Trong quá trình sử dụng và làm quen với dàn âm thanh nói chung và các thiết bị âm thanh ghép nói riêng đặc biệt là Ampli, chắc chắn người sử dụng sẽ có nhiều thắc mắc và câu hỏi xoay quanh tác dụng tính năng hoặc những khái niệm xoay quanh thiết bị này. Bài viết này Thanh Tâm Audio xin tổng hợp một số khái niệm cũng như tính năng cơ bản tác dụng của những tính năng đó như thế nào, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Bạn đang xem: Subsonic là gì
Class A, Class AB, Class D là gì?
Ampli Class A là dạng Ampli có bảng mạch được thiết kế cho hiệu suất thấp, chỉ ở khoảng 25% công suất. Có nghĩa là cứ khoảng 100Wat điện đầu vào thì sẽ có 25Wat công suất phát ra ở loa còn 75Wat còn lại bị tổn hao dưới dạng toả nhiệt trên sò hoặc đèn điện tử của Ampli.
Hình ảnh: Tham khảo một sơ đồ bảng mạch Class A phổ biến
Ampli Class AB là dòng Ampli có hiệu suất ở khoảng 35-50% và được áp dụng phổ biến cũng như rộng rãi trên nhiều thiết bị Ampli của các thương hiệu Audio lớn trên TG. Cứ 100Wat đầu vào thì có khoảng 35-50% công suất đầu ra ở loa.
Ưu điểm của dòng Ampli Class A đó là không có miền phi tuyến và méo xuyên tâm chỉ có một sò duy nhất hoạt động tại trung điểm của đặc tuyến tải vì thế âm thanh ở các Ampli trang bị mạch Class A được giới chuyên môn đánh giá cao về sự ngọt ngào và trung thực. Dàn âm thanh mini Kenwood K270 là một trong những model hiếm hoi ở phân khúc Ampli có tuỳ chọn Class A bật tắt rời khi có nhu cầu sử dụng, một trong những bộ dàn âm thanh mini nhật có chất âm mộc mạch và tách bạch từng chi tiết.
Xem thêm: Những Gì Bạn Cần Biết Về Test Data Là Gì ? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích
Hình ảnh: Tham khảo một sơ đồ bảng mạch Class AB phổ biến
Ampli Class D – là thiết bị Ampli đươc thiết kế theo cấu trúc phi tuyến tính (hay amplifier PWM). Cho mức tiêu thụ điện năng thấp mà công suất được tái tạo rất cao, công nghệ này thuường được các hãng audio tích hợp trên các dàn âm thanh mini hoặc size trung nhỏ đời mới.
Hình ảnh: Tham khảo một sơ đồ bảng mạch Class D phổ biến
Để tìm hiểu rõ và sâu hơn về các công nghệ Ampli quý khách hàng có thể tham khảo thêm thông tin ở bài viết bên dưới.
CD Direct là gì?
Đây là chế độ thường bắt gặp trên các dòng Ampli như: Kewnood , Onkyo, Denon … có thể giải thích tác dụng của nút tuỳ chỉnh này như sau: là khi chọn chế độ này tín hiệu đưa vào Amply sẽ đi thẳng đến phần công suất để khuếch đại và đi thẳng ra loa chứ không qua mạch xử lý Treble Bass. (sẽ không chỉnh được Bass Treble)
Hình ảnh: Chế độ CD Direct trên Kenwood K270
Loudness là gì?
Loudness có thể hiểu đơn giản đó là chức năng dùng để kích và tăng 2 đầu của dải tần cao và thấp lên mạnh hơn mà vẫn giữ nguyên tần số giữa. Nút chức năng này được thiết kế và có thể bắt gặp ở các Ampli size trung hoặc nhiều Model ampli dân dụng nhằm đáp ứng cho khách hàng có mục đích sử dụng với âm lượng nhỏ (nghe ban đêm hoặc phòng cần yên tĩnh). Lúc này chế độ Loudless sẽ làm cho tai người nghe cảm nhận được với tần số âm thanh trung thực ở âm lượng rất bé. Còn đối với âm lượng lớn thì chúng tôi khuyên khách hàng không nên sử dụng tính năng này vì nó có thể dễ gây méo cũng như không hài hòa về tổng thể âm thanh của 3 dải vàthậm chí những phần tử tần số quá khích sẽ có khả năng gây hư hại cho cặp loa của dàn âm thanh nhà bạn.
Xem thêm: Taoism Là Gì – Taoism In Vietnamese
Hình ảnh: Chế độ Loudless và CD Drirect có trên Amplifier Denon 9.5
Trên đây là một vài khái niệm những tính năng có trên Ampli nói chung, người dùng có thể tham khảo và làm chủ thiết bị của mình một cách tốt hơn. Kiến thức trên chỉ mô tả khái quát tác dụng của những tính năng đó, nếu muốn biết thêm chi tiết và sâu hơn bạn đọc có thể tham khảo trên mạng hoặc các diễn đàn chơi âm thanh trong nước và quốc tế.
Chuyên mục: Định Nghĩa