Tử vong là gì Update 01/2025

Tử vong chu sinh là hiện tượng tử vong thai nhi và trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi chào đời. Tình trạng này chiếm 1/1000 trường hợp.

Bạn đang xem: Tử vong là gì

“Chu” là chung quanh, “chu sinh” là gần thời kỳ sinh. Nghĩa là trước khi sinh 12 tuần và sau khi sinh 1 tuần. Khi có thai đủ 28 tuần lễ thì bào thai đạt trọng lượng 1kg. Vì vậy, từ khoảng thời gian này, dù trẻ sống hay chết cũng phải khai sinh hoặc khai tử.

Có khoảng 30% tỉ lệ tử vong là chết non. Nguyên nhân do các khuyết tật của thai nhi và hội chứng suy hô hấp sơ sinh vì thai nhi chưa đủ trưởng thành.

Trẻ có thể đã tử vong trong bụng mẹ trước cơn chuyển dạ, trong quá trình chuyển dạ hoặc trong khoảng thời gian ngắn sau khi sinh. Có một số trường hợp không rõ nguyên nhân chính xác.

Nguyên nhân tử vong chu sinhNguyên nhân dẫn tới tử vong chu sinh ở trẻ dễ nhận thấy nhất là tình trạng thấp cân do non tháng chiếm tỷ lệ rất cao, đặc biệt thai nhi chưa được 28 tuần và trong khoảng từ 28 – 34 tuần. Với thai nhi được 35 – 37 tuần, hoặc là trên 42 tuần thì tỷ lệ này giảm rõ rệt. Điều này cho thấy công tác quản lý thai nghén, điều trị giữ thai cho sản phụ ở giai đoạn non tháng thêm được một tuần hoặc nhiều hơn là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa với sự sống cũng như quá trình phát triển của đứa trẻ sau này.

*

Dây rốn thắt nút là một trong những nguyên nhân thường thấy của tử vong chu sinh

1. Tử vong trước sinh

Không rõ nguyên nhân chiếm trên 70%.Các bệnh lý về dây rốn và nhau: Dây rốn thắt nút, dây rốn xoắn, nhau bong non và thai dị dạng.

2. Tử vong trong khi sinh

Nguyên nhân hàng đầu được xác định là do dị tật bẩm sinh: Vô sọ, bụng cóc (chiếm 66%).Các bệnh lý về dây rốn và nhau.

Xem thêm: Suy Ngẫm Về Thói Ích Kỷ Là Gì ? Những Tình Huống Ích Kỷ Cần Thiết

3. Tử vong sau sinh

Theo kết quả nghiên cứu, chủ yếu do trẻ mắc bệnh lý hô hấp liên quan đến trẻ non tháng, nên khả năng miễn dịch kém:

Phổi chưa trưởng thành;Màng trong;Dị tật bẩm sinh;Nhiễm khuẩn sơ sinh các loại.

Theo các bác sĩ sản khoa, hiện nay việc phát hiện thai nhi bị các dị tật bẩm sinh có thể thực hiện từ rất sớm. Khi đó, để có thể đình chỉ thai nghén để sẽ phần nào giảm được nguy cơ cho các bà mẹ mang thai; đồng thời hạ thấp tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.

Với trường hợp tử vong do ngạt trước đây chiếm tỷ lệ cao thì hiện nay đã hạn chế nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa chuyên ngành sản và sơ sinh, đồng thời công tác tiên lượng những ca đẻ khó được tiến hành thường xuyên trong suốt thời kỳ mang thai cho tới lúc đẻ nên việc chuẩn bị các biện pháp can thiệp luôn sẵn sàng đã giúp cho bà mẹ vượt cạn an toàn cũng như trẻ có nguy cơ cao được điều trị dự phòng bệnh trước và ngay sau khi sinh nên biến chứng có thể dẫn tới TVCS ở trẻ đã giảm đáng kể.

Yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng tử vong chu sinh

*

Sinh hoạt không lành mạnh trong thai kỳ là yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng tử vong chu sinh

Khi người mẹ quá thừa cân, bệnh béo phì hoặc có chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) trên 25.Phụ nữ 35 tuổi trở lên.Phụ nữ đã từng gặp vấn đề trong thai kỳ hoặc bộ phận sinh sản.Thai nhi quá nhỏ so với tuổi thai.Các bà mẹ uống quá nhiều đồ uống có chất caffeine.Sinh nhiều bé cùng lúc.Thiếu hoặc không có sự chăm sóc cần thiết cho thai kỳ.Hút thuốc trong thai kỳ.Nghiện ngập.Bạo hành trong gia đình.Uống rượu bia nhiều.Biến chứng khi mang thai hoặc thai kỳ có nguy cơ cao do chứng tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, nhau tiền đạo và nhau bong non.Một số bệnh tâm thần cũng có thể làm tăng nguy cơ .Hội chứng đa nang buồng trứng ảnh hưởng bởi sự thay đổi của nội tiết tố.Bệnh Celiac.

Cần làm gì để hạn chế tử vong chu sinh?

Chú trọng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc tiền sản định kỳ cho bà bầu để có một thai kỳ và em bé khỏe mạnh. Tránh những thói quen không tốt như hút thuốc, uống rượu bia hay nghiện ngập và hướng tới lối sống lành mạnh. Mặc dù bạn không thể tránh được tất cả những rủi ro, nhưng đây là những bước đầu để bảo vệ mẹ và bé.

Nếu bạn nằm trong nhóm có nguy cơ cao, đã từng bị sẩy thai nhiều lần hoặc chết non, bạn nên gặp cán bộ khoa sản để được hướng dẫn chăm sóc cho thai kỳ. Rất nhiều bệnh viện sản lớn có các nhóm bác sĩ chuyên về những trường hợp mang thai phức tạp.

Xem thêm: Phân Biệt Đường Thẳng Và Đoạn Thẳng Là Gì ? Định Nghĩa Đường Thẳng Đoạn Thẳng Trong Toán Học

Với các bà mẹ, lời khuyên tốt nhất là kiểm tra sức khỏe trước khi có thai. Trong thời gian mang bầu nên kiểm tra thai định kỳ, ăn uống cũng như bổ sung các chất cần thiết khác theo hướng dẫn của thầy thuốc, khi phát hiện thấy dấu hiệu bất thường cần báo ngay cho bác sĩ hoặc đi khám tại cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và có biện pháp dự phòng.

Chuyên mục: Định Nghĩa