Ý thức sử dụng dịch vụ của người Việt thấp tới mức nào? Update 01/2025

Mới đây, Netflix (một dịch vụ xem phim trực tuyến khổng lồ) đã phải ngưng cung cấp gói dùng thử dịch vụ miễn phí tại Việt Nam.

Các App trên Store hay các trang đánh giá bị sai lệch kết quả cực mạnh chỉ vì cộng đồng mạng kéo nhau đi Vote 1 sao, do tiếng nói của một vài người trên mạng… và còn vô số điều tiêu cực khác nữa.

Vậy một câu hỏi đặt ra là ý thức sử dụng dịch vụ trực tuyến của một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam đang thấp như thế nào?

Đọc thêm:

#1. Trả phí và Miễn phí

Thực tế thì chẳng có gì là miễn phí cả !

Các dịch vụ đứng Top đầu doanh số hiện nay hầu hết là dịch vụ có thu phí, và một cách không thể rõ ràng hơn, nó không hề phổ biến tại Việt Nam.

Ví dụ như Spotify, iTune hay Netflix, đó là những nền tảng nghe nhạc và xem phim trực tuyến tuyệt vời, nhưng liệu sẽ có bao nhiêu người ở Việt Nam sẵn sàng trả tiền để sử dụng chúng?

Hay nhiều người chỉ biết tìm đến những trang web cung cấp miễn phí các nội dung đó, rồi lại kêu ca về chất lượng video và có quá nhiều quảng cáo?

y-thuc-nguoi-dung-viet-nam-rat-kem (1)

Spotify và iTune cũng có một lượng người dùng khá lớn tại Việt Nam, và đương nhiên – họ sẵn sàng trả phí. Họ cảm thấy số tiền mà mình bỏ ra là rất xứng đáng, vì nó đem lại cho họ những trải nghiệm rất tuyệt vời.

Nhưng lại có một số thành phần luôn tìm kiếm nhạc miễn phí, ví dụ như các trang Nhaccuatui, ZingMP3, những trang web nghe nhạc miễn phí tại Việt Nam, rồi kêu ca đủ mọi thứ. Nào là chất lượng nhạc thấp, nào là web load chậm, nào là nhiều quảng cáo, nào là thiếu nhạc, không có nhạc Hi-res,…. Trông mà chán !

Các trang web miễn phí đó của Việt Nam cũng có tới cả trăm người ở trong đội ngũ, và đội ngũ đó cũng không hề rảnh hơi để tìm kiếm nhạc và up lên miễn phí cho các bạn dùng đâu.

Cũng như các ứng dụng hay các trang web khác, họ kiếm tiền thông qua quảng cáo, và quảng cáo này có nhiệm vụ là làm phiền bạn, để bạn trả tiền cho những trải nghiệm tốt hơn. Vậy nên trên thực tế, nó không miễn phí hoàn toàn đâu.

#2. Ý thức kém

Note: Ở đây mình không có ý chỉ chung tất cả mọi người, mà mình chỉ đang nói tới một bộ phận người dùng thôi nhé.

Mình đã từng thấy trên mạng những hiện tượng khá đáng buồn, đó là:

+ Đóng góp các bản dịch ngộ ngĩnh và ngớ ngẩn cho Google Dịch, họ làm chỉ với một mục đích là ĐỂ CHO VUI.

Có thể bạn chưa biết là Google có chức năng cho người dùng đóng góp các bản dịch để công cụ dịch đa ngôn ngữ này được hoàn hảo hơn.

+ Đóng góp tiêu đề mang nội dung chẳng liên quan gì cho Youtube và tự phong mình là Hacker?

Không khó để bạn tìm lại trên mạng những tấm ảnh như vậy, chủ yếu là các video âm nhạc của các DJ nổi tiêng như Marshmello và Alan Walker, đến mức mà chính các DJ đó đã phải khóa tính năng đóng góp tiêu đề trên video của mình?

y-thuc-nguoi-dung-viet-nam-rat-kem (2)

+ Hay là vì một vài câu nói trên mạng mà một số App trên App Store hay CH Play bị đồng loạt đánh giá 1 sao, mà thậm chí những đánh giá đó đến từ những người chưa 1 lần sử dụng qua App. Những địa điểm, khu vực, khách sạn,… cũng trong tình trạng tương tự.

Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc kinh doanh của cả một công ty, và công ăn việc làm của cả ngàn người.

y-thuc-nguoi-dung-viet-nam-rat-kem (1)

+ Bán tài khoản Netflix, Sportify giá siêu rẻ? Hay đấy, nhưng việc họ rút khỏi Việt Nam chỉ là sớm hay muộn mà thôi, bởi vì việc này khiến cho công việc kinh doanh của họ không có lời.

Người bán tìm cách lách kẽ hở của việc Netflix cho dùng thử 1 tháng dịch vụ để kiếm lời, có khi họ còn lừa luôn cả khách hàng của mình. Và thực tết thì rất nhiều trường hợp đã bị lừa khi mua với các tài khoản giá rẻ này rồi !

y-thuc-nguoi-dung-viet-nam-rat-kem (3)

+ Chỉnh sửa lung tung dữ liệu trên Google Map để bắt Pokemon trong game Pokemon Go? Vấn đề này thì Admin đã có một vài viết khá thú vị rồi, bạn có thể đọc lại tại đây: Hãy dừng chơi Pokémon Go tại Việt Nam để bảo vệ Google Map Maker

Một thị trường vô cùng lộn xộn được mở ra. Điều này đơn giản là vì thói quen sử dụng mọi thứ một cách miễn phí của người Việt chúng ta, nhưng sẽ để lại những hậu quả khôn lường.

Đầu tiên: Thị trường Việt Nam chúng ta sẽ bị kì thị.

  • Dễ hiểu mà? Sportify được cung cấp cho thị trường ta chưa lâu, mà đã nát bét vì những dịch vụ bán tài khoản Premium giá rẻ.
  • Youtube Premium được cung cấp cho nhiều thị trường xung quang chúng ta, trừ Việt Nam.
  • Netflix cũng đã có dấu hiệu rút lui. Rõ ràng những hành vi như vậy sẽ làm xấu hình ảnh Việt Nam trong mắt các nhà cung cấp dịch vụ và bạn bè quốc tế mà thôi.

Tiếp theo, với các dịch vụ rất phổ biến của Google, có lẽ các bạn lường trước được hậu quả khi mà làm sai lệch thông tin nhỉ?

Google dịch sẽ trở thành một công cụ để mua vui, làm trò cười, Youtube sẽ trở thành một nền tảng chia sẻ video kèm theo các tiêu đề vớ vẩn. Google Maps thì có thể dẫn bạn đến 1 nơi nào đó, mà bạn còn chẳng bao giờ nghĩ là mình sẽ tới đó. Đây không phải chuyện đùa !

Còn nói về mảng kiếm tiền online, kiếm tiền trực tuyến thì ôi thôi… Thật sự thì phải những người trong nghề mới biết được, người nước ngoài họ rất kỳ thị khi làm ăn với người Việt Nam chúng ta, thậm chí có những trang web họ chặn luôn địa chỉ IP của Việt Nam và không muốn dây dưa với người Việt,… cũng chỉ bởi một số người dùng ý thức rất kém.

Rất nhiều dịch vụ, cứ có người Việt Nam tham gia ở đâu là nát bét đến đó. Nói ý thức kém có khi chẳng ai nhận, chỉ khi đưa ra hậu quả thì mới thấy được mà thôi. Haizz !

VÀ mới đây theo khảo sát của Microsoft thì Việt Nam vô cùng “vinh dự” nằm trong top 5 quốc gia có hành xử kém văn minh trên môi trường Internet.

DCI là chỉ số mức độ văn minh thấp nhất trên không gian mạng.

hanh-xu-kem-van-minh-tren-internet

#3. Lời Kết

Bạn có thấy hiện trạng này ở Việt Nam là rất đáng buồn không? Quan điểm của bạn về vấn đề này thế nào, hãy comment bên dưới để anh em cùng thảo luận nhé. Thank you !

CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com