Như các bạn cũng đã biết thì iOS và Android là 2 hệ điều hành di động được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay. Với độ lớn mạnh và thời gian phát triển lâu dài thì hai hệ điều hành này có thể nói là độc tôn trên các thiết bị thông minh.
Nó lớn mạnh tới mức mà các hệ điều hành khác như Windows Phone – một OS của Microsoft và TizenOS – một hệ điều hành của Samsung hoàn toàn không thể có chỗ đứng trên thị trường, và kết quả thì bạn đã biết rồi đấy – nó đã biến mất một cách đầy nuối tiếc.
Và đã từ rất lâu rồi, cả 2 hệ điều hành này đã và đang đối đầu nhau trên nhiều khía cạnh. Nhưng có nhiều ý kiến khách quan hoặc quá cũ khi so sánh hai hệ điều hành này đã ăn sâu vào tư tưởng, vào tiềm thức của nhiều người dùng, nên trong bài viết này mình sẽ đính chính lại những sai lầm đó của các bạn.
Đọc thêm:
- Lý do iFan rất đông và nguy hiểm ?
- Apple đã phô diễn những gì trong sự kiện WWDC 2019 ?
- Phân tích các xu hướng của Smartphone hiện nay [Phần 1]
#1. iOS bảo mật hơn Android ?
Câu trả lời: KHÔNG !
Android là hệ điều hành mã nguồn mở, nhưng không phải muốn là mở. Mở tức là việc lập trình Android và các App cho nền tảng này sẽ được tham gia bởi nhiều bên khác nhau, và điều này không phải vấn đề chính.
Ở đây mình không bàn tới bảo mật lớp ngoài, vì nó phụ thuộc sự tùy biến hệ điều hành của từng hãng. Cái bảo mật mình muốn nói tới ở đây là khả năng bị xâm nhập từ bên ngoài, và thiệt hại mà nó gây ra.
Gần như toàn bộ rủi ro bảo mật của hai OS này là do ứng dụng bên thứ 3. Cả 2 máy tuyệt nhiên không thể bị xâm nhập nếu như không cài chúng.
Nhưng trên Android, việc cài ứng dụng bên thứ 3 dường như rất dễ dàng khi chỉ cần bật lựa chọn Không rõ nguồn gốc
từ cài đặt của điện thoại, và rồi bạn có thể cài đặt bất cứ thứ gì ngoài CH Play.
Còn với hệ điều hành iOS, để cài một ứng dụng bên ngoài, bạn cần cấp chứng chỉ tin cậy cho hàng loạt nhà phát triển phần mềm ấy. Điều đó gây phiền toái khá lớn trong quá trình cài đặt, thậm chí phải xác minh lại chứng chỉ sau một thời gian sử dụng.
Những ứng dụng bên thứ 3 này, có thể là Malware đào tiền ảo làm chậm thiết bị, đánh cắp thông tin hoặc đơn giản là chỉ Pop-up quảng cáo,…. mục tiêu hướng đến chủ yếu là hệ điều hành Android vì nó có khả năng tùy biến và có thể truy cập vào hệ thống sâu hơn iOS.
Nhưng đâu phải iOS không có lỗ hổng ? Nhiều lần các iDevice đã treo do video lạ hay do tin nhắn kí tự đặc biệt, thậm chí có máy không thể khởi động lại được nữa.
#2. iOS luôn mượt hơn Android
ĐÚNG ! nhưng không phải với tất cả !
Như mình đã nhắc tới ở bài viết về Google và Huawei, Google sẽ cung cấp cho các hãng một hệ điều hành Android sạch và mới nhất, hay còn gọi là Android gốc, và hỗ trợ các hãng đó tùy biến, xào nấu và đưa lên thiết bị của họ.
Chính vì sự tùy biến quá sâu và quá nhiều nhưng không tối ưu của nhiều hãng nên Android sẽ xảy ra giật, lag sau một thời gian sử dụng.
Vậy ý mình muốn nói ở đây là gì ?
Vâng ! bản thân Android không lag và không chậm hơn iOS như bạn vẫn thường nghĩ, mà nguyên nhân chính là do các hãng đã tùy biến quá sâu.
Và trên thực tế, việc ảnh hưởng đến trải nghiệm của Android còn do người dùng không biết quản lí dữ liệu, làm máy hay bị tràn Ram. Trong những bài so sánh thực tế thì hệ điều hành Android gốc luôn cho trải nghiệm tương đương iOS.
Còn nếu bạn muốn trải nghiệm hệ điều hành Android mượt mà thì hãy tìm tới những chiếc máy chạy Android gốc, ví dụ như Google Pixel hay các máy thuộc dự án Android One của Google, hoặc những hệ điều hành ít tùy biến như Sony chẳng hạn.
#3. Kho ứng dụng App Store hay CH Play tốt hơn ?
Cái này tùy người dùng thôi !
Đây là 2 kho ứng dụng của iOS và Android, cũng chính là thứ cốt lõi tạo nên sự sống của 2 OS này, và là cái chết của hàng loạt các OS khác khi không có cho mình một kho ứng dụng đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
Kho App ứng dụng của iOS không đa dạng như Android do hạn chế về OS, nhưng do đó cũng được kiểm tra kĩ lưỡng hơn để không phát sinh các vấn đề bảo mật.
Còn trên CHplay của Android thì có quá nhiều các nội dung nhái lại nhau, gây loãng cả Store. Thậm chí còn có nhiều App chất lượng kém hay độc hại với người dùng.
Nói chung là App được đăng tải lên App Store của Apple được kiểm duyệt kỹ lưỡng hơn nên các App thường rất chất lượng, và rủi ro về bảo mật gần như là không có. Còn trên CHplay thì cũng có rất nhiều App chất lượng, tuy nhiên số lượng App vô tích sự thì cũng không kém.
#4. Tính riêng tư cá nhân
Bên nào hơn thì chả ai biết được !
Tính riêng tư ở đây là hãng sẽ làm gì với những thông tin cá nhân và dữ liệu sử dụng ta cung cấp, như tài khoản, mật khẩu, ảnh chụp cá nhân, lịch sử web, lịch sử hoạt động….
Mỗi khi kích hoạt máy mới lên, luôn có một hàng dài những chính sách và điều khoản chúng ta cần phải chú ý, nhưng hầu như ai cũng bỏ qua. Trong đó, hãng cam kết tôn trọng quyền riêng tư của người dùng, hãng nào chả thế.
Nhưng một vài năm gần đây có tin đồn là các smartphone của Trung Quốc đã gửi dữ liệu người dùng về nước, và đương nhiên, chúng chạy Android. Nhưng chưa hãng nào lên tiến nhận trách nhiệm về mình cả.
Mới gần đây, HMD đẽ lên tiếng xác nhận máy Nokia 7 Plus của mình bí mật gửi dữ liệu cá nhân vè Trung Quốc, mặc dù hãng xuất phát từ Phần Lan. Và chả ai biết được các hãng còn lại, kể cả iOS của Apple, có làm như thế với dữ liệu của chúng ta hay không.
#5. Lời kết
Trên đây là những nhận định của riêng mình về 2 hệ điều hành iOS và Android. Nếu bài viết có thiếu sót gì, hay bạn không đồng ý với quan điểm nào ở trên thì bạn hãy comment ở dưới để mình cùng thảo luận nhé.
Hi vọng bài viết có ích cho các bạn !
CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com