Undp là gì Update 01/2025

It looks like your browser does not have JavaScript enabled. Please turn on JavaScript and try again.

Bạn đang xem: Undp là gì

UNDP có mặt tại Việt Nam từ năm 1977 khi rất ít nhà tài trợ hoạt động tại đây. Chỉ có Thụy Điển, Phần Lan và một số tổ chức khác thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc hiện diện trong giai đoạn này, trong khi phần lớn các nhà tài trợ lớn khác của Việt Nam chỉ bắt đầu hoặc nối lại chương trình viện trợ của mình từ năm 1993.

Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group), thường được gọi tắt là Ngân hàng Thế giới, viết tắt là WB, là một tổ chức tài chính đa phương có mục đích trung tâm là thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển bằng cách nâng cao năng suất lao động ở các nước này.
Tháng 7.1944, đại biểu của 44 nước họp tại Britơn Ut (Bretton Woods) ở Niu Hampsơ (New Hampshire, Hoa Kỳ) đã sáng lập ra Ngân hàng quốc tế Về khôi phục và phát triển (IBRD) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm xây dựng lại và hỗ trợ trật tự kinh tế và tài chính quốc tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (hai thể chế này, vì vậy, còn gọi là Thể chế Britơn Ut). Bắt đầu hoạt động từ 1946, Ngân hàng Thế giới có quan hệ chặt chẽ với Quỹ Tiền tệ quốc tế, thành viên của Ngân hàng Thế giới cũng là thành viên của Quỹ Tiền tệ quốc tế. Hiện nay, Ngân hàng Thế giới có hơn 40 văn phòng đặt tại các nước.
Cơ quan cao nhất là của WB Hội đồng Quản trị. Cơ quan chấp hành là Ban Giám đốc. Trụ sở đặt tại Oasinhtơn (Hoa Kỳ). Có phân ban tại Tôkyô (Nhật Bản) và Pari (Pháp). Việt Nam là thành viên từ 1976. Các Tổng giám đốc. Như một thông lệ, các tổng giám đốc của WB đều do đương kim tổng thống Hoa Kỳ chỉ định Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (tên gọi đầy đủ của chức vụ này là “Phó tổng giám đốc phụ trách phát triển và kinh tế học, nhà kinh tế trưởng”) là cấp bậc quản lý cao nhất về chuyên môn trong Ngân hàng Thế giới. Người giữ chức vụ này là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất tới kinh tế thế giới, và thường là những học giả kinh tế xuất chúng.
Chức năng của WB được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện. Nhóm Ngân hàng thế giới bao gồm năm tổ chức:
2. Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA),được thành lập năm 1960 chuyên cung cấp tài chính cho các nước nghèo;
3. Nghiệp đoàn Tài chính quốc tế (IFC), thành lập năm 1956 chuyên thúc đẩy đầu tư tư nhân ở các nước nghèo;
4. Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA), thành lập năm 1988 nhằm thúc đẩy FDI vào các nước đang phát triển
5. Trung tâm quốc tế Giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID), thành lập năm 1966 như một diễn đàn phân xử hoặc trung gian hòa giải các mâu thuẫn giữa nhà đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư.
Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển thông qua trợ giúp kĩ thuật, cho vay vốn dự án đối với các chính phủ.
Huy động vốn từ những thị trường tài chính quốc tế và sử dụng chúng trong các dự án phát triển ở các nước đang phát triển. Tất cả các khoản vay của WB đều phải hoàn trả với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường.
1) Vay vốn đầu tư: dựa trên những dự án của chính phủ các nước tiếp nhận. Khoản vốn này có lãi suất cao hơn lãi suất thị trường với thời hạn 15 – 20 năm; thời gian ân hạn tới 5 năm.
2) Vay vốn điều chỉnh: trợ giúp chương trình cải cách kinh tế của các nước tiếp nhận nhằm khôi phục tăng trưởng kinh tế và cán cân thanh toán của nước đi vay. Kể từ khi có suy thoái kinh tế toàn cầu những năm 1980, WB mở rộng phạm vi hoạt động cho vay tới những khoản vay điều chỉnh ngành và cơ cấu.
3) Đồng tài trợ: WB phối hợp với khu vực tư nhân, tổ chức song phương hoặc đa phương, và các tổ chức chính phủ tài trợ cho một số chương trình của mình.
4) Quỹ tín thác: được đóng góp từ những quốc gia tài trợ, tổ chức đa phương, các tổ chức phi chính phủ, quỹ và tổ chức tư nhân khác tập trung vào những dự án trợ giúp kĩ thuật ở các nước đang phát triển. Hiện nay, IBRD có trên 850 quỹ tín thác.
5) Trợ giúp kĩ thuật: cung cấp nguồn lực và chuyên gia cho các nước đang phát triển để xây dựng những thể chế cần thiết cho quá trình phát triển.
Những chương trình này tập trung vào phát triển khu vực tư nhân, bảo vệ môi trường và xoá đói giảm nghèo. Trợ giúp kĩ thuật chiếm khoảng 10% các khoản cho vay. Chỉ cho vay đối với các nước thành viên; nếu là tư nhân vay thì phải được nhà nước bảo lãnh, vv.
Mục đích cho vay không chỉ nhằm thăng bằng cán cân thanh toán và phát triển kinh tế, mà còn nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế về tiền tệ. Việc xây dựng hệ thống thanh toán nhiều bên, tạo sự ổn định của ngân hàng căn cứ vào số cổ phần của mỗi nước thành viên. Lợi dụng đa số phiếu, các nước phương Tây thường lái các hoạt động của tổ chức này theo hướng có lợi cho họ cả về kinh tế và chính trị.
Tính đến tháng 2 năm 2012, các khoản cam kết tài chính của Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam (bao gồm cả IBRD và IDA) trị giá gần 15 tỉ đô la Mỹ cho 111 dự án.Các khoản tín dụng này tập trung vàolĩnh vực cơ sở hạ tầng, bao gồm giao thông và phát triển đô thị, phát triển nông thôn, năng lượng, quản lý tài nguyên nước, cải cách hành chính công, tài chính, giáo dục, y tế và dịch vụ xã hội, và môi trường
Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) là tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc được thành lập năm 1965 tại Niu Oóc trên cơ sở hợp nhất hai cơ quan của Liên hợp quốc là Chương trình Hỗ trợ Kỹ thuật mở rộng (EPTA) và Quỹ Đặc biệt của Liên hợp quốc.

Tất cả các nước là thành viên Liên hợp quốc hoặc là thành viên của một trong những tổ chức chuyên môn của hệ thống Liên hợp quốc, hoặc là thành viên của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đều có thể trở thành thành viên của UNDP.Trong hệ thống Liên hợp quốc, UNDP đã trở thành cơ quan viện trợ kĩ thuật lớn nhất với hai tính chất viện trợ cơ bản là chuyển giao công nghệ và chuẩn bị cho đầu tư (hay tiền đầu tư) theo từng chu kì 5 năm cho chương trình quốc gia của các nước. Cơ quan lãnh đạo là Ban Điều hành gồm 36 thành viên (Châu Phi 8, Châu Á – Thái Bình Dương 7, Đông Âu 4, Mĩ Latinh và Caribê 5, Tây Âu và khu vực khác 12) do Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu với nhiệm kì 3 năm; họp mỗi năm 2 lần, lần lượt tại Niu Yooc (New York) và Giơnevơ (Genève). Cơ quan thường trực là Ban Thư kí và các cục, vụ chuyên ngành tại trụ sở Niu Yook và cơ quan đại diện UNDP tại Giơnevơ.
UNDP là cơ quan trục thuộc Đại Hội đồng Liên hợp quốc, chịu sự chi phối của Đại Hội đồng và ECOSOC. Đại Hội đồng quyết định các vấn đề chính sách lớn, ECOSOC xác định các nguyên tắc, quy chế hoạt động.v.. Người đứng đầu UNDP được gọi là Tổng Giám đốc (Admmistrator) do Tổng Thư ký Liên hợp quốc bổ nhiệm. Hội đồng Chấp hành là cơ quan tối cao xem xét, phê duyệt các chương trình viện trợ cho các nước, khu vực và kiến nghị chính sách và phương hướng hoạt động của mình lên ECOSOC. UNDP là tổ chức viện trợ phát triển lớn nhất hệ thống Liên hợp quốc hiện nay: Vốn của UNDP chủ yếu là nguồn đóng góp tự nguyện của các nước thành viên, các tổ chức, cá nhân. Trung bình hàng năm UNDP quản lý khoảng 2,3 tỷ USD viện trợ thông qua các nguồn vốn thường xuyên (core resources), không thường xuyên (non-core resources) và các nguồn đồng tài trợ khác (co-financing or cost-sharing resources). 90% viện trợ từ nguồn vốn thường xuyên của UNDP được dành cho các nước nghèo, nơi chiếm 90% tỷ lệ nghèo đói của thế giới hiện nay. Tôn chỉ mục đích và hoạt động Giúp đỡ nỗ lực của các quốc gia nhằm đạt được mục tiêu phát triển con người bền vững, bằng cách hỗ trợ các quốc gia xây dựng năng lực trong việc thiết kế và thực hiện các chương trình phát triển nhằm xoá bỏ đói nghèo, tạo công ăn việc làm và tìm phương cách mưu cầu sự sống bền vững, nâng cao địa vị của phụ nữ, bảo vệ và tái tạo môi trường, ưu tiên hàng đầu cho xoá đói giảm nghèo. Các nguồn lực của UNDP cần phải được sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả nhất để đem lại tác động tối đa tới sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước nhận viện trợ.
Khuyến khích nâng cao sự tự chủ của các nước đang phát triển đối với năng lực quản lý, kỹ thuật, hành chính và những nghiên cứu cần thiết để xây dựng và thực hiện các chính sách và kế hoạch phát triển của các nước. Hoạt động của UNDP tập trung tăng cường hợp tác quốc tế vì sự nghiệp phát triển; trợ giúp việc tăng cường khả năng quản lý quốc gia, sự tham gia rộng rãi hơn của nhân dân, phát triển khu vực nhà nước và tư nhân, sự tăng trưởng công bằng. Các chương trình và dự án hỗ trợ của UNDP được xây dựng dựa trên cơ sở các kế hoạch và ưu tiên quốc gia và các ưu tiên trong chính sách củaUNDP.
Trợ giúp của UNDP xuất phát từ yêu cầu của các chính phủ và các lĩnh vực ưu tiên của UNDP. Các lĩnh vực hỗ trợ của UNDP là: Thực hiện các nghiên cứu về chiến lược, chính sách và đưa ra các khuyến nghị; cung cấp các dịch vụ về tư vấn kỹ thuật; thực hiện các nghiên cứu khả thi, tiền khả thi; tiến hành các phân tích và đánh giá thực trạng, nghiên cứu tổng quan và xây dựng các quy hoạch tổng thể; Thực hiện các nghiên cứu đánh giá thực trạng và đưa ra các khuyến nghị về phát triển tổ chức và thiết chế, nghiên cứu đánh giá các chính sách, luật lệ và quy chế có tác động đến việc thực thi thiết chế, hỗ trợ trong việc phân tích và phát triển, và lắp đặt các hệ thống quản lý như lập kế hoạch, thông tin, báo cáo lập ngân sách, kế toán… Đào tạo về khoa học kỹ thuật, quản lý, nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn. Trao đổi thông tin và tổ chức tham quan, khảo sát, hội thảo và tập huấn; Hỗ trợ nghiên cứu về phát triển và thực hiện các sắp xếp về tổ chức để đáp ứng chức năng, nhiệm vụ được giao. Giúp đánh giá và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý; Hỗ trợ chuyển giao công nghệ phù hợp, khuyến khích và giúp đỡ phát triển năng lực công nghệ quốc gia. Trợ giúp việc thiết lập và nâng cấp các phương tiện vật chất và trang thiết bị. Từ năm 2000, UNDP chuyển mạnh theo hướng tư vấn vi mô các vấn đề về thể chế, chính sách cũng như tăng cường năng lực tập trung cho các hoạt động hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và xoá đói giảm nghèo. Các dự án trợ giúp kỹ thuật và tăng cường năng lực của UNDP cũng ngày càng gắn với hỗ trợ xây dựng các chính sách phục vụ phát triển của các nước nhận viện trợ.
2. Phương hướng hoạt động
Trong thời gian tới, UNDP sẽ tiếp tục tập trung phát huy bốn ưu tiên để giúp UNDP chuyển mạnh theo hướng tư vấn vĩ mô: thực hiện tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ; hoạt động có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực, phát triển công nghệ thông tin. Đồng thời, sẽ bổ sung thêm hai ưu tiên khác là: ủng hộ nỗ lực cải tổ Liên hợp quốc của Tổng Thư ký;cải thiện nguồn tài chính hiện có cụ thể:
Về các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG): UNDP sẽ tập trung: a) Đạt được những kết quả tại cấp độ quốc gia:UNDP giữ vững tốc độ hiện nay và tiếp tục tăng cường quá trình báo cáo MDG, các sản phẩm và các bước đi tiếp theo để các báo cáo MDG trở thành một công cụ thúc đẩy phát triển; b) Phối hợp với các tổ chức Liên hợp quốc tại quốc gia nâng cao nhận thức về MDG trong hệ thống Liên hợp quốc và trên thế giới; c) Tăng cường năng lực theo dõi và phân tích sử dụng quy định của MDG; d) Thúc đẩy phương thức điều hành quốc gia bằng cách giúp quốc gia bày tỏ những ưu tiên của mình trong quá trình tư vấn và cung cấp thông tin cơ bản giúp tất cả các bên có thế tham gia có ý nghĩa vào quá trình tư vấn; e) Hợp tác với Ngân hàng Thế giới và các ngân hàng phát triển khu vực; f) Sắp xếp các chương trình và chính sách để thể hiện tầm quan trọng của nhiệm vụ mới của UNDP về MDG. Ngăn chặn khủng hoảng và tái thiết sẽ là mục tiêu được quan tâm đặc biệt trong thời gian tới. UNĐP sẽ tăng cường năng lực của các nhân viên, vận động các nhà tài trợ, và đảm bảo việc phân phối các dịch vụ xã hội cơ bản.Trong lĩnh vực hoạt động có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực, UNDP sẽ tập trung vào tính thống nhất của kế hoạch hành động, đánh giá tính khả thi của chương trình. Với các cơ sở hạ tầng cơ bản đã có, trọng tâm hoạt động sẽ được chuyển sang phát triển các nội dung bổ sung cho các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo và nhạy bén hơn mà các văn phòng quốc gia có thể đóng góp cho các kế hoạch ưu tiên quốc gia. UNDP sẽ mở rộng mạng lưới toàn cầu để các khách hàng từ bất cứ đâu, bên trong UNDP, tại các quốc gia các tổ chức Liên hợp quốc và cộng đồng phát triển, đều có thể hưởng lợi từ kiến thức, tri thức, và các kinh nghiệm.
Về cải tổ Liên hợp quốc: UNDP sẽ tích cực hỗ trợ nỗ lực của Tổng Thư ký nhằm cải tổ Liên hợp quốc. Một số hoạt động chính gồm đơn giản và hài hoà hoá các mô hình thực hiện chương trình của các tổ chức Liên hợp quốc tại quốc gia để tăng hiệu quả viện trợ và sự hợp tác, giảm chi phí giao dịch cho các đối tác. Về nguồn tài chính, UNĐP sẽ tiếp tục sắp xếp các chương trình toàn cầu và quốc gia phù hợp với các lĩnh vực hoạt động, quá trình hoạt động, nguồn huy động tài chính. Những khoản đầu tư cho UNDP thông qua các kế hoạch công tác sẽ được thể chế hoá.
Việt Nam ký Hiệp định hợp tác với UNDP ngày 21 tháng 3 năm 1978.Việt Nam là thành viên Hội đồng Chấp hành nhiệm kỳ 2000-2002, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội đồng Chấp hành năm 2000 và 2001.
Với vai trò là một cơ quan tài trợ của Liên hợp quốc, UNDP bắt đầu thực hiện chương trình hỗ trợ tại Việt Nam từ 1978. Từ đó đến nay, UNDP đã thực hiện cho nước ta sáu chương trình viện trợ với tổng số vốn khoảng 430 triệu USD. Nhìn chung các chương trình viện trợ của UNDP cho Việt Nam được đánh giá là thực hiện tốt, có hiệu quả. UNDP coi Việt Nam là một điển hình trong quan hệ hợp tác giữa UNDP với các nước. Qua các chương trình dự án của mình, UNDP đóng góp đáng kể vào quá trình xây dựng và thực hiện chính sách đổi mới, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, pháp luật, hành chính. Xây dựng kế hoạch phát triển tổng thể cho nhiều ngành, địa phương và tích cực hỗ trợ công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nước ta, (đặc biệt là trong việc huy động viện trợ, giúp Chính phủ điều phôí viện trợ, hội nhập khu vực và thế giới và một số lĩnh vực cải cách thể chế nhạy cảm bao gồm việc phát triển khuôn khổ pháp lý và cải cách hành chính.
Quản trị quốc gia theo nguyên tắc dân chủ: Nhằm thực hiện thành công các mục tiêu đầy tham vọng về tăng trưởng kinh tế và phát triển con người, Việt Nam cần đặt công tác quản tri quốc gia trên các nguyên tắc bình đẳng, trách nhiệm giải trình, dân chủ và minh bạch. Tiêu chuẩn cao về cung cấp dịch vụ công và sự tham gia nhiều hơn của người dân vào quá trình ra quyết định đóng vai trò trung tâm. Trong bối cảnh đó, UNDP quyết tâm hỗ trợ tiến trình đổi mới về cải cách thể chế và quản trị. Các dự án của UNDP hỗ trợ việc tăng cường các cơ quan dân cử ở cấp trung ương và địa phương; xây dựng khuôn khổ luật pháp; cải cách hành chính; phân cấp quản lý; quản lý tài chính công; và chuẩn bị cho Việt Nam tham gia vào các hệ thống và thiết chế thương mại toàn cầu.

Xem thêm: Xe Grab Là Gì – Grab HoạT ĐộNg Như Thế NàO


Xóa đói giảm nghèo:
Sau một thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, Việt Nam đang đứng trước thách thức phải duy trì những thành tựu đầy ấn tượng về giảm nghèo. Điều đó đòi hỏi phải khắc phục tình trạng bất bình đẳng và tập trung hỗ trợ người nghèo đang bị tách biệt với đà tăng trưởng kinh tế, trong khi vẫn phải giải quyết những vấn đề được đặt ra bởi nhu cầu hội nhập với nền kinh tế thế giới. UNDP đang hỗ trợ Chính phủ trong việc phát triển năng lực nhằm theo dõi và phân tích tình hình nghèo đói và gợi ý các giải pháp xóa đói giảm nghèo. UNDP hợp tác với các tổ chức khác trong việc hỗ trợ các dự án xóa đói giảm nghèo ở cấp cơ sở, trao quyền cho các cộng đồng địa phương và chia sẻ bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước để có thể nhân rộng tại Việt Nam.
Ngăn chặn khủng hoảng và khôi phục sau khủng hoảng:
Việt Nam thường hay gặp thiên tai, gây cản trở lớn cho các nỗ lực phát triển bền vững. Sử dụng các phương pháp tiếp cận mang tính sáng tạo và công nghệ tiên tiến nhất, UNDP khuyến khích sự tham gia và trao quyền cho các cộng đồng địa phương nhằm phòng ngừa, chuẩn bị sẵng sàng để đối phó và quản lý rủi ro thiên tai. UNDP hợp tác với Chính phủ trung ương và chính quyền địa phương cũng như các tổ chức phi chính phủ trong việc xây dựng chiến lược phòng chống thiên tai và các chương trình tập huấn cũng như tăng cường năng lực quốc gia nhằm điều phối cứu trợ thiên tai. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ các hoạt động này góp phần hữu ích vào cuộc đối thoại chính sách giữa Chính phủ, UNDP và các nhà tài trợ khác nhằm xây dựng các phương pháp tiếp cận chung để giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại Việt Nam.
Năng lượng và môi trường:
Quản lý tốt các nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên là yếu tố then chốt của phát triển bền vững, đặc biệt ở một đất nước mà đất đai tiếp tục là nguồn sống của 70% dân số. UNDP có vai trò là chất xúc tác, người tổ chức và người cung cấp tri thức chuyên môn giúp Chính phủ phát triển năng lực của mình trong việc quản lý môi trường và tuyên truyền, phổ biến khái niệm này trong người dân. UNDP hợp tác với các nhà chức trách ở cấp trung ương và địa phương nhằm xây dựng kế hoạch kiểm sóat ô nhiễm; hỗ trợ việc xây dựng hệ thống vườn quốc gia và bảo tồn đa dạng sinh học; góp phần xúc tiến năng lượng sạch và hỗ trợ việc phát triển mạng lưới quốc gia về năng lượng sạch. UNDP cũng hỗ trợ nhiều dự án giúp Việt Nam thực hiện các cam kết toàn cầu về biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và các chất gây ô nhiễm hữu cơ.
Phòng chống HIV/AIDS:
AIDS đã lan truyền nhanh chóng trên khắp Việt Nam kể từ khi trường hợp đầu tiên được phát hiện vào năm 1990. Nếu không có những biện pháp mạnh mẽ và tức thời thì HIV/AIDS có thể làm đảo ngược những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. UNDP giúp Việt Nam xây dựng sự cam kết bền vững và vai trò lãnh đạo nổi bật trong cuộc chiến chống HIV/AIDS cũng như giúp các tổ chức ở cấp trung ương, địa phương và các tổ chức xã hội trong việc nâng cao nhận thức, hiểu biết và xây dựng các công cụ để ngăn chặn dịch bệnh này một cách có hiệu quả.

Xem thêm: Whatapp Là Gì – Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Whatsapp Từ A


Bình đẳng giới:
Vì phân biệt đối xử với phụ nữ là một trong những nguyên nhân chính gây ra đói nghèo, nên vấn đề giới được đặt ở trung tâm nội dung công việc của UNDP. UNDP hợp tác với Chính phủ nhằm tiếp tục xem xét những bất bình đẳng và quan tâm về giới ở tất cả các khía cạnh của quy trình xây dựng chính sách ở Việt Nam. UNDP cũng tham gia vào những nỗ lực xúc tiến vai trò của phụ nữ trong lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp.
Xem theo ngày tháng Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 Ngày 8 Ngày 9 Ngày 10 Ngày 11 Ngày 12 Ngày 13 Ngày 14 Ngày 15 Ngày 16 Ngày 17 Ngày 18 Ngày 19 Ngày 20 Ngày 21 Ngày 22 Ngày 23 Ngày 24 Ngày 25 Ngày 26 Ngày 27 Ngày 28 Ngày 29 Ngày 30 Ngày 31 Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 Tháng 04 Tháng 05 Tháng 06 Tháng 07 Tháng 08 Tháng 09 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2021 Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 Xem

Chuyên mục: Định Nghĩa