Deepfake giúp bạn “tự sướng”, nhưng là mặt trái của công nghệ 4.0 Update 01/2025

Ghép ảnh selfie tự sướng với app Camera 360 xưa rồi, nay chỉ với vài thao tác của ứng dụng chạy trên nền tảng Android, iOS, Web, Windows như là Reface, Deepfakes web β, DeepFaceLab hay app ZAO “gây bão” của Trung Quốc mới đây thì bạn sẽ có ngay ngoại hình của một người nổi tiếng.

Bạn sẽ có mặt trong những cảnh quay nóng bỏng nhất của chiến trường Game of Thrones hay là các bom tấn khác của Mỹ, Nhật, Thái, hoặc là Hàn…

deepfake-co-the-la-mat-trai-cua-cong-nghe-4-0 (3)

#1. “Tự sướng deepfake” là bề nổi của công nghệ

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong thời đại 4.0, Trí tuệ nhân tạo AI là sự hỗ trợ đắc lực cho ngành công nghiệp biên tập ảnh, video, hay nói nôm na là AI sẽ “học” khuôn mặt của bạn rồi “học” luôn khuôn mặt được chỉ định trong video..

=> Sau đó sẽ tiến hành ghép vào nhau, bạn sẽ không phải căn chỉnh từng khung ảnh/frame rồi điều chỉnh màu sắc, hay cân bằng ánh sáng,… một cách thủ công và mất thời gian nữa.

deepfake-co-the-la-mat-trai-cua-cong-nghe-4-0 (5)

App ZAO của nhà phát triển MoMo từ Trung Quốc (không phải ví điện tử MoMo của Việt Nam nha các bạn – đừng hiểu lầm) được xem là “ông tổ” của ngành tự sướng deepfake.

Bởi nó là một trong những ứng dụng đầu tiên áp dụng thành công công nghệ này, đi kèm theo đó là thư viện rất phong phú và khả năng xử lý đối tượng cực kỳ chính xác,…

Cũng chính vì vậy mà mình xin lấy app ZAO làm tiêu điểm trong bài viết này để bày tỏ quan điểm về những mặt tích cực, cũng như tiêu cực của công nghệ, ZAO sẽ đại diện cho các ứng dụng deepfake còn lại. OK !

App ZAO là một trong những ứng dụng iPhone/ Android giúp bạn có mặt trong những bức ảnh của người nổi tiếng, những đoạn clip phim bom tấn, chương trình TV,…

Thực ra mà nói thì deepfake là một sản phẩm sáng tạo được ra đời nhờ các công nghệ AI như “học máy” machine learning, neural network,… hay các thuật toán có độ phức tạp tương đương.

Mục đích ban đầu của AI là giúp giải quyết những thuật toán vô cùng phức tạp trên những phần cứng hạn chế, nó sẽ giải quyết những vấn đề mang tính nhân loại như: nghiên cứu ung thư, vắc-xin, điều khiển tàu vũ trụ, IoT,…

Ví dụ gần gũi nhất để các bạn dễ hình dung deepfake/face-swapping hoạt động đó là khi xem bộ phim Fast & Furious 7. Diễn viên Paul Walker đã chết nhưng vẫn có mặt được trong phim này là nhờ công nghệ CGI tái tạo lại khuôn mặt.

deepfake-co-the-la-mat-trai-cua-cong-nghe-4-0 (1)

#2. Deepfake và nguy cơ giả mạo thông tin

Tuy nhiên, một số bộ phận người dùng trí thức đã nhận ra nguy cơ mà công nghệ deepfake này có thể bị lợi dụng.

Khi đăng kí làm thành viên của ứng dụng ZAO, trong phần thỏa thuận người dùng có chỉ rõ rằng công ty này sẽ có toàn bộ quyền lên mọi dữ liệu người dùng đăng tải lên và tạo ra trong ứng dụng.

=> Sau đó thì những nhà phát triển của công ty có thể dùng những dữ liệu này để xử lý hoặc tiếp thị, quảng cáo các thứ…

Nếu dữ liệu này bị chia sẻ công khai hoặc bị bán cho bên thứ 3 thì rất có thể nó được dùng để tạo ra những bức ảnh/đoạn video theo ý muốn của kẻ xấu nhằm mục đích bôi nhọ, tống tiền thân chủ..

Bạn thử tượng tượng mà xem, khi bạn bị ghép vào một video nóng rồi bị tung lên mạng => lúc đấy xem bạn có sống yên ổn được không?

deepfake-co-the-la-mat-trai-cua-cong-nghe-4-0 (2)

Thường thì đa số người dùng phổ thông không quan tâm đến việc dữ liệu của mình bị sử dụng như thế nào, bởi ứng dụng này quá tuyệt vời, ta chỉ việc upload một vài bức ảnh selfie từ các góc mặt khác nhau => rồi tải kèm hình/hoặc đoạn video mà bạn muốn ghép mặt vào là có thể nhận ngay kết quả.

Thích không? Đương nhiên là phê chứ :))

Ngoài ra, ứng dụng còn có một thư viện đồ sộ các video kinh điển để bạn có thể ngay lập tức trở thành một phần của lịch sử, khi được hóa thân vào Tam Quốc, hay là siêu anh hùng của Marvel cứu vũ trụ…

Sau khi bị đông đảo người dùng chỉ trích vì điều khoản vô lý này thì công ty đã xin lỗi và gỡ bỏ quy định tùy ý sử dụng dữ liệu người dùng, nay dữ liệu này chỉ nhằm mục đích cải thiện chức năng của ứng dụng.

Nguyên văn đoạn giải trình đăng trên tài khoản Weibo của công ty như sau:

We fully understand your concerns about privacy issues. The questions you have raised have been received, and we will change it in a place that is not well-considered. It will take some time.

Mặc dù thế, các mạng xã hội vẫn dè chừng hoặc đơn giản là muốn đánh bóng tên tuổi của họ bằng việc “coi trọng dữ liệu riêng tư của người dùng” khi WeChat – một mạng xã hội/ một ứng dụng chat quốc dân lập tức hạn chế việc phổ biến ứng dụng ZAO trên nền tảng của họ.

Có nghĩa là người dùng WeChat vẫn có thể upload video được tạo ra bởi ZAO, nhưng họ không thể gửi link mời đăng ký hoặc là tải về ứng dụng này trên mạng xã hội WeChat được nữa.

Tóm lại, những thứ liên quan đến ứng dụng ZAO được WeChat cảnh báo với những từ ngữ rất hoa mỹ, nguyên văn lời cảnh báo như sau:

This web page has been reported multiple times and contains security risks. To maintain a safe online environment, access to this page has been blocked.

Hơn thế nữa, Trung tâm nghiên cứu Thương mại điện tử Trung Quốc China’s E-Commerce Research Center còn nâng tầm vấn đề lên mức hình sự hóa.

Họ đã nhờ các nhà chức trách vào cuộc để điều tra việc liệu ứng dụng ZAO có vi phạm các điều luật và tiêu chuẩn dân tộc hay không:

“Violates certain laws and standards set by the nation and the industry.

deepfake-co-the-la-mat-trai-cua-cong-nghe-4-0 (4)

Ứng dụng ZAO hiện đang miễn phí nhưng chỉ có mặt ở AppStore khu vực Trung Quốc mà thôi, bạn cần thay đổi khu vực của Store thì mới có thể tải được app này nhé, anh em Android thì thoải mái tải ở Google Play.

Nếu app này bị xóa ở Store thì bạn vẫn có thể “sideload” file IPA hay APK từ trang chủ https://zaodownload.com/ cho iOS/Android để cài đặt tự do hơn !

#3. Tổng kết

Đọc thêm:

Nói chung là bây giờ, ngành công nghiệp mỹ phẩm và “tự sướng” là miếng bánh quá lớn, do vậy các nhà phát triển đang và sẽ cho ra đời nhiều ứng dụng ăn theo công nghệ face-swapping/deepfake kiểu này.

Mà gần đây nhất phải kể đến là ứng dụng FaceApp đã gây bão với hàng triệu lượt tải về, một ứng dụng giúp làm đẹp ảnh bằng công nghệ AI và giúp bạn đú trend “chia sẻ ảnh lúc về già” một cách dễ dàng.

Điều đáng quan tâm là ứng dụng này cũng bị kiện cáo vì quyền riêng tư lập lờ, rồi sau đó cũng phải sửa điều khoản và cho phép người dùng xóa ảnh hoàn toàn nếu họ muốn.

Vấn đề riêng tư trên không gian mạng thời buổi 4.0 là rất đáng báo động các bạn ạ, các vụ công ty chủ động bán thông tin người dùng nhan nhản thì mình không nói làm gì, riêng những vụ thông tin người dùng bị hack rồi bị sử dụng ngầm trong một thời gian dài mới động trời !

Nước ngoài họ quan tâm đến quyền riêng như vậy đấy, còn Việt Nam mình thì sao, “Privacy Policy” ư? có-ăn-được-không? Tôi có dữ liệu gì quan trọng đâu mà sợ!!! Vậy đấy ●﹏●

CTV: Dương Minh Thắng – Blogchiasekienthuc.com