Kinh nghiệm tự xây dựng máy tính chơi Game (10 triệu – 20 triệu) Update 01/2025

Trong bài viết trước thì mình đã trình bày rất chi tiết cho các bạn các ưu và nhược điểm của máy tính đồng bộ so với máy tính tự build rồi, và sau khi đọc xong bài viết đó thì mình nghĩ là bạn đã có một quyết định cho riêng mình rồi đúng không ?

Vâng ! nếu như quyết định cuối cùng của bạn là tự build case theo ý thích của mình thì đây sẽ là bài viết dành cho bạn. Trong bài viết này mình sẽ tổng hợp lại một số kinh nghiệm build case cũng như một số cấu hình tốt so với giá tiền mà bạn bỏ ra để xây dựng một case chơi game.

Đọc thêm:

I. Kinh nghiệm Build Case máy tính PC

build-case-may-tinh-choi-game-1
Build Case máy tính chơi Game

Trước khi Build case máy tính thì bạn cần phải xác định trước những yếu tố như sau:

– Bước 1: Bạn sẽ bỏ ra bao nhiêu tiền để xây dựng case.

– Bước 2: Mục đích Build case là gì ? Làm máy văn phòng, chơi game hay làm đồ họa ?

– Bước 3: Bạn đã có sẵn những linh kiện gì rồi ? Ví dụ như bạn đã có chuột, bàn phím hay có sẵn 1 cái ổ cứng SSD rồi thì có thể tận dụng và bỏ bớt chi phí cho việc build case.

– Bước 4: Một kiến thức không thể thiếu đó là bạn cần biết phải mua những linh kiện gì để có thể tự xây dựng được một chiếc máy tính hoàn chỉnh. Bạn hãy đọc qua bài viết này trước: Cấu tạo của máy tính bao gồm những bộ phận nào ?

– Bước 5: Sau khi đã biết cần phải mua những gì rồi thì bây giờ bạn sẽ tiếp tục đi đến một lựa chọn khó khăn hơn, nó đòi hỏi bạn phải bỏ thời gian ra để tìm hiểu, nghiên cứu…đánh giá xem linh kiện nào là rẻ nhất nhưng lại phải là tốt nhất so với giá tiền, không bị mua hớ và lỗi thời.

+ Có 2 thành phần cực kỳ quan trọng cho một chiếc máy tính chơi game đó là CPUVGA. Có rất nhiều lựa chọn cho bạn, tuy nhiên để có thể so sánh hiệu năng giữa các hãng, giữa các phiên bản thì không phải ai cũng cũng biết đâu nhé. Mình sẽ chia sẻ cho các bạn 2 trang so sánh hiệu năng cực hay:

Note: Thế hệ CPU Socket 1155 của Intel có 4 loại bo mạch chủ hỗ trợ đó là H61, B75, H77, Z77

  • H61: Dòng bo mạch chủ phù hợp với đối tượng phổ thông nhất, nó chỉ có 2 khe RAM, không có giao tiếp USB 3.0 và SATA3 6Gb/s (các main H61 có cổng này đều dùng chip chuyển). Linh kiện thiết kế cho các CPU từ Core i3 trở xuống, một số main linh kiện tốt có thể cắm đến Core i5.
  • B75: Mainboard này phù hợp với đa số người dùng: 4 khe RAM, 1 cổng SATA3 6Gb/s, 4 cổng USB 3.0, giao tiếp PCI-Express 3.0 mới nhất. Linh kiện thường thiết kế phù hợp cắm CPU từ Core i5 trở xuống.
  • H77: Mainboard H77 so với B75 có thêm 1 cổng SATA3 6Gb/s, tính năng Quick Sync (convert video cực nhanh bằng iGPU), RAID nhiều ổ cứng. Linh kiện thiết kế gắn được Core i7.
  • Z77: so với H77 thêm tính năng ép xung các CPU dòng K.

1. Kinh nghiệm lựa chọn màn hình khi Build Case

Lựa chọn màn hình thích hợp, phù hợp với túi tiền của bạn. Đối với máy tính chơi Game thì màn hình càng to thì chơi càng phê, nhưng ngược lại hệ thống sẽ phải xử lý nhiều hơn, khung hình kém hơn. Và sau đây là một vài lưu ý cho bạn khi chọn mua màn hình.

  • Kích thước & độ phân giải: Càng cao thì càng tốt.
  • Độ tương phản động: Cái này không cần quan tâm lắm.
  • Độ tương phản tĩnh: Thông số này càng cao thì càng tốt.
  • Thời gian đáp ứng (ms): Thông số này càng nhỏ thì càng tốt nhé.
  • Dải màu: Thông số này càng cao càng tốt.
  • Góc nhìn: Thông số này càng cao càng tốt.

Nếu như bạn chuyên làm về đồ họa thì mình khuyên bạn nên mua màn hình của hãng DELL, vì chất lượng hình ảnh cho ra rất đẹp và chuẩn.

2. Lựa chọn Mainboard cho Case

Lựa chọn Mainboard (bo mạch chủ) phù hợp: Theo mình nếu chiến Game thì cứ main MSI, Gygabyte hoặc ASUS mà táng thôi ?

Còn nữa, khi bạn chọn Mainboard thì bạn nên chọn những loại mà có khả năng nâng cấp về sau này. Vì thường thì khi chúng ta mới bắt đầu build case, bạn sẽ không có đủ tiền để mua ngay các linh kiện có cấu hình cao (trừ các đại gia thì không nói làm gì), chính vì thế bạn hãy lựa chọn các Mainboard có khả năng nâng cấp trong tương lai nhé.

3. Kinh nghiệm lựa chọn RAM khi tự Build Case

Ram: Ram máy tính để chơi Game thì bạn cứ mua tầm 8 – 16 GB cho thỏa mái.

Tuy nhiên, một kinh nghiệm mua RAM đó là bạn nên sử dụng 2 thanh RAM giống hệt nhau sẽ tốt hơn. Ví dụ bạn dự định mua 8GB RAM, thì thay vì mua 1 thanh 8GB, bạn hãy mua 2 thanh 4 GB sẽ mạnh mẽ hơn, bạn nên chạy Dual RAM cho máy tính của mình.

Giá RAM hiện tại cũng khá đắt, hôm trước mình mới mua 1 thanh RAM 8GB cho con Laptop của mình, rơi vào gần 2 củ rồi. Loại tốt hơn thì còn hơn thế nữa !

4. Lựa chọn nguồn (PSU)

PSU (nguồn máy tính): Bạn đừng coi thường nhé, nguồn máy tính được coi là trái tim của cả bộ máy đó. Nếu như nguồn mà yếu hoặc chập chờn thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các thành phần khác trong máy tính. Thông thường chúng ta nên mua nguồn từ 400W – 600W tùy thuộc vào các linh kiện mà bạn xác định lắp ráp cũng như nâng cấp về sau này. Bạn có thể đọc thêm bài viết: Nên chọn mua nguồn máy tính (PSU) của hãng nào là tốt nhất ?

Nên ưu tiên các bộ nguồn có mác 80plus ( đảm bảo hiệu năng thực > 80% so với thông số, ví dụ nguồn 500W thì hiệu suất thực tối thiểu của nó là 400W). Hạn chế mua các nguồn No Name, không rõ nguồn gốc xuất sứ nhé.

5. Kinh nghiệm lựa chọn ổ cứng khi Buil Case chơi Game

Ổ cứng: Nếu như có điều kiện thì bạn nên mua 2 loại, 1 ổ cứng SSD dung lượng khoảng 120 GB để chứa hệ điều hành. Và 1 ổ cứng HDD (500GB – 1TB) để lưu trữ dữ liệu.

Còn tất nhiên, nếu bạn có điều kiện thì mua nguyên cái ổ cứng SSD có dung lương lớn thì không còn gì tuyệt vời hơn rồi.

6. Kinh nghiệm lựa chọn Card màn hình

Bạn cần xác định mục đích của việc Buid Case trước đã, nếu bạn thường xuyên sử dụng các phần mềm đồ họa như Adobe, Autodesk thì bạn nên lựa chọn hãng Nvidia.

  • Chọn Card GeFoce của NVIDIA hoặc là Card Radeon của AMD: Nếu như bạn thường chơi các Game nặng.
  • Chọn Card Quadro của NVIDIA: Nếu như nhu cầu sử dụng máy tính của bạn là thiết kế đồ họa hay làm phim, Render Video….
  • Nếu bạn thường xuyên Render Video thì lựa chọn card AMD cũng là một lựa chọn sáng suất.

Bạn có thể tham khảo bảng xếp hạng của Card màn hình theo tiêu chí Gaming do trang Tomshardware tổng kết tại đây nhé !

7. Tản nhiệt cho máy tính

Nếu bạn sử dụng nhiều và hoạt động liên tục. Ép xung hay là chạy Dual Card thì bạn nên đầu tư thêm tản nhiều nước (nếu có điều kiện), còn không thì cứ tản nhiệt bằng cánh quạt theo truyền thống thôi ?

8. Thùng Case

Thùng Case: Cái này thì tùy thuộc vào khả năng tài chính của bạn, nó cũng tương đối rẻ nên bạn có thể linh hoạt trong việc mua hơn. Nhưng cần lưu ý những điểm sau:

  • Khối lượng của thùng Case: Thùng càng nặng thì sẽ càng ít bị rung.
  • Đế cao su của thùng là loại chống rung hay không.
  • Ngoài ra bạn có thể quan tâm thêm độ dày của thép, khả năng hỗ trợ VGA và tản nhiệt CPU (độ dài VGA và chiều cao tản nhiệt), độ rộng khoang giấy dây (nếu có), khả năng lưu thông khí.

II. Một số cấu hình máy tính tự build để chơi game 

Tips: Để tìm hiểu chính xác về giá thì bạn có thể copy tên linh kiện và tìm kiếm trên Google là ra ngay thôi.

1. Giá khoảng 10 triệu VNĐ

1/ Cấu hình 1

Thùng máy (case): Giá khoảng 300 ngàn.
Bo mạch chủ (Mainboard): ASRock B85M Pro4 microATX dùng chipset Intel B85, socket LGA 1150 => giá khoảng 1 triệu 450 ngàn.
CPU (Chíp): Intel Core i3-4150 Haswell => Giá khoảng 2 triệu 500 ngàn.
RAM: 2 thanh Panram Performance 4 GB bus 1600 => Giá khoảng 1 triệu đồng.
Ổ cứng: Western Digital Caviar Blue dung lượng 1 TB/7200 rpm/SATA 3 => Giá khoảng 1 triệu 200 ngàn.
Card đồ họa: Palit GTX 750Ti StormX Dual 2 GB GDDR5 => Giá khoảng 3 triệu.
Nguồn:Antec BP400PX 400W => Giá khoảng 550 ngàn.

2/ Cấu hình 2

Mainboard (bo mạch chủ) : MSI 970 GAMING SK AM3 => Giá khoảng 2.6500.000
CPU (chíp): AMD FX 8320 (3.5GHz turbo 4.1GHz, 8MB L3 Cache,Socket AM3+) => Giá khoảng 3.300.000
RAM: CORSAIR 2x4G/1600C10 VENGEANCE => Giá khoảng 1.050.000đ
VGA: MSI R7 260X 1GD5 OC (AMD ATI Radeon R7 260X, 1048MB GDDR5, 128 bits) => Giá khoảng 2.500.000
PSU: Cooler Master 450W Fan 12cm Elite => Giá khoảng 650.000
Ổ cứng: Western 500 SATA3 BLUE => Giá khoảng 1.000.000

2. Giá tầm 12 triệu hơn một chút

Mainboard : Mainboard ASUS H110M-A
CPU: CPU Intel Core i3 6100 3.7 GHz / 3MB / HD 530 Graphics / Socket 1151 (Skylake)
RAM: RAM Kingston HyperX Fury 16GB (2x8GB)
VGA – Card màn hình: VGA Colorful GTX1050Ti SI – 4GD5
HDD (ổ cứng): HDD Western Caviar Blue 1TB 7200Rpm
Nguồn máy tính: PSU Corsair Builder Series™ VS 450W High Performance

3. Giá tầm 13 triệu 500

CPU: Intel Core i5-4460 3.1GHz (3.4GHz Turbo Boost ) Haswell Refresh LGA 1150
Ram : Gskill Aegis 8GB ( 1x8GB ) DDR3 Bus 1600 cas 11
VGA – Card màn hình: Palit Nvidia GTX 950 StormX Dual 2GB ( 128 Bit ) DDR5
Mainboard : Asus B85M-Gamer – LGA 1150
HDD : Western Digital Caviar Blue 1TB – 64MB cache – 7200 vòng – Sata 3
Case – Vỏ máy tính: Zalman Z1 Neo – ATX Tower Case
Nguồn máy tính: Andyson M5 500W Japan Cap Single Rail – 80 Plus Bronze PSU

4. Giá khoảng 15 triệu VNĐ

1/ Cấu hình 1

Mainboard: Mainboard Intel MSI B150M MORTAR → Số 1 cho Game thủ !  => Giá khoảng 2 triệu 400 ngàn.
CPU (Chíp): CPU INTEL CORE I5-6500 Socket 1151  => Giá khoảng 4 triệu 800 ngàn.
Card màn hình: VGA Card Zotac GTX 960 4GB DDR5 128 bit  => Giá khoảng 4 triệu 900 ngàn.
RAM: RAM 1 G.SKILL – 8GB(8GBx1) DDR4 BUS 2133MHZ F4-2133C15S  => Giá khoảng 1 triệu.
Ổ cứng: SSD Plextor M6V Series 128GB SATA 6.0 Gb/s và HDD 1 Western 1TB SATA 3 7200rmp cache 64M Chính hãng (Blue)  => Giá khoảng 1 triệu 300 + 1 triệu 280 ngàn.
Nguồn: PSU – Nguồn Cougar STX 450 A.PFC  => Giá khoảng 950 ngàn.
Thùng Case: Case Knight Wind  => Giá khoảng 700 ngàn.

Tips: Chi tiết về giá thì bạn chỉ cần copy tên của link kiện đó và tìm kiếm trên Google là ra nhé.

2/ Cấu hình 2: 

Nguồn: Corsair Builder Series™ VS 450W High Performance => Giá khoảng 789 ngàn.
Thùng Case: Case SAMA Mech Warrior-R07 => Giá khoảng 500 ngàn.
Card màn hình: VGA MSI GTX 960 GAMING 2G => Giá khoảng 5 triệu 300 ngàn.
CPU (Chíp): CPU Intel Core i5-6400 2.7 GHz / 6MB / HD 530 Graphics / Socket 1151 (Skylake) => Giá khoảng 4 triệu 200 ngàn.
Mainboard: Mainboard MSI B150M BAZOOKA => Giá khoảng 2 triệu 200 ngàn.
Ổ cứng: HDD Western Caviar Blue 1TB 7200Rpm, SATA3 6Gb/s, 64MB Cache => Giá khoảng 1 triệu 300 ngàn.
RAM: RAM Avexir Core Series 8GB (2x4GB) DDR4 Bus 2400Mhz- 2COB => Giá khoảng 1 triệu 400 ngàn.

5. Giá khoảng 16 triệu VNĐ

Mainboard: MSI B150M MORTAR giá 2,4 triệu đồng
CPU: Intel Core i5-6400 2.7 GHz / 6MB / HD 530 Graphics / Socket 1151 (Skylake) giá 4,2 triệu đồng
RAM: Gskill 8GB (2x4GB) DR4 Bus 2133Mhz giá 1 triệu đồng
VGA: Palit Nvidia GTX 1060 Dual Fan 6GB DDR5 (192bit) giá 6,7 triệu đồng
HDD: Western Caviar Blue 1TB 7200Rpm giá 1,3 triệu đồng
Nguồn (PSU): FSP Power Supply SAGA Series SAGA500 – Active PFC giá 800 ngàn đồng

6. Giá khoảng 19 triệu VNĐ

1/ Cấu hình 1:

CPU: Intel Xeon E3-1231V3 3.4GHz (3.7GHz Turbo Boost ) Haswell LGA 1150
Ram : Gskill Aegis 8GB ( 1x8GB ) DDR3 Bus 1600 cas 11
VGA – Card màn hình: Palit Nvidia GTX 950 StormX Dual 2GB ( 128 Bit ) DDR5
Mainboard : Asus B85M-Gamer – LGA 1150
HDD : Western Digital Caviar Blue 1TB – 64MB cache – 7200 vòng – Sata 3
Case – Vỏ máy tính: Zalman Z1 Neo – ATX Tower Case
Nguồn máy tính: Andyson M5 500W Japan Cap Single Rail – 80 Plus Bronze PSU
Màn hình LCD: Dell Professional P2314H – AH-IPS Led Full HD LCD

2/ Cấu hình 2:

Mainboard: Intel MSI B85M-E45- LGA 1150
CPU: INTEL XEON E3-1231V3 3.4GHZ (3.8GHZ TURBO BOOST ) HASWELL
VGA: Card MSI GTX 1060 6GT OC (TIGER)
RAM 1: G.SKILL RIPJAWS X 8GB (1X 8GB) DDR3 BUS 1600
RAM 2: G.SKILL RIPJAWS X 8GB (1X 8GB) DDR3 BUS 1600
Ổ cứng: SSD PLEXTOR M7V 256G SATA 3
PSU – Nguồn:  COUGAR STX 450 A.PFC
Case: CASE XIGMATEK SOUNDWAVE A
Tản nhiệt cho CPU: AARDWOLF GREEN ARROW – 4 HEATPILE BLUE LED

Note: Đây là một số cấu hình mình tham khảo ở trên các diễn dần lớn như VOZ, TinhTe, VNZ nhé, và mình thấy nó tối ưu nhất trong tầm tiền mà bạn bỏ ra. Nếu như bạn đã từng tự build một case nào đó cho riêng mình hoặc là có kinh nghiệm về phần cứng thì đừng quên chia sẻ lại cho mọi người cùng tham khảo nhé ?

Ngoài ra, nếu như bạn muốn có thêm kinh nghiệm để tự Build máy tính thì có thể vào trang web này để học tập và xem các mẫu có sẵn, từ đó có thể mua các linh kiện về tự lắp ráp nhé.

Lời kết

Okey, bài viết mang tính chất tham khảo là chính, bạn có thể tìm hiểu thêm các cấu hình khác để có thể tự ráp cho mình một case ngon – bổ – rẻ nhất nhé ?

Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, và chúc bạn sớm build được một chiếc máy tính PC ưng ý nhất !

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com
Nguồn: Tổng hợp