Tìm hiểu về các loại ổ cứng SSD – SSD giá rẻ liệu có đáng tin cậy? Update 01/2025

Như các bạn đã biết, việc cách mạng hóa trong thời đại 4.0 kéo theo sự phát triển vượt bậc về công nghệ, giúp chúng ta có những trải nghiệm thực tế hơn, chất lượng hơn trước rất nhiều.

Cuộc cách mạng công nghiệp này cũng góp phần khiến cho công nghệ chế tạo ổ cứng SSD (Solid State Drive) phát triển vượt bậc và mạnh mẽ hơn trước nhiều lần.

Nếu bạn là người đã từng sử dụng ổ cứng SSD từ những ngày đầu thì thừa biết rằng lúc đó giá thành của một chiếc ổ SSD không hề rẻ chút nào, mà phải nói chính xác hơn là nó thực sự quá đắt so với thu nhập của nước ta.

Còn ở thời điểm hiện tại thì giá thành của một chiếc ổ cứng SSD đã dễ chịu hơn rất nhiều rồi. Dung lượng và tốc độ của ổ SSD đều lớn hơn rất nhiều nhưng giá thành lại khá là rẻ. Đó chính là vì sự phát triển vượt bậc của công nghệ chế tạo SSD.

Ổ cứng SSD có mấy loại?

Mình sẽ phân ổ cứng SSD ra làm 4 loại, đó là SLC (Single Level Cell), MLC (Multi Level Cell), TLC (Triple Level Cell) và QLC (Quad Level Cell).

tim-hieu-ve-cong-nghe-o-cung-ssd (1)

Về cơ bản thì ổ cứng SSD loại SLC và MLC có cấu tạo khá giống nhau, nhưng SLC lại có giá thành cao hơn và khả năng ghi dữ liệu ấn tượng hơn. Tuy nhiên, ổ cứng loại này lại ghi được ít dung lượng hơn bởi trên 1 Cell của SLC chỉ lưu được 1 bit dữ liệu trong khi của MLC là 2 bit.

Cả 2 dòng SSD này sử dụng công nghệ 2D NAND khiến cho các cell trải trên mặt phẳng (khác với công nghệ của TLC và QLC)

Tiếp đến là với dòng sản phẩm SSD loại TLC thì có 3 Bit trên 1 Cell và QLC là 4 bit trên 1 Cell khiến dung lượng tăng lên đáng kể, bằng việc xếp sát các cell lại gần với nhau khiến cho việc xác định điện áp trên mỗi cell trở nên khó khăn hơn và các electron chuyển từ cell này sang cell khác sẽ có hiện tượng tràn electron.

Vì vậy, để giảm thiểu hiện tượng tràn cũng như chi phí sản xuất thì các ông lớn các hãng sản xuất SSD đã cho phép xếp chồng các lớp cell lên nhau theo công nghệ 3D NAND.

tim-hieu-ve-cong-nghe-o-cung-ssd (2)

Hay ví dụ như là ổ SSD Intel 660p, theo công nghệ QLC có 64 lớp xếp chồng lên nhau.

tim-hieu-ve-cong-nghe-o-cung-ssd (3)

Việc xếp các cell lên nhau này giải quyết được việc xác định điện áp trên mỗi Cell và cũng như làm tăng dung lượng ổ SSD mà giá thành lại rẻ.

Ví dụ như với 1tr700k thì bạn có thể mua được 1 ổ cứng SSD QLC 512GB rồi ? quá hời phải không nào. Nhưng lý do tại sao những chiếc ổ SSD sử dụng công nghệ 2D NAND còn tồn tại và vẫn được sử dụng nhiều.

Việc xếp chồng các Cell lên nhau khiến cho việc bạn copy 1 file có dung lượng lớn vào ổ sẽ có khả năng gây ra hiện tượng tràn bộ nhớ cache, khiến cho SSD chuyển sang trạng thái chỉ đọc (read-only) và lúc này thì bạn không thể ghi thêm hay xóa đi bất kì file gì trên ổ cứng.

Bộ nhớ cache khiến cho SSD có thể khuếch đại được tốc độ truy xuất dữ liệu nhưng với 1 file quá lớn thì hiện tượng tràn cache có thể sẽ xảy ra. Nghe có vẻ hơi khó hiểu phải không các bạn, mình sẽ lấy 1 ví dụ thực tế nhé :3

Làm phép so sánh cho các bạn dễ hình dung hơn nè………….

Công nghệ 2D NAND giống như một bãi để xe mà các xe được đặt trên mặt đất.

tim-hieu-ve-cong-nghe-o-cung-ssd (4)

Còn 3D NAND thì như một bãi để xe nhiều tầng..

tim-hieu-ve-cong-nghe-o-cung-ssd (5)

Các xe bạn coi như là 1 cell thì cùng 1 đơn vị diện tích mật độ các xe sẽ để được nhiều hơn, giống như việc ổ cứng lưu trữ được nhiều dữ liệu hơn và chi phí cho việc sử dụng đất cũng phải chi trả ít hơn giống như giá thành của các SSD chạy 3D NAND như TLC và QLC rẻ hơn so với 2D NAND như SLC và MLC.

Lời kết

Nếu bạn chỉ sử dụng các thao tác như văn phòng như chỉnh sửa hình ảnh, ứng dụng đồ họa nhẹ nhàng… thì ổ cứng SSD (QLC hay TLC) với giá thành rẻ rất đáng được trang bị.

Còn với những bạn sử dụng các tác vụ nặng như quay phim, dựng phim và 1 số việc yêu cầu xử lý file nặng thì ổ cứng (SLC hay MLC) sẽ phù hợp hơn, vì nó không bị chuyển sang chế độ Read-only, mà tốc độ còn vượt trội hơn nhiều.

Các bạn đang sử dụng SSD 3D NAND dung lượng lớn cũng đừng nên lo sợ vì SSD dung lượng càng lớn thì bộ nhớ cache càng cao khó xảy ra hiện tượng tràn

Và cũng nhờ vậy mà Samsung- một hãng sản xuất SSD lớn đang đầu tư công nghệ 4D NAND với 96 lớp xếp chồng lên nhau để xóa bỏ công nghệ 2D NAND khỏi thị trường, vì thế mà giá thành chắc chắn sẽ còn rẻ hơn và người tiêu dùng chúng ta sẽ là người hưởng ?

Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn! hẹn các bạn trong các bài viết tiếp theo..

CTV: Minh Chiến – Blogchiasekienthuc.com