Tổng hợp 12 hệ điều hành trên máy tính “tự cổ chí kim” Update 01/2025

Hệ điều hành (hay còn gọi là OS) rất cần thiết cho bất kỳ một thiết bị thông minh hay là máy chiếc tính nào, để có thể hoạt động được.

Bạn có thể có máy tính desktop, Laptop hoặc các thiết bị di động (như máy tính bảng hoặc smartphone….). Nhưng những thiết bị đó sẽ như thế nào nếu không có một OS để sử dụng?

Tất cả phần mềm hoặc ứng dụng của bạn đều cần một hệ điều hành để hoạt động – nếu không có hệ điều hành thì máy tính, thiết bị di động của bạn chẳng khác gì một cục gạch đắt tiền cả.

Và hiện nay trên thế giới, có rất nhiều hệ điều hành máy tính đang được phát triển rất mạnh mẽ. Dưới đây là một số thông tin về các loại hệ điều hành phổ biến đang được sử dụng hiện nay.

Đọc thêm:

#1. DOS: Disk Operating System

Không có gì ngạc nhiên khi nó xuất hiện đầu tiên trong danh sách này, DOS là hệ điều hành máy tính được sử dụng trong thời kỳ đầu của máy tính.

Sau đó nó được Bill Gates phát triển thành PC-DOS (khi Microsoft được IBM yêu cầu phát triển hệ điều hành cho máy tính cá nhân IBM).

=> Điều này đã được Gates mở rộng thành MS-DOS, để chỉ sử dụng được bởi Microsoft.

Thuật ngữ “disk operating system” được sử dụng để ám chỉ các đĩa cần thiết cho máy tính – đĩa cứng hoặc đĩa mềm.

13-loai-he-dieu-hanh-pho-bien-nhat (5)

IBM đã phát triển ổ cứng Winchester, bao gồm các đĩa cứng với 30 MB bộ nhớ cố định và 30 MB bộ nhớ di động.

DOS được vận hành bằng các lệnh thông qua ‘command prompt’ [C:>] và là hệ điều hành cơ bản cho Microsoft Windows cho đến Windows 98 và Windows ME.

Cho đến nay DOS vẫn có sẵn cho bạn sử dụng. Để truy cập vào DOS, bạn có thể nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run => và nhập lệnh cmd => và nhấn Enter.

#2. Microsoft Windows

Microsoft Windows đang là hệ điều hành máy tính nổi tiếng và phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, và chắc mình cũng chẳng cần phải giới thiệu với các bạn nhiều nữa đúng không !

Nó được phát triển bởi tập đoàn Microsoft của Bill Gates, và hệ điều hành này có thể chạy được trên một số nền tảng khác nhau, đặc biệt là trên PC hoặc Laptop.

13-loai-he-dieu-hanh-pho-bien-nhat (1)

Windows cung cấp một phiên bản hiện đại của hệ thống WIMP (Windows, Icons, Menus, Pointer), một thuật ngữ được Merzouga Wilberts sử dụng lần đầu tiên vào năm 1980 và ban đầu được sử dụng trong máy tính Apple.

Các phiên bản hiện đại không còn sử dụng MS-DOS nữa và đã được cải tiến và thay thế bằng Windows PowerShell. Microsoft Windows cũng sử dụng GUI (Giao diện người dùng đồ họa), cung cấp một môi trường đa nhiệm.

Người dùng có thể chạy vô số các chương trình hoặc ứng dụng (app), mỗi chương trình trong mỗi cửa sổ riêng biệt, với các biểu tượng đại diện cho các liên kết có thể nhấp tới các ứng dụng cụ thể. Nhiều PC được bán kèm với hệ điều hành Windows đã được cài đặt sẵn.

#3. Mac OS for Macintosh Machines

Mac OS được phát triển để chạy hệ thống máy tính Apple Macintosh.

13-loai-he-dieu-hanh-pho-bien-nhat (4)

Máy tính của Apple được giới thiệu vào năm 1984 và Mac OS là máy tính thành công về mặt thương mại đầu tiên sử dụng GUI và đây cũng có thể là yếu tố đã thúc đẩy Microsoft phát triển Windows.

Các phiên bản đầu tiên của hệ điều hành này được gọi đơn giản là “System” và “Finder”. Phiên bản 7.5.1 là phiên bản đầu tiên sử dụng Logo macOS và phiên bản 7.6 là phiên bản đầu tiên được gọi chính thức là macOS.

Mac OS X được phát hành với version 10 của Mac OS vào năm 2001. Mac OS X không chỉ đơn giản là một bản cập nhật của Mac OS, vì nó sử dụng kiến ​​trúc khác đó là UNIX, và ra đời sau khi Apple mua NeXT Computer  sử dụng hệ điều hành NeXTSTEP của nó.

Đây chỉ là một ví dụ về cách hệ điều hành có thể phát triển và được kết hợp với việc mua lại các hệ điều hành hoàn toàn khác nhau! Mac OS X sau đó đơn giản trở thành OS X hiện được sử dụng để vận hành các máy tính Mac của Apple.

#4. UNIX OS

Ba hệ điều hành máy tính trên là những hệ điều hành phổ biến đã được sử dụng trong nhiều năm qua cho máy tính cá nhân – PC và Laptop.

UNIX có hơi khác một chút, ban đầu được phát triển bởi Ken Thompson, Dennis Ritchie và các nhà phát triển khác trong trung tâm nghiên cứu Bell Labs.

Lúc đầu được đặt tên là MULTICS – Hệ thống máy tính và kênh đa thông tin. Đây được coi là một hệ điều hành quá phức tạp và được phát triển thành UNICS: Hệ thống máy tính và thông tin hợp nhất.

Sau đó, nó được đánh vần là UNIX – một cách đánh vần nghe có vẻ “quyến rũ” hơn trong thế giới CNTT (cũng đúng khi mà thế giới IT này hơi khô khan).

Nó là một hệ điều hành đa người dùng và đa nhiệm, hoạt động độc lập với phần cứng. Trong khi Mac OS X hoạt động trên Apple Mac và Windows hoạt động trên PC Windows, UNIX sẽ bảo: “anh gánh team”, đó là lý do tại sao nó thường được sử dụng trên các máy chủ.

UNIX OS được thiết kế để có thể “cân” được nhiều hoạt động cùng một lúc của nhiều người dùng (máy chủ là một ví dụ điển hình) và tích hợp sẵn TCP/IP (Transmission Control Protocol / Internet Protocol) – giao thức truyền thông cơ bản được sử dụng trên internet.

#5. Linux Operating System

Linux có nguồn gốc từ UNIX – do Swede Linus Torvalds tạo ra và được phát hành ra công chúng vào năm 1991 và là hệ điều hành mã nguồn mở, tất nhiên là Free 100% rồi.

13-loai-he-dieu-hanh-pho-bien-nhat (3)

Linux hiện được sử dụng rộng rãi bởi các nhà phát triển, những “tín đồ” của phần mềm mã nguồn mở, nó có thể thay đổi các cấu trúc, giao diện đối với hệ điều hành này để đáp ứng nhu cầu làm việc của từng đối tượng như game, máy chủ,…

Nó có thể được cài đặt và sử dụng trên tất cả các loại máy tính, bao gồm Laptop, Server và cả các thiết bị di động ở dạng này hay dạng khác.

Ví dụ, Android đã được viết riêng trên nhân Linux. Không thể phủ nhận đây là một hệ điều hành rất ổn định, nhưng sẽ chỉ chạy phần mềm được viết riêng cho Linux mà thôi.

#6. OS/2: Operating System 2

OS/2 ban đầu được phát triển bởi sự hợp tác ban đầu của IBM và Microsoft. Tuy nhiên, sau khi được phát triển, IBM đã quản lý nó.

Tên OS/2 xuất phát từ hệ thống máy tính cá nhân của IBM, được gọi là Personal System/2 – hoặc PS/2. Vì vậy, có thể nói OS/2 đã chạy PS/2.

Ban đầu nó được phát hành vào cuối năm 1987, phiên bản cuối cùng của OS/2 được phát hành vào cuối năm 2001.

OS/2 tương thích với Microsoft Windows và hầu hết các phiên bản của DOS và có thể chạy tất cả các ứng dụng được thiết kế cho các hệ điều hành này.

Tuy nhiên, các chương trình được viết cho OS/2 sẽ không chạy trên Windows hoặc các máy chạy hệ điều hành DOS. Hơi giống ông UNIX.

#7. Oracle Solaris

Thề với cây đèn đây là lần đầu tiên mình nghe tên Hệ điều hành này luôn.

13-loai-he-dieu-hanh-pho-bien-nhat (6)

Đây là một hệ điều hành máy tính được Tập đoàn Oracle mua lại vào đầu năm 2010 và Sun Microsystems đã phát triển dựa trên UNIX.

Nó được đổi tên thành Oracle Solaris và được phát triển để hỗ trợ các hoạt động đa xử lý và đa luồng.

Solaris 11.2 được Oracle phát hành ở dạng Beta vào năm 2014 nhằm tập trung vào điện toán đám mây và nó hoạt động như một nền tảng đám mây hỗ trợ ảo hóa, công nghệ mạng do phần mềm định hướng ứng dụng (SDN).

Solaris chạy trên các máy chủ SPARC của Oracle, mặc dù được thiết lập để chạy cho đến năm 2019, nếu thu nhập từ máy chủ của Oracle giảm, nó có thể sẽ “ngủm” từ lâu.

Tuy nhiên, đối với bất kỳ ai tập trung vào đám mây, Solaris có thể là một lựa chọn tốt về hệ điều hành để viết phần mềm dựa trên đám mây.

#8. Open VMS: Virtual Memory System

Được thiết kế cho máy vi tính và máy trạm, hệ thống bộ nhớ ảo VMS là một hệ điều hành đa tác vụ cho nhiều người dùng được ra mắt vào năm 1979 cùng với MiniComputer VAX.

Bây giờ nó thường được gọi là Open VMS và được sử dụng bởi Amazon, Deutsche Borse và Australian Stock Exchange. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên do khả năng xử lý nhiều người dùng và nhiều thao tác xử lý cùng lúc.

Open VMS được thiết kế để xử lý phân bố thời gian, xử lý hàng loạt các giao dịch, điều này làm cho nó trở thành một hệ điều hành lý tưởng cho các doanh nghiệp như Amazon.

Bởi vì hệ điều hành này có thể được phân phối trên một số máy khác nhau, nếu có sự cố xảy ra đối với 1 máy riêng lẻ thì nó cũng ít gây ảnh hưởng hơn đến các máy tính công ty sử dụng VMS.

Mặc dù nó đã 30 năm tuổi nhưng những khách hàng sử dụng Open VMS đều tin rằng hệ điều hành này sẽ tồn tại dài lâu.

Open VMS khai thác bộ nhớ ảo và được sử dụng trên máy tính VAX – giờ không còn được sản xuất nữa, nhưng với một số kiểu máy vẫn được sử dụng.

#9. MVS: Multiple Virtual Storage

Các hệ thống máy tính cũ của IBM sử dụng hệ điều hành MVS (Multiple Virtual Storage). Được phát triển vào năm 1974, hệ điều hành này vẫn đang được sử dụng, nhưng dần dần được thay thế bằng một hệ điều hành hiện đại hơn.

Đã có nhiều phần mở rộng được cung cấp cho hệ điều hành MVS này, bao gồm MVS/SE (Phần mở rộng hệ thống) thông qua MVS/XA (Kiến trúc Mở rộng) đến MVS/ESA (Kiến trúc Hệ thống Doanh nghiệp) với một số ở giữa các biến thể này.

Từ ESA, hệ điều hành MVS được phát triển thành OS/390 sau đó đến z/OS, hỗ trợ thêm 64-bit.

Sau đó là hỗ trợ UNIX (MVS/SP V4.3) và hệ điều hành MVS sau đó được phát triển để thêm hỗ trợ cho phiên bản POSIX.

Ngôn ngữ lập trình C được dùng để viết các chức năng theo tiêu chuẩn POSIX nên có thể được chuyển đến bất kỳ máy tính nào sử dụng hệ điều hành MVS có liên quan.

#10. RTOS: Real Time Operating Systems

13-loai-he-dieu-hanh-pho-bien-nhat (8)

Real Time Operating Systems (Hệ điều hành máy tính thời gian thực) được sử dụng khi cần phản hồi nhanh với dữ liệu đầu vào.

Với RTOS, phản hồi với dữ liệu đầu vào sẽ đủ nhanh để được thêm vào cơ sở dữ liệu ngay sau đó. Các bộ vi xử lý nhúng thường sử dụng hệ thống RTOS.

Một yếu tố quan trọng trong hiệu quả của một RTOS được gọi là jitter. Điều này đề cập đến mức độ nhất quán của RTOS trong thời gian thực hiện, để nhận các yêu cầu của ứng dụng và thời gian cần thiết để hoàn thành nó.

RTOS rất quan trọng, nơi cần phản ứng nhanh với dữ liệu đầu vào.

Ví dụ cho dễ hiểu nhé: RTOS hỗ trợ để triển khai túi khí theo thời gian thực, vì nếu chậm trễ trong việc triển khai thì có thể gây ra một thảm họa…

#11. A/UX: Apple UNIX

Apple đã phát hành hệ điều hành POSIX dựa trên UNIX vào năm 1988, được gọi là A/UX. Hệ điều hành này sử dụng UNIX, nhưng được triển khai bằng giao diện của Apple Mac.

13-loai-he-dieu-hanh-pho-bien-nhat (2)

Vào thời điểm này, thị trường UNIX rất sôi động. Máy Mac của Apple không thể cạnh tranh trên thị trường này với các tính năng thiết kế cao cấp của các máy tính cao cấp hơn và nó không có khả năng cạnh tranh.

Tuy nhiên, A/UX đã có một số thành công trong việc bán cho U.S, Government. Điều này là do tuân thủ POSIX là một yếu tố cần thiết và Mac OS không thể đáp ứng điều này – nhưng A / UX thì có thể.

A/UX: Apple UNIX không phải là một hệ điều hành chính thống nhưng mình nghĩ là đáng được đề cập.

#12. MAE: Macintosh Application Environment

13-loai-he-dieu-hanh-pho-bien-nhat (7)

MAE được Apple giới thiệu vào năm 1994. Mục đích của nó là cho phép các ứng dụng Apple Macintosh chạy trên máy trạm sử dụng UNIX.

Trước sự phát triển này, các máy trạm UNIX không thể sử dụng phần mềm Macintosh. MAE đã sử dụng hệ thống X Window để mô phỏng Macintosh Finder GUI để nó có thể chạy một số phần mềm Apple nhất định.

MSE 3.0 là phiên bản cuối cùng của môi trường ứng dụng này và tương thích với Macintosh System 7.5.3 – trước khi hệ điều hành Macintosh Mac OS chính thức ra mắt.

MAE đã được sử dụng bởi các hệ thống HP và trạm SPARC của Sun Microsystems, nhưng đã ngừng hoạt động vào tháng 5 năm 1998.

#13. Kết luận

Đây là những hệ điều hành trên máy tính được sử dụng cho đến nay. Ngoài ra, còn có các hệ điều hành được sử dụng cho các thiết bị di động và điện thoại thông minh khác nữa.

Trong số này thì nổi bật lên iOS và Android. Tuy nhiên, ở đây mình đang tập trung vào OS máy tính – mainframes, PC và Laptop. Hệ điều hành cho di động thì hẹn các bạn trong một bài viết khác nhé ?

Trên đây vẫn chưa phải là tất cả, ngoài những hệ điều hành bên trên ra thì bạn còn biết thêm hệ điều hành nào khác nữa không. Trừ những bản phối của Linux ra, vì nếu kể thì nhiều lắm ?

Bạn thích hệ điều hành nào nhất? hãy để lại comment tại phần bình luận bên dưới để anh em cùng thảo luận nhé.

CTV: Nguyễn Hồng Khanh – Blogchiasekienthuc.com