Thông số nào quan trọng nhất trên CPU (chip / vi xử lí)? Update 01/2025

Vâng, máy tính để bàn (PC) và Laptop đang ngày càng được sử dụng phổ biến và rộng rãi hơn trong một xã hội hiện đại, hầu như trong mỗi gia đình hoặc thậm chí là cá nhân đều sở hữu ít nhất một chiếc máy tính.

Và thứ quyết định đến sức mạnh của một chiếc máy tính luôn được nhắc tới đó chính là CPU. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc là các thông số trên CPU mang ý nghĩa như thế nào không? và thông số nào là quan trọng nhất trên CPU? để bạn quyết định chọn mua chiếc máy tính có CPU đó?

Vâng, nếu bạn cũng đã từng tự đặt ra câu hỏi trên thì hãy cùng mình tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé !

#0. CPU là gì?

CPU được xem là bộ não của máy tính, thứ chi phối tất cả các thiết bị trên máy tính, cũng như các thiết bị ngoại vi. Tất cả mọi hành động bạn thực hiện trên máy tính đều phải qua CPU để nó xử lý trước.

CPU là viết tắt của cụm từ Central Processing Unit, nghĩa là bộ xử lí trung tâm. Và như mình đã nói bên trên, sức mạnh của một chiếc máy tính gần như được định đoạt bởi sức mạnh của CPU.

Hiện nay có hai hãng CPU danh tiếng và chiếm thị phần nhiều  đónhất là Intel và AMD. Để tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm của CPU thì bạn có thể đọc qua bài viết: Tìm hiểu kỹ hơn về chip CPU Core i3, i5, i7… của hãng Intel

#1. Socket CPU (chân cắm)

Socket được hiểu là chân cắm giữa CPU và Mainboard (bo mạch chủ), đây sẽ là nơi truyền tải dữ liệu xử lí giữa bo mạnh chủ và CPU.

Mỗi CPU chỉ cắm được một socket nhất định, và Mainboard cũng chỉ support một loại socket nhất định, phù hợp với CPU đó.

nhung-thong-so-quan-trong-tren-cpu (3)

Các hãng CPU sẽ có các socket tương ứng khác nhau, nên đồng nghĩa với việc các mainboard cũng có riêng các thiết kếcho mỗi hãng CPU.

Việc biết được socket là cực kì quan trọng, nó cho bạn biết main của mình có thể đi với CPU loại nào, hãng nào và ngược lại.

Ngoài ra, trong các trường hợp nhất định chỉ cần tra được socket thì bạn cũng có thể biết thêm về thế hệ của CPU hay main mà mình đang có.

#2. Xung nhịp CPU

Đây là thông số mà chúng ta cần đặt lên hàng đầu khi chọn mua máy tính hoặc CPU.

Hiểu đơn giản, xung nhịp CPU chính là số đo chu kì xử lí của CPU (được tính bằng Hertz), ngày nay các CPU máy tính đều đạt tới mức Gigahertz chứ không còn chỉ vài trăm hertz như trước kia nữa.

nhung-thong-so-quan-trong-tren-cpu (1)

Ví dụ, một CPU có xung nhịp là 3.2 GHz nghĩa là nó thực hiện được 3,2 tỷ chu kì xử lí mỗi giây. Như vậy, CPU có xung nhịp càng cao thì càng mạnh, tất nhiên là chúng ta chỉ so sánh với các CPU cùng đời hoặc cách nhau 1 hay 2 đời mà thôi.

Bởi vì, các CPU đời cũ có thể có xung nhịp cao nhưng với công nghệ cũ thì vẫn không thể bằng được các CPU đời mới nhưng xung nhịp nhỏ hơn.

Xung nhịp là thứ tối quan trọng khi bạn chọn lựa cho mình một chiếc CPU hay máy tính. Bạn chọn mua máy tính để chơi game, xung nhịp càng cao càng tốt.

Bạn làm việc trên các ứng dụng 3D, xung nhịp càng cao càng tốt !

Nhưng nếu bạn chỉ là dân văn phòng, bạn chỉ sử dụng các tác vụ nhẹ thì bạn không cần lấy CPU xung nhịp cao làm gì cả, nhất là khi sử dụng Laptop, vì như vậy sẽ nhanh hao Pin hơn.

#3. Số nhân CPU

Ở đây chúng ta có hai loại nhân CPU đó là nhân thực và nhân ảo.

nhung-thong-so-quan-trong-tren-cpu (2)

Nhân thực là nhân vật lý của CPU, ví dụ đơn giản CPU có 4 nhân thực tức là bên trong CPU sẽ có 4 nhân nhỏ, khác với cấu trúc vi mạnh tương tự.

Nhân ảo hay còn được gọi là luồng, đây là công nghệ giúp một nhân của CPU có thể xử lý nhiều luồng dữ liệu.

Nếu như trước kia, mỗi nhân chỉ xử lý được một luồng nhất định, chỉ khi nào luồng này xong thì luồng tiếp theo mới được tiếp tục xử lý.

Thì với công nghệ phân luồng, CPU có thể tối đa hóa khả năng xử lý của mình, đặc biệt là trong các ứng dụng cần nhiều luồng xử lý như 3D, hay xử lý video…

Các bạn cần phải hiểu rõ rằng, luồng hay nhân ảo không thể mạnh được như nhân thực, mà nó chỉ giúp nhân CPU tối đa hóa hiệu năng làm việc mà thôi.

Hiểu rõ việc này giúp bạn chọn CPU đúng nhu cầu, không gây thừa thãi. Bạn chỉ chơi game và làm các tác vụ nhẹ, hãy lựa chọn CPU có nhân thực từ 2 tới 4 (tùy vào việc chơi game nặng hay nhẹ).

Bạn làm việc nhiều với Edit video, xuất file video hay Render 3D… thì hãy hướng tới CPU càng nhiều nhân càng tốt nha.

#4. Bộ nhớ Cache

Hiểu đơn giản thì đây là bộ nhớ truy cập nhanh của CPU, nó giúp giảm thời gian chờ nếu so với việc lấy dữ liều chờ từ RAM.

Bộ nhớ cache CPU càng lớn thì đồng nghĩa với việc nó càng chứa được nhiều dữ liệu đang chờ xử lí hơn, và giúp tăng tốc độ xử lý của máy tính.

Với đại đa số người dùng phổ thông hiện nay, bộ nhớ cache có thể là thông số không cần quan tâm nhất.

Vì với thông số hiện tại là quá đủ cho người dùng, còn nếu bạn là dân chuyên nghiệp thì cũng không phải nghĩ nhiều về thông số này đâu, đơn giản là CPU càng khủng thì số cache càng lớn mà ◔◡◔

#5. Tiến trình sản xuất

nhung-thong-so-quan-trong-tren-cpu 4jpg

Các CPU hiện nay có tiến trình sản xuất ngày càng nhỏ, từ 14nm cho tới 7nm, và sắp tới là 5nm hay thậm chí là 3nm. Theo mình, không cần quan tâm qua nhiều về việc này.

Bởi vì sao? mời các bạn đọc bài viết: Tìm hiểu ý nghĩa thực sự của tiến trình 7nm, 10nm… trên CPU

Chỉ cần bạn biết được socket hay tên gọi của CPU là bạn đã có thông tin về năm sản xuất của CPU rồi, việc này đồng nghĩa với việc bạn sẽ biết được nó thuộc tiến trình nào mà không cần ghi nhớ gì cả.

#6. Lời Kết

Vâng, vừa rồi là mình đã tổng hợp lại 5 thông số mà bạn cần quan tâm nhất khi chọn mua CPU, cũng như là tầm quan trọng của các thông số đó rồi ha..

Ngoài những kiến thức bên trên ra, nếu như bạn còn biết thêm kinh nghiệm hay kiến thức nào khác về CPU thì đừng quên comment phía bên dưới để anh em cùng học hỏi và trao đổi thêm nhé.

Xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. Chúc các bạn một ngày vui vẻ !

CTV: Lê Đinh Hoàng Vũ – Blogchiasekienthuc.com