TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 1900 6557 bình luận về Tội vu khống theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 để Quý khách hàng tham khảo và sử dụng
Trong thời đại hiện nay, thông tin được lan truyền mạnh mẽ và nhanh chóng, nhiều đối tượng lợi dụng dư luận và các phương tiện truyền thông để bôi nhọ hình ảnh người khác. Một ngày nào đó khi thức dậy, bạn nhìn thấy trên mạng xã hội những thông tin sai lệch về bản thân, gây tổn hại nghiêm trọng về danh dự, nhân phẩm của mình, dù biết được nguồn thông tin xuất phát từ đâu nhưng có lẽ bạn sẽ e ngại trong việc lựa chọn cách thức xử lý. Bài viết dưới đây của Luật Hoàng Phi sẽ giúp bạn nhận diện Tội vu khống theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 và vận dụng quy định này để bảo vệ bản thân trong những trường hợp như trên.
Bạn đang xem: Vu khống là gì
Khái niệm Tội vu khống theo Bộ luật hình sự?
Tội vu khống được quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:
“ 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Tội vu khống: 1900 6557
Tư vấn Tội vu khống theo Bộ luật hình sự năm
Thứ nhất, các yếu tố cấu thành Tội vu khống:
Mặt khách quan: Mặt khách quan của Tội vu khống có các dấu hiệu sau:
– Về hành vi, người phạm tội vu khống có một trong ba dạng hành vi sau đây:
+ Bịa đặt: Hành vi này được thể hiện thông qua việc người phạm tội đưa ra những thông tin không đúng sự thật, tự nghĩ ra một điều gì đó mà không có với người khác. Hình thức đưa ra thông tin có thể ở các dạng khác nhau như truyền miệng, viết đơn, qua các phương tiện thông tin đại chúng,…
+ Loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật: Người phạm tội dù không bịa đặt nhưng lại loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt. Việc loan truyền thông tin cũng có thể thể hiện đa dạng qua nhiều hình thức như: kể lại cho người khác nghe, đăng bài, chia sẻ bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng,…
+ Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Người phạm tội dù biết rõ người mình tố giác không có hành vi phạm tội nhưng vẫn tố cáo họ trước Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( Công an, Viện Kiểm sát,…)
– Về hậu quả: Tội phạm không bắt buộc phải gây ra hậu quả trên thực tế.
Khách thể: Các hành vi nêu trên xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân.
Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, tức là đáp ứng đủ hai điều kiện:
– Có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi;
– Đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự với tội phạm này: từ đủ 16 tuổi trở lên.
Thứ hai, về hình phạt:
Mức hình phạt đối với tội phạm này được chia thành ba khung, cụ thể như sau:
– Khung 1 (khoản 1): có mức hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Khung hình phạt này được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan và chủ quan.
– Khung 2 (khoản 2): có mức phạt tù từ một năm đến bảy năm, được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
+ Có tổ chức (xem giải thích tương tự ở tội giết người);
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn (xem giải thích tương tự ở tội làm nhục người khác);
+ Đối với nhiều người (từ hai người bị hại trở lên);
+ Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho chính người phạm tội
– Khung 3 (khoản 3): có mức phạt tù từ 3 năm đến 7 năm, được áp dụng với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
+ Vì động cơ đê hèn;
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Làm nạn nhân tự sát.
– Hình phạt bổ sung (khoản 4): Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị: áp dụng hình thức phạt tiền hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Một số điểm cần lưu ý:
– Đối tượng bị vu khống của tội này không phải là pháp nhân hay một nhóm người mà là con người cụ thể.
– Người phạm tội thuộc trường hợp quy định ở khoản 1 chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi người bị hại có yêu cầu khởi tố hình sự. Nếu trước ngày mở phiên toà sơ thẩm hình sự, người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì vụ án phải được đình chỉ.
– Thực tế có rất nhiều tin báo tố giác tội phạm do công dân, tổ chức cung cấp, nhưng qua điều tra xác minh Cơ quan điều tra xác định không có tội phạm xảy ra và đã ra quyết định không khởi tố vụ án.
– Có trường hợp đơn tố giác tội phạm đã được đưa vào tiến trình tố tụng hình sự, nhưng sau đó Cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định đình chỉ vì không có tội – tức là sự tố giác tội phạm sai sự thật. Không phải trường hợp nào, hành vi tố giác tội phạm sai sự thật cũng cấu thành tội vu khống. Muốn xác định có hành vi vu khống hay không phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào lý do, mục đích khác nhau của việc cung cấp tin báo tố giác tội phạm.
Trên đây là sự phân tích và bình luận về tội vu khống theo quy định mới nhất tại Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017, nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về loại tội này, hãy nhấc điện thoại và bấm số 1900 6557 để được các chuyên viên tư vấn pháp lý nhiều năm kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ tư vấn toàn diện cho quý khách hàng. HÃY TIN TƯỞNG TỔNG ĐÀI TƯ VẤN HÌNH SỰ 1900 6557.
Xem thêm: Chim Sa Cá Nhảy Nghĩa Là Gì, Chim Xa Cá Nhẩy Là Điềm Tố Hay Xấu Cách Hao Giải
Chúng tôi cam kết đem lại cho khách câu trả lời chính xác và hài lòng nhất.
Khi cần tư vấn, khách hàng hãy nhấc máy và GỌI TỚI TỔNG ĐÀI TƯ VẤN: 1900 6557 để được các chuyên viên tư vấn của chúng tôi tư vấn.
Quý khách hàng vui lòng tham khảo nội dung mục HỎI – ĐÁP luật Hình sự liên quan đến nội dung bài viết trên như sau:
Xử lý thế nào khi bị người khác vu khống?
Xin chào công ty Luật Hoàng Phi. Tôi là Hà Thanh, tôi có một vấn đề xin được Luật sư tư vấn như sau:
Trước đây, tôi có yêu một người, anh ta tên Vinh, quê gốc ở Nghệ An. Nhưng yêu nhau được hơn 1 năm thì chúng tôi chia tay nhau vì cảm thấy không phù hợp. Khoảng 2 tháng trở lại đây, anh ta bị một người lạ mặt bêu xấu trên facebook, người này dùng nhiều lời lẽ xúc phạm và đăng tải những hình ảnh không hay về anh ta lên mạng xã hội, khiến anh ta bị bạn bè xa lánh. Khi chưa xác định được cụ thể danh tính người nói xấu anh ta, anh ta đã đổ lỗi cho tôi và kiện tôi đã làm việc này với tội danh xúc phạm danh dự, nhân phẩm của anh ta. Anh ta đã làm đơn gửi đến cơ quan công an, viện kiểm sát và cơ quan nơi tôi làm việc. Vì vậy, tôi bị giám đốc công ty mời lên làm việc và bị đình chỉ công tác. Tôi rất bức xúc khi mình bị vu khống như vậy và đã vào facebook tìm hiểu, qua một vài người bạn tôi đã xác định được thông tin người đăng tải hình ảnh nói xấu anh ta, đó là một đồng nghiệp ở cơ quan anh ta. Tôi đã lưu lại địa chỉ facebook, hình ảnh, số điện thoại của người này và ghi âm được cuộc điện thoại thừa nhận việc bêu xấu anh ta của người kia. Tôi muốn hỏi Luật sư là tôi có thể kiện anh ta về tội vu khống với những bằng chứng tôi thu thập được như trên không? Cơ quan tôi đình chỉ công việc của tôi như vậy đúng hay sai?
Trả lời:
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất: Về việc khởi kiện người khác về tội vu khống
Căn cứ theo quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 thì vu khống được hiểu là:
– Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
– Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Đối chiếu với hành vi của anh Vinh, có thể thấy rằng, anh Vinh khi chưa điều tra rõ ràng sự việc, chưa tìm hiểu kĩ xem ai là người đã bêu xấu anh ta, sử dụng hình ảnh của anh ta lan truyền trên mạng xã hội và dùng lời lẽ xúc phạm anh ta mà đã khẳng định đó là do bạn làm và tố cáo bạn tới cơ quan có thẩm quyền như cơ quan công an, viện kiểm sát. Như vậy, hành vi này của anh ta có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo quy định tại Khoản 1 Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 nêu trên.
Tuy nhiên, tại Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại như sau:
“1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”
Như vậy, trường hợp này, chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội vu khống theo quy định tại Khoản 1 Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 nêu trên khi có yêu cầu của người bị hại.
Trường hợp không có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự về tội vu khống thì bạn cũng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại theo quy định tại Khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Theo đó, Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:
“1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Như vậy, khi có đầy đủ bằng chứng chứng minh hành vi bôi nhọ, bêu xấu anh ta trên mạng xã hội không phải do bạn làm. Và việc anh ta chưa điều tra rõ vụ việc đã khẳng định việc này do bạn làm, kiện bạn đến cơ quan nơi làm việc, cơ quan có thẩm quyền đã xâm hại đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của bạn. Đồng thời, dẫn tới việc bạn bị cơ quan đình chỉ công tác. Trường hợp này, anh ta phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín cho bạn như là bồi thường mức thu nhập thực tế khi bạn bị đình chỉ, bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần. Mức bồi thường này trước tiên sẽ do hai bên thỏa thuận với nhau. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì sẽ tùy vào mức độ thiệt hại mà bồi thường nhưng không được quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Thứ hai: Về việc cơ quan đình chỉ công tác của bạn.
Vì bạn không nêu rõ cơ quan bạn đình chỉ công việc của bạn theo hình thức tạm đình chỉ công việc hay áp dụng hình thức kỉ luật sa thải đối với bạn nên chúng tôi sẽ trình bày theo cả hai hình thức này.
*) Về hình thức xử lý kỷ luật sa thải: Điều 126 Bộ luật lao động 2012 quy định vấn đề này như sau:
“Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”
*) Về hình thức tạm đình chỉ công việc: Điều 129 Bộ luật lao động 2012 quy định vấn đề này như sau:
“1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
Xem thêm: Hệ Thống Điều Hòa Trung Tâm Là Gì? Vrv Là Gì Điều Hòa Vrv Là Gì
4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.”
Đối chiếu với các quy định trên thì với vụ việc này, cơ quan nơi bạn làm việc không có quyền tạm đình chỉ công việc hay áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với bạn. Trường hợp này, để bảo vệ quyền lợi của mình bạn có quyền làm đơn khiếu nại đến ban giám đốc, lãnh đạo của công ty để được giải quyết. Nếu ban lãnh đạo công ty không giải quyết thì bạn có quyền khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty bạn có trụ sở (khi có đầy đủ căn cứ để xác định rằng quyền lợi của mình đang bị xâm phạm) để Tòa án xác minh, giải quyết vụ việc, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bạn.
Chuyên mục: Định Nghĩa