Đeo nhẫn cưới tay nào cho đúng? Ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới
Đeo nhẫn cưới tay nào cho đúng? Chú rể nên đeo nhẫn cưới vào ngón nào? Cô dâu nên đeo nhẫn cưới vào ngón nào? Đã rất nhiều cặp đôi băn khoăn không chắc chắn đeo nhẫn đính hôn tay nào, ngón nào là đúng nhất. Bởi vì tuỳ theo từng nền văn hoá, phong tục đeo nhẫn cưới lại có những sự khác biệt rất thú vị. Nhẫn cưới chính là sự minh chứng cho tình yêu vĩnh cửu, là một kỉ vật thiêng liêng của bất cứ một đôi vợ chồng nào cũng xem trọng.
Đeo nhẫn cưới tay nào cho đúng và phù hợp
Theo giới khoa học, việc đeo nhẫn cưới có nguồn gốc từ văn minh Ai Cập cổ đại, khi đó con người xem nhẫn cưới với hình dạng vòng tròn như một biểu tượng vẹn nguyên, bảo vệ hạnh phúc lứa đôi bền vững. Trong bài viết ngày hôm nay hãy cùng Akina tìm hiểu về việc đeo nhẫn cưới tay nào cho đúng và ý nghĩa ngón tay đeo nhẫn cưới…
Nhẫn cưới – biểu tượng của hôn nhân
Tại sao trong một lễ cưới người ta thường thực hiện nghi lễ trao nhẫn cưới . Đây chẳng phải là một phong tục hay nghi thức? Từ rất lâu việc đeo nhẫn cưới tay nào đang được quan tâm nhiều. Vào thời Ai Cập cổ đại, chiếc nhẫn cưới là biểu tượng thiêng liêng của sự gắn kết không bao giờ chấm dứt. Hay vào thời Hi Lạp, việc cô gái chấp nhận cho người con trai đeo nhẫn cưới vào tay đồng nghĩa với việc bị trói buộc cả về tinh thần lẫn thể xác và chẳng còn được tự do như trước.
Ngày nay, việc đeo nhẫn cưới hầu như là một nghi thức không thể thiếu trong đám với của tất cả các nước trên thế giới. Đeo nhẫn cưới chính là hành động khẳng định sự kết nối giữa hai người. Nhẫn cưới như là biểu tượng của tình yêu, là sợi dây gắn kết giữa các cặp vợ chồng.
Khi người con gái chấp nhận để người con trai đeo nhẫn cưới vào tay mình chứng tỏ họ đã trao hết niềm tin yêu, sự gắn kết và ràng buộc đối với người con trai đó đồng thời người con trai cũng đã chịu sự gắn kết một cách trung thực nhất với một nửa còn lại của đời mình.
Nhẫn cưới luôn là một cặp
Trong lễ cưới ngoài việc làm lễ gia tiên trước bàn thờ như một lời hứa, lời cam kết gắn bó với nhau trong đời, việc trao nhẫn cưới còn khẳng định rằng hai người sẽ thuộc về nhau trọn đời và nhẫn cưới chính là bằng chứng của hôn nhân. Chúng ta khi thấy người đeo nhẫn cưới ở ngón áp út thì sẽ hiểu rằng người đó đã lập gia đình. Do đó, nhẫn cưới còn được xem là vật bảo vệ hạnh phúc gia đình. Những người chưa lập gia đình muốn có tình yêu cũng không hoặc hạn chế tiếp xúc với người có gia đình (có đeo nhẫn ngón áp út).
Đeo nhẫn cưới tay nào, ngón nào cho đúng
Đã rất nhiều cặp vợ chồng trước khi bước vào hôn lễ vẫn băn khoăn về việc nhẫn cưới đeo tay nào? ngón nào là đúng nhất. Thực ra việc đeo nhẫn cưới vào tay nào còn tuỳ thuộc vào phong tục của từng nền văn hoá của mỗi vùng miền khác nhau.
Người châu Âu quan niệm rằng có một sự liên kết giữa ngón giữa bàn tay trái và trái tim. Họ tin có một mạch máu tình yêu giữa sự liên kết này và đó là lý do họ luôn mang nhẫn đính hôn ở ngón giữa của tay trái.
Trong khi đó, người Hy Lạp cổ đại lại cho rằng, có một tĩnh mạch ở ngón áp út liên kết với nhịp đập của con tim và họ gọi đó là vena amoris – tĩnh mạch tình yêu. Do đó, khi muốn cùng ai đi hết trọn cuộc đời, cần mang nhẫn vào ngón áp út của họ. Ngoài ra, vì ngón áp út được cho là ngón tay yếu ớt nhất nên việc mang nhẫn sẽ tạo thêm sức mạnh để vợ chồng vượt qua mọi thách thức vật chất và tinh thần trong cuộc sống.
Khác với quan niệm trên, người Trung Quốc lại cho rằng mỗi một ngón tay trên cơ thể người đều là biểu trưng cho sự gắn kết với một người thân. Cụ thể, ngón cái là bố mẹ, ngón trỏ là anh em, ngón giữa là bản thân, ngón áp út là bạn đời và ngón út là con cái.
Khi hai lòng bàn tay chập vào nhau, ngón giữa gập lại, các ngón khác đều có thể dễ dàng tách rời nhau chỉ riêng ngón áp út là không thể. Từ sự sắp đặt của tạo hóa này, người ra ngẫm ra rằng trong cuộc đời mỗi người bố mẹ không thể đi cùng bạn đến hết đời, anh em có thể cách xa bạn khi đã lập gia đình và con cái cũng có con đường riêng khi trưởng thành. Sau cùng chỉ có mỗi người bạn đời là người ở lại với bạn đến cuối đời.
Ở những nước phương Tây khác, khi đi bộ trên đường, người đàn ông luôn phải đi bên ngoài như một biểu hiện của phép lịch sự tối thiểu đối với người phụ nữ. Và do đó, khi người đàn ông mang nhẫn cưới tay trái sẽ trùng khớp với việc cầm tay người bạn đời đeo nhẫn tay phải. Điều đó thể hiện sự gắn bó luôn luôn của cặp vợ chồng.
Riêng ở Việt Nam, ngón đeo nhẫn truyền thống vẫn luôn là ngón áp út và tuân theo quan niệm “nam tả, nữ hữu”, tức nam mang nhẫn tay trái và nữ mang nhẫn tay phải.
- Đối với Cô dâu: Nữ giới nên đeo nhẫn cưới ở vị trí ngón tay áp út và đeo bàn tay phía bên phải. Nếu có thêm nhẫn đính hôn thì các cô dâu sẽ đeo nhẫn đính hôn ở vị trí ngón tay giữa (của tay phải).
- Đối với Chú rể: Nam giới nên đeo nhẫn cưới ở vị trí tay ngón áp út (tương tự cô dâu) nhưng đeo ở vị trí bên bàn tay trái.
Ý nghĩa của ngón tay đeo nhẫn
Trên mỗi bàn tay của con người, mỗi ngón tay đeo nhẫn có từng ý nghĩa riêng. Mỗi ngón tay có mức độ tình cảm phát triển dần và đặc biệt ngón áp út bàn tay trái là dành cho nhẫn cưới.
Tay đeo nhẫn là ngón trỏ là dành cho cha mẹ, đeo nhẫn ngón trỏ với mong ước cha mẹ được sống lâu. Ngón tay trỏ thể hiện lòng biết ơn, sự hiếu thuận với song thân nuôi dưỡng mình. Khác với ngón cái, ngón tay trỏ là dành cho anh em. Đeo nhẫn ngón giữa hướng đến điều tốt lành cho anh em, bè bạn. Điều đặc biệt, khi thấy nhẫn được đeo ở ngón tay này, bạn có thể hiểu ngay rằng người ấy hiện đang cô đơn.
Trên một bàn tay, ngón giữa dài nhất, tượng trưng cho chính bản thân bạn. Đặc biệt thay vào đó, ngón áp úp là ngón tay đeo nhẫn của các cặp tình nhân, các đôi vợ chồng. Ngón tay áp úp chính là ngón tay dành cho người mà bạn yêu.
Ngón tay út là thông điệp cho sự khiêm tốn, tuy nhiên, nếu thấy có ai đeo nhẫn trên tay trái ở ngón út thì đó lại là một câu chuyện khác. Ngón tay út bàn tay trái tượng trưng cho tình bạn vĩnh hằng và trong sáng.
Vì chiếc nhẫn cưới chính là một kỷ vật thiêng liêng của tình yêu không thể thiếu trong hôn nhân, không thể thiếu trong các nghi thức cưới hỏi. Nếu như chúng ta biết trân trọng, nâng niu và hiểu ý nghĩa sâu sắc về ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ có một cuộc sống viên mãn đến trọn đời. Giây phút trao nhẫn cưới cho nhau chính là khoảnh khắc đồng ý đi cùng nhau, sống có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau đến hết cuộc đời. Hãy đeo nhẫn cưới cho nhau bằng cả tấm lòng thuỷ dung, son sắt của mình!
AKINA BRIDAL STUDIO
Fanpage: https://www.facebook.com/LeeQBridal/Website: https://akinavn.vnThời gian làm việc: Làm việc tất cả các ngày trong tuần (07h30 đến 19h)