kinh tế vẫn có xu hướng giảm dù “sáng tạo” & CĐS diễn ra mạnh mẽ (cả các nước OECD; TQ – thuyết “tăng trưởng tân cổ điển” có vẻ vẫn thắng thể thuyết “tăng trưởng nội sinh”).

“Nghịch lý năng suất” (Rotman 2018; APEC Policy Support Unit 2018): Nâng cấp công nghệ đã không đưa lại năng suất cao hơn (Tăng năng suất, đo theo TFP, ở hầu hết các nước giàu trên thế giới đều rất thấp kể từ năm 2004.

Ở khu vực APEC, năng suất LĐ tại cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển đều có xu hướng giảm trong giai đoạn 2000-2017 – Thời đại của Internet, Facebook, Google, điện thoại thông minh, và rộng hơn là CĐS…).

Chuyển đổi số (CĐS) doanh nghiệp là vấn đề “To be or not to be”. Thế nhưng, không phải “cứ biết, cứ hiểu là sẽ thắng lợi”.

Theo Tech Talk (2018), số dự án CĐS SỐ thất bại hoặc bị hủy bỏ khá phổ biến. Khảo sát toàn cầu của Fujitsu: Có tới 33% trong tổng số 1,625 lãnh đạo DN đã hủy bỏ ít nhất một dự án số trong vòng hai năm, với chi phí trung bình bỏ ra là 660.000 USD.

#3. Thách thức

“Thoát cũ”: Tư duy quen thuộc, lợi ích vốn có, chi phí chuyển đổi.

“Xây mới”: CĐS là một quá trình không chỉ bao gồm những phát triển mới của điều đã biết, mà còn chứa đựng nhiều điểm “kỳ dị” (singular points) với nhận thức, tư duy quen thuộc. CĐS thực sự là cuộc CM về thể chế. Một số đặc tính kinh tế số:

  • Bất đối xứng thông tin mang tính phổ biến (“dữ liệu lớn”, “tiếng ồn/noise” và khả năng xử lý giữa con người với máy móc; “khoảng cách số”) => “Thất bại thị trường”
  • Công nghiệp hóa việc học tập thông qua AI
  • “Người thắng cuộc lấy tất cả” => sự ra đời các “công ty siêu sao”.
  • Các hình thức trao đổi thương mại mới, song cách thức hạch toán truyền thống chưa nắm bắt được.
  • Rủi ro hệ thống do tính dễ bị tổn thương trong kết cấu hạ tầng thông tin.

Bốn thách thức chính sách trong CĐS, nhất là đối với kinh tế nền tảng (Makiyama 2019):

  • (1) chính sách cạnh tranh (như hiệu ứng mạng).
  • (2) chính sách “ngành” (phí tổn pháp lý, độc quyền tủ bên ngoài).
  • (3) chính sách tài khóa (xói mòn Cơ sở thuế; dịch chuyển lợi nhuận); nghĩa vụ pháp lý trung gian (bản quyền, quyền người tiêu dùng).
  • (4) quyền riêng tư.

Ngoài ra: Vấn đề tự do hóa thương mại (mod 3 và mod 4 dịch vụ B2B, B2C, C2C; Dịch chuyển LĐ & tài năng; TM điện tử và thanh toán điện tử qua biên giới; dịch chuyển dữ liệu tự do).

Năng lực (con người, bộ máy nhà nước, Công nghệ, tài chính,…)? Kỷ nguyên của tốc độ >< Bộ máy quản trị trì trệ, quan liêu => Cơ hội có thể bị chuyển hóa thành rủi ro, thách thức.

III. Việt Nam: Bài toán & Lời giải

chuyen-doi-so-va-kinh-te-so-viet-nam (1)

#1. Những cái VN đang có

1.1. Quyết tâm chính trị

  • VN đang cần đột phá phát triển với khát vọng “bắt kịp & tiển cùng thời đại”.
  • Chỉ thị số 16/CT-TTg, Chiến lược về CMCN 4.0 cùng Chiến lược Chuyển đổi số quốc gia được lồng ghép vào Chiến lược phát triển KT-XH 2021-2030 .
  • Ủy ban Quốc gia về CPĐT do Thủ tướng đứng đầu (“UBQG về CĐS”?)

1.2. Ít nhiều lợi thế (không ít tranh cãi?)

  • Lợi thế “người đi sau” (chi phí chuyển đổi ko quá lớn; “đi xe miễn phí” trong học hỏi nâng cấp – Tự tin song tránh ảo tưởng sức mạnh))
  • Nguồn nhân lực: Trẻ, thích ứng khá tốt IT (Trong lĩnh vực ICT, có gần 900.000 LĐ, trong đó có đáng kể kỹ sư về AI, khoa học dữ liệu, blockchain và Fintech cùng số người được cấp chứng chỉ IoT hàng đầu thế giới. Thiếu hụt vẫn lớn).

#2. Mục tiêu

  • Phản ánh khát vọng “bắt kịp & tiến cùng” thời đại.
  • Cụ thể, thiết thực, có thể đo lường/giám sát; so sánh quốc tế được.
  • Theo giai đoạn: Giai đoạn tạo nền tảng/hệ sinh thái (2020-2022); Giai đoạn tăng tốc (2023-2025), Giai đoạn CĐS toàn diện (2026-2030).
  • Kết quả cuối cùng: Tăng năng suất, “thu hẹp khoảng cách phát triển/Phát triển bao trùm”.

Lưu ý: Các KB đóng góp phát triển trên cơ sở tận dụng CM4.0 và/hay thúc đẩy CĐS còn rất khác biệt (MPI 2018; Cameron et al 2019).

#3. Các vấn đề nội dung tập trung xử lý

3.1. Xây dựng khung khổ pháp lý/ qui chế điều tiết

  • Xây dựng Nghị định về chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước; Luật Thông tin và Dữ liệu số.
  • Bổ sung, sửa đổi: Luật Cạnh tranh; Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Bảo vệ người tiêu dùng; Luật Thương mại và văn bản pháp luật liên quan (đảm bảo các mô hình kinh doanh mới cạnh tranh bình đẳng, minh bạch với nhau và với các mô hình kinh doanh truyền thống”).
  • Sử dụng “sand box” khi xuất hiện mô hình kinh doanh mới chưa có tiền lệ (cùng đánh giá, giải trình rõ, và nhanh chóng pháp lý hóa).
  • Xây dựng văn bản pháp lý (Nghị định) về định danh và xác thực điện tử cho cá nhân, tổ chức. Hoàn thiện Luật An toàn thông tin và Luật An ninh mạng.

3.2. Phát triển nguồn nhân lực

  • Cập nhật, tích hợp các nội dung công nghệ, CĐS vào cải cách Giáo dục đào tạo (Đưa khoa học dữ liệu, AI, IoT, Blockchain, … vào chương trình giảng dạy đại học, cao đẳng..; đưa STEM cùng nâng cao giáo dục kỹ năng mềm vào chương trình giảng dạy bậc học phổ thông).
  • Xây dựng các khóa học đại trà trực tuyến về công nghệ (Cách mạng 4.0 và chuyển đổi số), cung cấp trên web và các thiết bị di động với chi phí hợp lý.
  • Xây dựng lực lượng tinh hoa về công nghệ số, AI; thu hút nhân tài gắn với kết nối tài năng, tri thức trên khắp thế giới (nhất là người Việt).
  • Đào tạo lại kỹ năng cho cán bộ, công chức bộ máy Nhà nước

3.3 Hoàn thiện kết cấu hạ tầng

  • Xây dựng hạ tầng số, bao gồm: hạ tầng viễn thông chất lượng cao; hạ tầng dữ liệu (6 Cơ sở dữ liệu ưu tiên, tiêu chí & qui định, kết nối và chia sẻ dữ liệu, xác định & tạo lập nguồn dữ liệu mở; khai thác hiệu quả nguồn dữ liệu đang có, đông thời xây dựng CSDL quốc gia các ngành, lĩnh vực); hạ tầng thiết bị và hạ tầng ứng dụng.
  • Xây dựng các nền tảng (platforms) phục vụ chuyển đổi số của các tổ chức, doanh nghiệp, người dân.
  • Tích hợp kết nối hạ tầng truyền thống với hạ tầng số; gắn qui hoạch tổng thể về phát triển năng lượng với CĐS.

3.4. Thúc đẩy sáng tạo

Lựa chọn phát triển công nghệ có lợi thế và tác động lan tỏa cao như: AI; IoT & sensors, 5G/KG và Công nghệ vật thể di động-moving objects); “Thành phố thông minh” cũng là một “sản phẩm” thúc đẩy sáng tạo, CĐS.

Xây dựng một số Trung tâm sáng tạo quốc gia, Trung tâm AI với thể chế vượt trội, Cơ bản do doanh nghiệp dẫn dắt.

Phát triển lực lượng DN Công nghệ, thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số và sáng tạo, thông qua:

  • Xây dựng chính sách hỗ trợ tài chính trực tiếp và gián tiếp phù hợp (thuế thu nhập cho LĐ kỹ năng cao; thuế cho chi phí R&D; tạo thuận lợi tiếp cận vốn cho DN có sán tạo được chứng thực).
  • “Hỗ trợ người thắng cuộc” qua kết quả thị trường phản ánh chứ không phải “lựa chọn người thắng cuộc”. Những công ty/tập đoàn tốt có thể nhận các đơn đặt hàng R&D của Nhà nước qua quá trình đánh giá, thẩm định có tính cạnh tranh và đo lường được.
  • Thiếp lập và triển khai thực hiện chương trình đào tạo AI, công nghệ số cho SMEs (!! kinh nghiệm Đài Loan).
  • Xử lý 3 điểm nghẽn đối với startups:
    • (1) Rà soát, sửa đổi thể chế về đầu tư mạo hiểm, đầu tư thiên thần theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho các hoạt động gọi vốn, mua cổ phần, mua bán sáp nhập doanh nghiệp, rút vốn.
    • (2) Hoàn thiện các dịch vụ hỗ trợ startups trong hệ sinh thái khởi nghiệp.
    • (3) Phát triển doanh nghiệp khởi nguồn (spin-off) tại các trường đại học, viện nghiên cứu….

IV. Thay cho lời kết

Với Cách mạng công nghiệp 4.0 & Chuyển đổi số, nguồn lực, nguyên lý vận hành, phương thức sản xuất đang có những thay đổi về chất. Chuyển đổi số có tính tất yếu, là yêu cầu tự thân của cả nền kinh tế và doanh nghiệp.

CĐS là một tiến trình đầy thách thức, không có đáp án sẵn đối với mọi nền kinh tế và doanh nghiệp..

Có ba bài học lớn cho thành công trong CĐS doanh nghiệp và cũng đáng ngẫm cho CĐS cả nền kinh tế:

  • Một là “nghĩ lớn, làm cụ thể”, quyết liệt từ việc “nhỏ”, có tính lan tỏa cao.
  • Hai là “gắn bó chuyển đổi số với chiến lược phát triển doanh nghiệp”.
  • Ba là “lãnh đạo phải đi tiên phong”

Tham khảo thêm bài viết: Cách mạng 4.0 là gì? nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam?

chuyen-doi-so-va-kinh-te-so-viet-nam (2)