Chứng nhận Play Protect trên smartphone Andorid là gì? Update 01/2025

Các máy Android của Google thường sẽ có một chứng nhận Play Protect. Và đa số các máy khi được bán ra đều có chứng nhận này cả, vậy nên chúng ta chẳng mấy ai để ý đến nó.

Một câu hỏi đặt ra là một thiết bị Android không có chứng nhận Play Protect sẽ như thếnào? nó có ảnh hưởng gì trong quá trình sử dụng hay không?

#1. Chứng nhận Play Protect là gì?

Hiểu nôm na thì đây là một chứng nhận về phần mềm của Google cho các hãng và ODM smartphone Android về độ chuẩn của một bản rom Android.

NOTE: ODM là viết tắt của cụm từ Original Design Manufacturing, đây là khái niệm để chỉ các công ty, công xưởng đảm nhiệm việc thiết kế, xây dựng các sản phẩm theo yêu cầu.

Trên trang web hỗ trợ của Google, họ có ghi. Các thiết bị được Play Protect chứng nhận:

  • Bao gồm ứng dụng độc quyền theo giấy phép của Google.
  • Đã vượt qua quy trình kiểm tra tính tương thích với Android.

Chỉ các thiết bị được Play Protect chứng nhận mới đủ điều kiện để tích hợp các ứng dụng của Google, như ứng dụng cửa hàng Google Play.

Điều đó có nghĩa là một chiếc máy không có chứng nhận thì sẽ không có Google Mobile Service, như kiểu Huawei bây giờ ấy.

Khi một OEM hay ODM làm rom, họ chỉ cần lấy Android về từ AOSP (mã nguồn mở của Android), tùy biến và đem lên máy. Nhưng không phải cứ như vậy là họ sẽ có một bản rom hoàn chỉnh. Google Mobile Service (GMB) có mã nguồn đóng.

Họ sẽ cần phải có chứng nhận Play Protect từ Google bằng việc gửi rom lên cho Google công nhận thì mới dùng được GMS.

Hoặc ít nhất là họ phải có một số thỏa thuận khác với Google để có thể sử dụng được GMS trên rom chưa chứng nhận.

Google sẽ cần phải thử nghiệm để đảm bảo Rom đó tùy biến đủ tốt, đặt giới hạn cho người dùng vừa đủ và đủ khả năng tương thích hay hoạt động mượt mà với các APP cung cấp bởi Google Play, trước khi cấp chứng nhận cho Rom.

Đó là lý do mà các cộng đồng Rom thiết bị hầu hết sẽ không có chứng nhận này.

chung-nhan-play-protect-tren-smartphone-andorid-la-gi (2)

#2. Tác hại khi sử dụng thiết bị không có chứng nhận Play Protect?

Hiện tại thì các máy của Bphone chưa có chứng nhận này, một số máy của các hãng lớn khi ra mắt cũng thi thoảng gặp vấn đề này.

Vậy một câu hỏi đặt ra là một chiếc máy không có Play Protect thì có vấn đề gì không? Vâng, theo Google thì:

  • Nếu thiết bị của bạn chưa được Play Protect chứng nhận, Google sẽ không có bản lưu kết quả kiểm tra tính tương thích với Android.

Xin lưu ý rằng:

  • Các thiết bị chưa được Play Protect chứng nhận có thể không an toàn.
  • Các thiết bị chưa được Play Protect chứng nhận có thể không nhận được bản cập nhật ứng dụng hoặc bản cập nhật hệ thống dành cho Android.
  • Những ứng dụng của Google trên các thiết bị chưa được Play Protect chứng nhận sẽ không được cấp phép và có thể không phải là ứng dụng thực của Google.
  • Các ứng dụng và tính năng trên thiết bị chưa được Play Protect chứng nhận có thể hoạt động không chính xác.
  • Dữ liệu trên các thiết bị chưa được Play Protect chứng nhận có thể không sao lưu an toàn.

Nói tóm lại: Nếu máy bạn đang sử dụng Android phake, bạn có thể sẽ gặp phải các vấn đề bảo mật và một số vấn đề trong quá trình sử dụng mà Google sẽ không chịu trách nhiệm.

Ví dụ: Một smartphone có rất nhiều ứng dụng Bloatware, chúng nhiều khả năng sẽ gây hại cho máy bạn nếu không qua chứng nhận Play Protect. Thực tế là đã có khá nhiều cáo buộc liên quan đến việc này trên smartphone Tàu rồi.

chung-nhan-play-protect-tren-smartphone-andorid-la-gi (1)

Cụ thể hơn: Máy bạn sẽ gần như không thể làm được điều gì, chỉ cần Google nổi hứng “sờ gáy” máy bạn. Có nhiều ứng dụng trên Play Store yêu cầu có chứng chỉ này thì mới có thể hoạt động được, đặc biệt là Netflix.

Hiện tại, nhiều hãng có thể cài GMS trên thiết bị của mình mà không cần thông qua một chứng chỉ, thỏa thuận hay hợp đồng nào với Google cả.

Những máy đó vẫn đem lại tiền từ quảng cáo cho Google, nhưng lượng tiền từ cả cộng đồng Rom phake đó đem lại cho họ không là gì cả.

Trong khi đó, Google còn có thể bị mang tiếng là quản lý không chặt chẽ các bên thứ 3 (bên cung cấp APP hay content) cho bộ dịch vụ của mình nữa. Đó là lý do mà họ không ngần ngại bóp chết những chiếc Rom đang chạy này.

Mới đây, XDA Forum đã phân tích 2 APP là Google Duo mà Google Messages, phát hiện rằng 2 APP này sẽ không hỗ trợ cho các máy không có chứng chỉ trong thời gian sắp tới.

Vậy nếu họ thật sự làm điều này với các APP còn lại của GMS thì sao? Vâng, tất nhiên là máy của bạn sẽ chết hẳn, không hơn cục gạch là mấy.

Những hãng không có GMS thường là những hãng nhỏ, không có chỗ đứng, muốn ăn dày trong khâu làm phần mềm, chứ chắc cũng chả hãng nào trong số đó dám đứng ra tạo một hệ điều hành khác đối đầu với Android đâu.

Tức là nếu máy bạn không phải Huawei chạy HarmonyOS để có thể sử dụng Huawei Mobile Service, hay là iOS không phụ thuộc vào Android thì máy bạn sẽ thiếu đi những thứ cơ bản nhất của một chiếc smartphone: Ví dụ kho APP, Youtube, dịch vụ thông báo, Gmail ….

chung-nhan-play-protect-tren-smartphone-andorid-la-gi (1)

#3. Kết luận

Nói tóm lại, nếu thiết bị của bạn thiếu chứng nhận Play Protect thì sự sống còn của chiếc máy sẽ phụ thuộc vào Google, và bạn cũng đang tự đặt mình vào rất nhiều những nguy cơ bị tấn công bảo mật.

Vì vậy, một lời khuyên dành cho bạn đó là hãy chọn những máy của hãng lớn mà mua nhé. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn, chúc bạn thành công !

Đọc thêm:

CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com