Từ khi kỷ nguyên khám phá vũ trụ bắt đầu, con người đã phóng hơn 8.000 “vệ tinh” vào quỹ đạo Trái đất để phục vụ cho các mục đích như:
Kính thiên văn đạt hiệu suất cao hơn, hệ thống dẫn đường cho vệ tinh ngoài trái đất hiệu quả hơn, làm trạm trung chuyển để tiếp tế cho công tác nghiên cứu trong không gian,….
Riêng ông lớn SpaceX với dự án Internet Starlink (dự án chòm sao vệ tinh, trong đó sẽ có hàng ngàn vệ tinh loại nhỏ được phóng lên quỹ đạo Trái đất, ở tầm thấp) đã phóng hơn 40.000 vệ tinh rồi.
Bây giờ mình sẽ tính sơ sơ cho các bạn xem, trong năm tới đây thì thị trường “giao thông” trong không gian sẽ tấp nập đến như thế nào:
SpaceX đã được FCC cấp phép phóng thêm 12.000 vệ tinh, Amazon được cấp phép thêm > 3.000 chiếc, OneWeb trước khi tuyên bố phá sản đã kịp phóng thêm 650 vệ tinh nữa.
#1. Mega-constellations: Mạng Internet toàn cầu như trong phim viễn tưởng
Cuối năm 2020 thì OneWeb đã tuyên bố phá sản, nhưng may thay là chính phủ Anh đã mua lại 45% cổ phần, tiếp đó Bharti Airtel (công ty viễn thông của Ấn Độ) mua tiếp 45%, và 10% cổ phần còn lại chắc chắn sẽ sớm có chủ nhân mới.
Vậy nên OneWeb vẫn sẽ đồng hành cùng SpaceX, Amazon và Telesat trong tham vọng tạo ra Mega-constellations toàn cầu.
Có 2 lý do chính đã khiến các công ty này theo đuổi dự án “Liên Sao Siêu Cấp” này, đó là:
- Phần cứng vượt trội: Lấy OneWeb làm ví dụ, công ty này theo đuổi việc xây dựng các vệ tinh chỉ bằng cỡ cái tủ lạnh nhà bạn với giá nửa triệu đô (trong khi vệ tinh viễn thông truyền thống mất cả năm để chế tạo, chi phí lên đến trăm triệu đô chứ ít đâu !).
- Độ bao phủ của tương lai: Các vệ tinh bay ở trên quỹ đạo Low-Earth orbit nên độ phủ sóng tốt hơn các tháp viễn thông mặt đất, ít bị cản trở bởi các công trình/cây cối/vật cản.
Hạn chế được rất nhiều rủi ro so với trên mặt đất, ví dụ như thời tiết xấu, động đất, thiên tai…. ở trên mặt đất thì các tháp viễn thông chịu thua động đất, bão mạnh và cháy rừng,…
Các vùng hẻo lánh, ít người sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ dự án này. Bởi tương lai thì giá thành dịch vụ viễn thông vệ tinh sẽ giảm mạnh.
#2. Mega-constellations sẽ vượt trội hơn mạng viễn thông truyền thống
Mega-constellations hoạt động ở quỹ đạo “low Earth orbit” nằm cách Trái đất khoảng từ 180 km đến 2.000 km, thấp hơn rất nhiều so với “quỹ đạo địa tĩnh” Geostationary Satellite Orbit (GSO) ~ 35.000km mà các vệ tinh viễn thông truyền thống đang hoạt động.
Cho nên độ trễ mạng sẽ bắt kịp với hạ tầng viễn thông 3G/4G hay ADSL/cáp quang.
Nên nhớ là tốc độ truyền ánh sáng trong không khí/chân không nhanh hơn 40% so với truyền trong cáp quang.
Vậy vấn đề mấu chốt để đảm bảo tuyệt đối độ phủ sóng và giảm độ trễ của “Liên Sao Siêu Cấp” chỉ là tăng số lượng/chất lượng vệ tinh lên là xong !
#3. OneWeb, Amazon, Facebook, Google – “Các anh đang ở đâu?”
Cuối năm 2020 thì OneWeb tuyên bố phá sản, và đại dịch Covid-19 là một trong những nguyên nhân chính gây ra hậu quả này.
Nhưng với một background ấn tượng: bạn của Airbus, có ông chú bên Softbank, và có ông bác ruột là Richard Branson thế nên chính phủ Anh và một công ty viễn thông ở Ấn Độ đã nhảy vào mua cổ phần, “hồi máu” ngay lập tức.
Chắc nhiều bạn sẽ thắc mắc và tự hỏi: anh Mark Zuckerberg (Facebook), anh Jeff Bezos (Amazon), anh Sundar Pichai (Tổng giám đốc Google) sao không thấy “lên quỹ đạo” chơi cùng cho vui nhỉ?
Nên nhớ là lên bar, lên nóc nhà thì dễ, chứ “lên quỹ đạo” thì phải có hạ tầng/có kinh nghiệm về không gian. Vậy nên, Google chọn đầu tư vào SpaceX, Facebook thì thiếu “hàng” nên vẫn đành ấp ủ dự án Athena
của mình.
Amazon không muốn “hít không khí loãng” nên đành ở lại mặt đất xây dựng hẳn dịch vụ AWS Ground Station cho các hãng khác thuê để điều khiển vệ tinh, có đâu phóng tầm 3.000 vệ tinh lên cho bằng bạn bằng bè thôi !
#4. Tổng kết
Bạn thấy tham vọng về Mega-constellations của các ông lớn thế nào? bạn có háo hức với mạng lưới Internet toàn cầu này không?
Vâng, 1G – 2G – 3G – 4G – 5G rồi sẽ đến… LG (công nghệ viễn thông vũ trụ hậu 5G), đây chính là hãng công nghệ Hàn Quốc có khả năng tiên tri mới chọn cái tên này.
Chắc chắn hãng công nghệ Hàn Quốc này sẽ độc quyền tên gọi, rồi từ từ độc quyền luôn công nghệ tối tân này, bởi họ đặt tên cho nó trước khi nó được đẻ ra, vậy nên họ có quyền, đây chính là thuyết âm mưu đây mà, dễ sợ chưa các bạn @@
Đùa vui vậy thôi các bạn, công nghệ chính là chìa khóa cho mọi vấn đề nan giải của cuộc sống, hãy lạc quan và chăm chỉ kiếm tiền, luôn tìm hiểu những công nghệ mới nhé.
Mỗi sớm thức dậy, nhiều bạn luôn tự hỏi: tôi có cần công việc này nữa không? chúng ta làm việc để kiếm tiền, để hưởng thụ công nghệ rồi để thỏa mãn chính cuộc sống, chúng ta đa phần không là “dân chuyên” để tạo ra công nghệ đột phá cho nhân loại sử dụng.
Vì vậy, hãy trả lời câu hỏi này trước: điều gì có thể làm thăng hoa cuộc sống của một con người thuần tuý nhất?
Đọc thêm:
- Tìm hiểu về mạng viễn thông (Networking) [Phần 1]
- Toàn tập về các phiên bản và các thông số kỹ thuật của WiFi
- Một số thuật ngữ chuyên môn trong mạng viễn thông bạn nên biết
CTV: Dương Minh Thắng – Blogchiasekienthuc.com