Chỉ số cea trong máu là gì Update 12/2024

Xét nghiệm CEA là xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán, tiên lượng một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa và giá trị của xét nghiệm CEA, bài viết này gocnhintangphat.com sẽ cung cấp những thông tin cơ bản cần biết về xét nghiệm này.

Bạn đang xem: Chỉ số cea trong máu là gì

1. Xét nghiệm CEA là gì?

CEA (Carcinoembryonic antigen) là một kháng nguyên trong huyết thanh chỉ điểm cho các khối u đường tiêu hóa nói chung. Loại Protein này cũng có xuất hiện trong mô thai nhi. Nhưng đến khi trẻ ra đời, nồng độ Protein này rất thấp hoặc biến mất hoàn toàn. Vì thế, nếu người lớn có nồng độ CEA bất thường thì khả năng cao là dấu hiệu ung thư. Ngoài ra, CEA có thể tăng do nhiều bệnh lý ác tính, hoặc ở người hút nhiều thuốc lá.

Xét nghiệm định lượng CEA là xét nghiệm tầm soát và theo dõi điều trị một số loại ung thư. Các khối u ở đường tiêu hóa, cả khối u ác tính ung thư lẫn khối u lành tính đều có thể gây tăng nồng độ CEA. Các bệnh ung thư gây tăng CEA là: ung thư dạ dày, vú, tuyến tụy, ung thư phổi, buồng trứng, nhiễm trùng, tuyến giáp, người hút thuốc, viêm tụy, xơ gan, viêm ruột, một số khối u lành tính khác,…

Xét nghiệm CEA định kì giúp đánh giá việc đáp ứng điều trị ung thư và các bệnh lí gây tăng CEA. Nếu bệnh nhân có nồng độ CEA giảm dần, nghĩa là đáp ứng điều trị tốt, tế bào ung thư tiết CEA giảm. Còn nếu sau điều trị, nồng độ CEA vẫn cao và tăng đều thì bệnh có khả năng tái phát trở lại.

*

Nhiều khối u và ung thư gây tăng nồng độ CEA

2. Ý nghĩa của xét nghiệm CEA

Xét nghiệm CEA giúp:

Tiên lượng và xác định giai đoạn ung thư

Xét nghiệm lần đầu thì ở người có khối u nhỏ, hoặc ung thư giai đoạn đầu sẽ có nồng độ CEA bình thường hoặc tăng nhẹ. Còn người có khối u lớn, hoặc ung thư giai đoạn muộn, đặc biệt khi khối u đã di căn lan ra toàn cơ thể thì nồng độ CEA tăng mạnh. Kết hợp với các loại xét nghiệm khác, nồng độ CEA giúp đánh giá giai đoạn của ung thư.

Theo dõi đáp ứng điều trị

Nếu bệnh nhân sau điều trị, thấy CEA trong máu tăng nhẹ rồi giảm dần về mức bình thường trong khoảng từ 4 – 6 tuần thì coi là điều trị thành công. Nhưng nếu nồng độ CEA tăng đều ít nhất trong 2 tháng thì đây là dấu hiệu của bệnh có khả năng tái phát lại.

Xét nghiệm di căn

Nếu CEA trong dịch cơ thể khác ngoài máu tăng lên thì chứng tỏ ung thư đã xâm lấn sang khu vực lân cận, hoặc di căn xa ra ngoài các vùng khác của cơ thể. Ví dụ, nếu CEA thấy trong dịch màng phổi, nghĩa là ung thư đã di căn sang hệ hô hấp.

*

Xét nghiệm CEA dùng để kiểm tra ung thư di căn

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm CEA

Xét nghiệm muốn có kết quả chính xác cần loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả gồm: bilirubin, triglycerid, bilirubin và các yếu tố dạng thấp.

Một số hoạt chất điều trị được kiểm tra và xác định phần trăm thu hồi. Hầu hết các yếu tố này không gây nhiễu đáng kể tới kết quả xét nghiệm.

Chất Nồng độ thêm vào Trung bình độ thu hồi (%)
Bleomycin 0,1 IU/mL 102,92
Cisplatin 1,5 µg/mL 100,16
Cyclophosphamid 3000 µg/mL 102,62
Doxorubicin 100 µg/mL 99,65
Fluorouracil 360 µg/mL 102,59
Leucovorin 60 µg/mL 102,44
Methotrexat 4500 µg/mL 101,40
Mitomycin 60 µg/mL 98,88
Tamoxifen 133 µg/mL 102,68
Vinblastin 1,2 µg/mL 98,41
Vincristin 0,7 µg/mL 99,93

Giới hạn bình thường của chỉ số CEA là từ 0 – 3.4 ng/mL máu, và có thể thay đổi theo từng lần xét nghiệm. Riêng ở người hút thuốc, giới hạn CEA này có thể cao hơn 5 ng/mL máu.

Xem thêm: Tri Kỉ Là Gì – Bạn Đã Tìm Được Tri Kỷ Của Mình Chưa

Ở người đang điều trị ung thư hoặc mới điều trị xong bệnh thì chỉ số CEA có thể vẫn cao, nhưng nếu tình trạng kéo dài có thể là ung thư tái phát. Ở các bệnh ung thư sau, CEA có thể cao hơn mức bình thường: ung thư đại tràng, vú, phổi, tuyến tụy, tuyến giáp, ung thư hệ sinh dục và tiết niệu.

*

Hút thuốc lá cũng có thể là nguyên nhân gây tăng CEA

Nồng độ CEA cũng có thể tăng do nguyên nhân ngoài ung thư như: xơ gan, viêm túi mật, viêm phổi, viêm tụy, viêm túi thừa, viêm loét đại tràng, nghiện thuốc lá,…Người bệnh cần xét nghiệm thường xuyên nhằm kiểm tra chỉ số CEA trong máu, để kịp thời xử trí nếu bệnh tái phát hoặc chuyển biến xấu ảnh hưởng đến sức khỏe.

4. Cách đọc chỉ số CEA

Xét nghiệm CEA có thể thực hiện trên mẫu huyết tương hoặc dịch cơ thể, chỉ số CEA bình thường như sau:

CEA huyết tương

Ở người bình thường không hút thuốc giá, giá trị CEA huyết tương bình thường là 0 – 3.4 ng/mL.

Riêng ở người hút thuốc lá, giá trị CEA bình thường là

Ở người mắc bệnh lành tính, nồng độ CEA huyết tương

*

Thường đo chỉ số CEA trong huyết tương

CEA trong dịch cơ thể

Trong các dịch chọc dò ở người khỏe mạnh, không bị ung thư thì giá trị CEA gần như bằng với giá trị CEA bình thường trong huyết tương.

Cụ thể:

Ở người không ung thư, nồng độ CEA dịch màng bụng

Ở người không ung thư, nồng độ CEA dịch não tủy là 1,53±0,38 ng/ml.

Ở người không ung thư, CEA cắt dịch màng phổi có giá trị 2,4 ng/ml.

Như vậy bình thường, nồng độ CEA trong huyết tương và dịch cơ thể rơi vào khoảng 0 – 5 ng/ml. Các bệnh nhân ung thư có tăng CEA vượt mức bình thường rơi vào khoảng 50 – 70% trường hợp, còn tùy vào loại ung thư và vị trí ung thư ở các phủ tạng khác nhau.

Ở một số bệnh ung thư, CEA tăng cao đột biến, đặc biệt là ung thư trực tràng và đại trực tràng, vì thế thường dùng trong chẩn đoán, theo dõi điều trị bệnh. CEA cũng tăng nhưng không quá cao ở người bị ung thư vú, buồng trứng, ung thư tuyến tụy hoặc ung thư phổi.

Như vậy, dựa trên kết quả xét nghiệm CEA cao, có thể chưa đánh giá chính xác bệnh lí bạn đang gặp phải. Tốt nhất nên kết hợp kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm chuyên sâu khác để chẩn đoán chính xác nhất.

Xem thêm: Stoneware Là Gì – Tra Tæ°Ì€ Stoneware

Để xét nghiệm chính xác, cần làm tại các cơ sở uy tín, có trang thiết bị hiện đại. Trung tâm Xét nghiệm của bệnh viện gocnhintangphat.com đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tự tin mang đến kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.

Chuyên mục: Định Nghĩa