Nhà đầu tư thiên thần và nhà đầu tư mạo hiểm đang là khái niệm được cộng đồng khởi nghiệp quan tâm. Cổng thông tin doanh nghiệp giới thiệu với độc giả sự khác nhau cơ bản giữa nhà đầu tư thiên thần và nhà đầu tư mạo hiểm.
Nhìn chung, Nhà đầu tư thiên thần (NĐTTT) đang tìm kiếm những mục tiêu tương tự với Nhà đầu tư mạo hiểm (NĐTMH), nhưng các công ty khởi nghiệp nên nhận thức rằng giữa NĐTTT và NĐTMH vẫn có nhiều sự khác biệt đáng kể và đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược tài chính của các công ty khởi nghiệp.
Bạn đang xem: Venture capitalist là gì
Đang xem: Venture capitalist là gì
Sau đây là những sự trái ngược rõ ràng mà bạn nên biết:
I. Định nghĩa:
– NĐTTT là các cá nhân có giá trị tài sản ròng cao, trên $1 triệu (không bao gồm giá trị căn nhà), hoặc là các cá nhân có thu nhập trên $200.000/năm (và trên $300.000 với 1 cặp vợ chồng) với kỳ vọng tài sản, thu nhập này sẽ tiếp tục duy trì trong tương lai. NĐTTT khác biệt với Bạn bè và Gia đình ở chỗ Bạn bè, Gia đình là những người sẵn sàng đầu tư từ rất sớm khi tất cả những gi bạn có chỉ là ý tưởng và họ đầu tư vào BẠN hơn là cho công ty của bạn.
– NĐTMH được hình thành rất điển hình dưới dạng Công ty Hợp danh hữu hạn (Limited Partnerships) trong đó các Thành viên trách nhiệm hữu hạn (Limited Partners) góp vốn vào quỹ Đầu tư mạo hiểm (Venture Capital fund). Công ty quản lý quỹ thường được gọi là Thành viên chung (General Partner); công việc của họ là tìm kiếm các thương vụ tốt và đầu tư vào một vài thương vụ mà họ nghĩ rằng sẽ thu lại nhiều tiền nhất cho các Thành viên trách nhiệm hữu hạn.
II. Quy mô đầu tư:
– Các NĐTTT với tư cách cá nhân thường đầu tư trong khoảng từ $25.000 đến $100.000 bằng số tiền của chính họ. Mặc dù vẫn có NĐTTT đầu tư ít hơn $25K và nhiều hơn $100K nhưng trên là khoảng đầu tư phổ biến nhất của các NĐTTT. Các Nhóm NĐTTT hoạt động nhằm quy tụ nhiều NĐTTT lại để cùng đầu tư vào một thương vụ, trung bình quy mô trên $750.000. Các nhóm này đang ngày càng phổ biến và góp phần thúc đẩy quá trình đầu tư nhanh hơn và tất cả cùng sử dụng chung các điều khoản đầu tư.
– Các NĐTMH đầu tư trung bình khoảng $7 triệu cho một công ty.
III. Giai đoạn đầu tư:
– NĐTTT chủ yếu đầu tư vào giai đoạn sớm hơn so với NĐTMH. Tất nhiên NĐTTT không thích đầu tư vào những thứ chỉ đơn thuần là ý tưởng. Vì vậy, các doanh nhân thường bắt đầu khởi nghiệp nhờ vào Bạn bè và Gia đình để cấp vốn cho giai đoạn đầu của công ty để phát triển được sản phẩm mẫu hoặc các phiên bản thử nghiệm của sản phẩm. Giai đoạn các NĐTTT góp vốn phổ biến nhất là từ cuối giai đoạn hoàn thiện công nghệ kỹ thuật đến đầu giai đoạn gia nhập thị trường.
– Sau đó, các NĐTMH sẽ tham gia vào vòng “Series A” nhằm thúc đẩy công ty tăng trưởng và mở rộng thị phần một cách nhanh chóng. Các NĐTMH sẽ giúp công ty tăng trưởng cho đến khi họ sẵn sàng để trở thành công ty đại chúng hoặc được mua lại, và do vậy số tiền đầu tư ngày càng tăng lên nhiều hơn qua các vòng đầu tư.
Xem thêm: Công Ty Tnhh Viettel Idc Là Gì, Công Ty Tnhh Viettel
IV. Thẩm định chi tiết (due diligence):
– NĐTTT: Thẩm định chi tiết có thể chỉ là đi uống cà phê hay ăn trưa với một doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở để tiến hành tìm hiểu và thẩm tra kỹ hơn cùng các chuyên gia về doanh nghiệp định đầu tư. Khi các NĐTTT đầu tư theo Nhóm, họ sẽ thực hiện nhiều thẩm định chi tiết hơn so với khi đầu tư riêng lẻ.
– NĐTMH: Thẩm định chi tiết được thực hiện rất nhiều vì NĐTMH chịu trách nhiệm nhận ủy thác đầu tư của các Thành viên trách nhiệm hữu hạn khác. Họ có thể chi $50.000, thậm chí nhiều hơn để tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về triển vọng của khoản đầu tư.
V. Ra quyết định:
– NĐTTT tự mình ra quyết định và không bị chi phối bởi bất cứ ai, ngoại trừ có thể là vợ, chồng họ.
– NĐTMH hình thành một Ủy ban đầu tư, họ sẽ làm việc cùng nhau để đưa ra quyết định. Nhờ đó các quyết định trở nên khách quan và không bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của một thành viên nào đó về thương vụ định đầu tư.
VI. Lợi nhuận:
NĐTTT đầu tư sớm hơn NĐTMH cho nên họ sẽ có rủi ro cao hơn đối với khoản đầu tư. Dù vậy, họ cũng tìm kiềm những mức lợi nhuận tương tự mà NĐTMH tìm kiếm – chẳng hạn 10 lần khoản đầu tư trong 5 năm. Lý do họ tìm kiếm lợi nhuận cao như vậy là do một nửa các khoản đầu tư của họ có thể mất trắng và không đem lại bất cứ gì cho nhà đầu tư. NĐTMH và NĐTTT đều muốn có được lợi nhuận trong tất cả danh mục đầu tư của họ là khoảng 20-30% mỗi năm.
VII. Khung thời gian:
Hầu hết các NĐTTT và NĐTMH đều tìm kiếm cơ hội Thoái vốn (exit), hay còn gọi là Sự kiện tạo thanh khoản (Liquidity Event) để thu hồi vốn trong vòng 3-5 năm. Tất nhiên vài khoản đầu tư có thể đòi hỏi thời gian dài hơn, nhưng các NĐTTT cần lấy lại số tiền của họ, còn các NĐTMH thậm chí bị đặt dưới áp lực lớn hơn vì một quỹ đầu tư mạo hiểm điển hình thường có vòng đời 10 năm, sau đó quỹ phải hoàn trả toàn bộ vốn và lợi nhuận cho các Thành viên trách nhiệm hữu hạn.
Xem thêm: Dịch Vụ T Van Là Gì – Tu Van Muc Vu Co Chien Luoc
VIII. Sự tham gia và Hội đồng quản trị:
Khi các NĐTTT đầu tư theo nhóm, sẽ có một nhà đầu tư tham gia vào Hội đồng quản trị và đại diện cho quyền lợi của các nhà đầu tư. Nếu NĐTTT có những đóng góp đáng kể, họ sẽ tiếp tục có chỗ đứng trong Hội đồng quản trị kể cả sau khi các NĐTMH đầu tư. Trong những trường hợp khác, NĐTMH sẽ đại diện nhà đầu tư còn NĐTTT đóng vai trò người quan sát, không có quyền biểu quyết, hoặc rút toàn bộ khỏi Hội đồng.
IX. Chiến lược đối với NĐTTT và NĐTMH:
Huy động vốn từ NĐTTT là công việc khó khăn. Việc tìm cách tăng vốn luôn khiến doanh nghiệp sao lãng các công việc chính của họ như xây dựng sản phẩm và đưa sản phẩm tới khách hàng. Các doanh nghiệp nên cố gắng hoãn lại việc tăng vốn càng lâu càng tốt để có thể tạo ra các giá trị và sự định giá cao hơn cho công ty trước khi huy động vốn và giảm tỷ lệ cổ phần nắm giữ của họ. Đôi khi đầu tư thiên thần là một cách tuyệt vời để có đủ sức thu hút sự chú ý của một NĐTMH. Nhiều trường hợp các NĐTTT sẽ tiếp tục đầu tư và bạn có thể không cần tới NĐTMH nữa.
Chiến lược của bạn cho đầu tư thiên thần hay đầu tư mạo hiểm sẽ bao gồm các yếu tố như:
(1) Khả năng bạn làm việc trong khoảng thời gian dài với rất ít hoặc không có thu nhập;
(2) Sự sẵn có của các Nhóm NĐTTT trong khu vực của bạn;
(3) Số lượng và loại hình các NĐTMH ở khu vực của bạn. (Ví dụ: họ có đầu tư vào công ty ở giai đoạn sớm hay không, vv);
(4) Và cuối cùng, bởi vì tiền là một yếu tố thúc đẩy cho doanh nghiệp, bạn sẽ cần phải xác định nhu cầu cho sự phát triển nhanh chóng của sản phẩm và thị trường. Nếu dự án của bạn cần nhiều vốn trong khi các đối thủ đang bám đuổi phía sau, bạn có thể không có sự lựa chọn nào khác ngoài tăng vốn càng sớm càng tốt. Nếu chiến lược của bạn bắt đầu với các NĐTTT và sau đó là các NĐTMH ở vòng Series A, hãy ghi nhớ những điều sau đây:
(i) NĐTTT thường sẽ muốn có 20-30% số cổ phần của bạn cho nên hãy chắc chắn vẫn còn cổ phần cho các khoản đầu tư tiếp sau
(ii) Đảm bảo tài liệu của bạn phù hợp với NĐTMH. Sử dụng hợp đồng với các điều khoản thông dụng (bạn có thể tham khảo nvca.org để có các mẫu hợp đồng tốt). Thương vụ của bạn nên càng giống với các thương vụ khác về các điều khoản như thành lập công ty, các điều khoản, cấu trúc hội đồng quản trị, vv.. để càng hấp dẫn nhà đầu tư;
(iii) Cố gắng loại bỏ hoặc giảm thiểu sự tham gia của các nhà đầu tư chưa được xác nhận (non-accredited investors) trong thương vụ gọi đầu tư của bạn. Mặc dù bạn có thể gọi một số lượng nhất định các nhà đầu tư chưa được xác nhận trong một số loại thương vụ gọi đầu tư nhất định, tuy nhiên, tốt nhất hãy loại họ ra nếu bạn chắc chắn sẽ vào vòng gọi vốn ĐTMH (Nhóm Hỗ trợ đổi mới sáng tạo, Cục Phát triển doanh nghiệp).
Chuyên mục: Định Nghĩa