Tần số màn hình là gì? Tại sao Gaming Phone lại đi đầu về công nghệ này? Và tại sao OPPO lại đang ráo riết phổ biến hóa nó trên mọi phân khúc sản phẩm của mình?
Tại sao Apple không trang bị tần số màn hình lớn cho dòng iPhone 12 serie mới ra mắt của họ? Mời các bạn hãy cùng mình tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết này nhé !
#1. Tần số màn hình là gì?
Có 2 loại tần số màn hình, và loại đang được quan tâm hơn và phổ thông nhanh hơn là tần số làm mới ( Refresh Rate)(1).
Tốc độ làm tươi (hay còn gọi là tốc độ làm mới, hoặc là tần số quét, tốc độ quét) là số lần mà hình ảnh trên màn hình máy tính được cập nhật trong một giây và được đo bằng đơn vị Hertz (Hz).
Tốc độ làm tươi cao nghĩa là có nhiều hình ảnh được chiếu lên màn hình hơn trong cùng một đơn vị thời gian, hay có thể hiểu một cách đơn giản đó là có nhiều thông tin được truyền đến mắt của chúng ta trong cùng một thời điểm.
=> Do đó, hình ảnh chuyển động trên màn hình trở nên mượt mà hơn !
–Theo Wikipedia
Hầu hết các thiết bị hiện nay đều có màn hình với tần số làm mới là 60Hz, nhưng từ khoảng cuối năm trước, các thiết bị có tần số làm mới 90Hz, 120Hz hay thậm chí là 144Hz đã được thương mại hóa.
Một số máy thuộc Xperia XZ Serie của Sony cũng đã có khả năng này từ lâu, tuy nhiên thì bị khóa lại, có lẽ do hiệu năng và thời lượng pin không cân đối với nhau được.
ZTE Nubia Red Magic 5G, 5S và ROG Phone 3 hiện đang dẫn đầu với tần số refresh lớn nhất, đó là 144Hz. Tần số này ngang với các màn hình của Gaming PC rồi.
Và tần số màn hình còn lại là tần số quét cảm ứng (Touch Sampling Rate)(2).
Tần số này cho bạn biết trong một giây, máy sẽ lấy mẫu cảm ứng bao nhiêu lần. Sau mỗi lần máy lấy mẫu cảm ứng, màn hình sẽ đưa lên cho bạn những nội dung tiếp theo sau đó, tạo lên sự mượt mà và nhạy hơn trong các thao tác.
Nó sẽ làm các phản ứng của màn hình trở nên nhanh hơn, giảm độ delay trong những thao tác của bạn với màn hình điện thoại.
iPhone X trở lên có tần số quét cảm ứng 120Hz vậy nên bạn dùng thấy nó rất mượt. Chiếc Nubia Red Magic 5S đang có tần số cảm ứng cao nhất với 320Hz.
Còn lại, chủ yếu thiết bị hiện nay có tần số quét cảm ứng chỉ 60Hz. Và cái này thì không so sánh được với PC, vì chả có gaming PC nào lại trang bị cảm ứng trên màn hình cả ?
Vâng, nhiều bạn thường nhầm lẫn 2 thông số này cho nhau, chỉ vì nó có giá trị khá tương đương nhau. Và không phải cứ có màn hình tần số làm mới cao thì sẽ có tần số quét cảm ứng cao, và ngược lại.
Đây là 2 con số không phụ thuộc vào nhau, dù cho trải nghiệm màn hình sẽ cho ra trải nghiệm khác biệt nhau khi thay đổi 2 thông số này.
#2. Vậy 2 tần số này có cần thiết trên smartphone không?
Có chứ. Các thông số này càng lớn càng tốt nha các bạn !
Với các tín đồ gamer, họ có thể sẽ hiểu rõ và trọn vẹn điều này hơn so với những người dùng phổ thông.
Khi tần số refresh cao, FPS của game cũng sẽ cao, tạo ra sự mượt mà đối với thị giác và tăng thêm nhiều lần chi tiết trong chuyển động, để gamer có thể phản ứng nhanh hơn.
Đối với các thao tác bình thường, tần số này sẽ được thể hiện trong những chuyển động như lướt newfeed của Facebook, hay trượt qua trượt lại giữa các slide trên màn hình chính, animation app hệ thống,…
Và với các gamer, việc có một màn hình tần số quét cảm ứng lớn hơn sẽ giúp những thao tác game sẽ nhanh hơn, đương nhiên là với những game bỏ qua độ delay giữa các thao tác.
Ví dụ, những game bấm bấm bấm bấm để tăng một cái gì đó, kiểu như tiền xu hay năng lượng, thì tần số này rất hữu dụng đấy nha.
Nhưng với những game kiểu như moba hay FPS, có độ delay giữa các thao tác và có thời gian hồi skill, tần số này gần như không thể tận dụng hết được những ưu điểm của nó.
Ví dụ, khi bạn có thể bấm bấm bấm với tốc độ vô cực, mỗi lần bấm được 1 xu thì 1 giây bạn sẽ được 60 xu với 1 chiếc máy bình thường, nhưng với iPhone, bạn sẽ bấm được 120 xu.
Mình nói không tận dụng hết, không có nghĩa là phải limit nó ở một con số nào đó. Khi mà iPhone X bỏ nút Home để chuyển hoàn toàn sang thao tác trượt, vuốt… thì họ đã nâng gấp đôi tần số này lên để người dùng có thể cảm thấy sự mượt mà. Và con số này càng lớn thì các thao tác trượt càng mượt.
Và một điều mọi người lầm tưởng nữa, đặc biệt là iFan: iPhone mượt rồi thì không cần tần số cao nữa. Điều này là sai hoàn toàn.
Sự mượt mà trong thao tác của iPhone được cho ra không chỉ do tần số cảm ứng 120Hz, mà còn do iPhone rất nhiều animation, và các animation đó hiển thị đủ ở tần số làm mới 60Hz của nó.
Tại sao máy TÀU thường giật giật trong những thao tác? Do Rom của nó quá nặng, quá màu mè, và phần cứng tối ưu không được tốt.
Những chuyển động kiểu trượt qua các slide của màn hình chính hay trượt đóng đa nhiệm được hiển thị ở số FPS thấp hơn, và thậm chí còn không đều nữa.
Việc hiển thị animation ở full FPS của màn hình không phải điều gì quá khó khăn. Con máy Sony hay Google Pixel của mình cũng dư sức làm được như vậy.
Và thế là mượt? Không hề ! Nó chỉ gọi là làm tốt với những gì có sẵn mà thôi.
Một chiếc máy Tàu, khi bình thường sẽ hiển thị 45fps cho các animation của nó, khi mà màn hình chỉ 60Hz, nó vẫn có thể hiển thị đến 90fps trên màn hình 120Hz.
Tìm hiểu thêm về thông số FPS (tốc độ khung hình): Cách xuất video với khung hình 60fps bằng Camtasia Studio
Vậy là nó vẫn chưa dùng hết thông số của nó, nhưng vẫn mượt hơn iPhone chạy tối đa ở 60Hz. Hai cái mượt này là cực kì khác nhau.
Và với thao tác vuốt, nếu máy của bạn có màn hình quét cảm ứng là 320Hz, việc nó nhạy và phản ứng nhanh hơn iPhone gấp hơn 2 lần là điều phải chấp nhận.
Những thông số đó không phải do phần mềm quyết định, và iOS không thể làm ra phép màu nếu thiếu sức mạnh của phần cứng được.
Vậy tại sao iPhone không có tần số refresh cao, dù tần số cảm ứng đã là 120Hz từ lâu?
Đơn giản bởi vì nó cực kì khó Marketing cho cả 2 loại tần số này. Khi bạn dùng iPhone 8 và cầm iPhone X bấm thử, bạn nói: “Á đù, mượt đấy”.
Tuy nhiên, bạn vẫn hài lòng với iPhone 8 của mình. Tương tự như vậy, sự khác biệt giữa tần số refresh 90Hz và 60Hz gần như không thể nhận ra ngay đối với phần đông người dùng. 120Hz và 60Hz thì có thể nhận ra luôn vì nó chênh nhau khá nhiều.
Nhưng trong lần đầu trải nghiệm, bạn vẫn sẽ thấy máy bạn còn mượt mà chán, nên không cần tần số cao.
Chỉ khi bạn dùng máy có tần số màn hình lớn một thời gian, rồi quay về máy cũ, cảm xúc muốn đập máy mới trào dâng mà thôi :)) Đương nhiên là máy mới của bạn phải hiển thị hầu hết các nội dung với tần số cao.
Tần số cảm ứng 120Hz được đưa lên iPhone X để hoàn thiện trải nghiệm của chiếc máy với nhiều thứ mới mẻ so với thế hệ trước, và vì vậy, cái thông số này được coi như là cải tiến đáng giá nhờ hưởng ké hào quang từ những cải tiến khác.
Và do cực kì khó để cho người dùng phổ thông thấy được sự khác biệt trong trải nghiệm màn hình tần số cao và màn hình tần số thấp, nên nó sẽ không thể là một điểm sáng cho một chiếc máy phổ thông như Apple.
Chỉ có gamer mới ấn tượng và thấy giá trị của thông số này trên gaming phone mà thôi. Đó là lí do mà khi iPhone chưa có sự đột phá, và việc nhét nó vào những chiếc máy giống như iPhone 12 Serie là dư thừa.
Vậy các bạn thấy sao? Các bạn có cần một chiếc smartphone với màn hình tần số cao không? Hãy để lại comment về góc nhìn của bạn ở phía bên dưới bài viết này nhé !
CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com