Tội lỗi là gì Update 12/2024

Khái niệm về tội lỗi bên ngoài đạo Đấng Christ sẽ không tồn tại, mặc dù người vô thần thừa nhận cái ác và các mặt xấu xa tồn tại trong xã hội loài người nhưng họ không muốn đề cập đến nó là tội lỗi.

Bạn đang xem: Tội lỗi là gì

Vì cớ từ ngữ tội lỗi bao hàm một hành động sai trái mà một người phải cùng từ tội lỗi thì nó cũng chỉ dừng lại ở mức là lỗi với con người mà không phải với Đức Chúa Trời. Nếu có người dùng từ tội lỗi thì nó cũng chỉ dừng lại ở mức là lỗi với con người mà không phải với Đức Chúa Trời. Như vậy bài học này tiếp cận với sự nhận thức rằng người học chấp nhận hay tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời.

Chúng ta sẽ bắt đầu với mệnh đề mà sứ đồ Giăng đề cập về tội.

Còn ai phạm tội tức là trái luật pháp; và sự tội lỗi tức là sự trái luật pháp. (1 Giăng 3:4)

Sứ Đồ Giăng mô tả tội lỗi là sứ trái luật pháp hay không luật pháp. Từ “anomos” trong tiếng Hy-Lạp dùng a-không nomos-luật pháp. Cho thấy lối sống coi luật pháp như không hay luật pháp không hiện diện trong đời sống của mình là tội. Hành động không coi luật pháp ra gì là phạm tội. Nói cách khác luật pháp không tồn tại trong lòng và hành động của con người là sự tội lỗi. Đức Chúa Jêsus Christ cũng dùng “anomos” khi Ngài phán về hình phạt đời đời cho những ai không làm theo ý muốn của Cha trên trời (Mat 7:23). Mọi tội lỗi là sự vi phạm vào một luật nào đó của Đức Chúa Trời. Vậy những thuật ngữ sau đây sẽ giúp chúng ta có góc nhìn về mệnh đề tội là không luật pháp.

Table of Contents

A. Thuật Ngữ Và Định Nghĩa Tội Là GìB. Bản Chất Của Tội LỗiC. Nguồn Gốc Của Tội LỗiD. Mệnh Đề Tội Lỗi Hay Điều Kiện Cần CóI. Sự tồn tại của luật pháp.2. Chúng ta có thể ít nhất là có 3 bộ luật pháp.E. Khi Con Người Phạm TộiIII. Mang bản chất tội lỗi
A. Thuật Ngữ Và Định Nghĩa Tội Là Gì

I. Lầm lạc hay lạc lối.

Planao ở thể bị động trong Tân Ước mang ý nghĩa “bị lừa dối, làm cho lầm đường, lạc lối, đi dong dài – lang thang ”, cùng với shagah, shagag, và ta‘ah trong Cựu Ước được dùng theo nghĩa đen về con chiên đi lạc. Được sử dụng mang nghĩa hình bóng về việc lầm lạc khỏi lẽ thật (Mat 22:29 …các ngươi lầm; 1 Cor 6:10, Gal 6:7 … chớ tự dối mình; Gia 5:19 … lầm lạc cách xa lẽ thật). Tội nhân là người có “lòng lầm lạc luôn, chẳng từng biết đường lối ta” Heb 3:10.

Kinh Thánh cho thấy rằng mặc dù đi lầm lạc có thể do vô tình dẫn đến (vd: con chiên), nhưng quan điểm của Kinh Thánh luôn chỉ rõ người nào cho phép mình đi lầm lạc hay bị dẫn dụ phải chịu trách nhiệm cho hành động lầm lạc của mình mà không phải là người khác. Thi Thiên 119:21,118. Từ này cho thấy rõ ràng bản chất của tội lỗi là không luật pháp. Đi lầm lạc từ luật pháp của Đức Chúa Trời.

II. Trượt mục tiêu.

Gốc từ Hơbơrơ “Chata” và Hy Lạp “hamartia” mang nghĩa chỉ về người cung thủ “trượt mục tiêu” như trong Các Quan Xét 20:16. Sống trật mục tiêu mà Đức Chúa Trời đặt ra (luật pháp) cho loài người được gọi là tội. Khái niệm này không mang ý nghĩa như bắn một mũi tên và vô tình trượt nhưng mang ý nghĩa của việc cố ý hay quyết ý, như vậy người làm phải mang trách nhiệm của mình.

III. Không công bình.

Adikeo từ gốc từ dikdikaios công bình, công bằng. “adikeo – không công bình” cho thấy sự đối nghịch cùng công lý hay sự công bình. Từ này được trong kinh thánh tiếng việt là “không công bình, tội ác, sự gian ác”. Mọi sự không công bình đều là tội 1 Giăng 5:17. Sự công bình hình thành từ luật pháp, do đó sự không công bình hoàn toàn đối nghịch cùng luật pháp. 1 Tim 1:9.

IV. Không vâng phục.

Apeitheo (danh từ apeitheia; tính từ apeithes) đại diện cho khái niệm không vâng phục. Tính từ thường được dùng chỉ đến con cái không vâng lời cha mẹ. Nhưng hầu hết từ được dùng chỉ đến sự không vâng phục Đức Chúa Trời (Rom 11:30-32; Eph 2:2; 5:6; Tít 1:16; 3:3). Loài người thể hiện không vâng phục thông qua việc không làm theo luật pháp của Đức Chúa Trời.

V. Vượt qua.

Parabaino mang nghĩa “đi quá, đi ra ngoài, vượt qua hay xa hơn”. Khi được dùng trong Cựu Ước mang nghĩa “vi phạm, trái…, phạm tội” mạng lệnh của Đức Chúa Trời. Theo nghĩa đen của từ thì vượt qua hay đi quá lời Đức Chúa Trời (Dân Số Ký 14:41). Roma 4:15 “song đâu không có luật pháp thì đó cũng không có sự phạm luật”. Luật pháp chính là phạm vi hay giới hạn mà con người sống trong đó, khi vượt qua ranh giới này thì phạm tội.

VI. Tội Là Gì?

Như vậy, từ những từ ngữ đó cho thấy không làm theo luật pháp của Đức Chúa Trời là tội. Lối sống không coi trọng lời Đức Chúa Trời và luật pháp không tồn tại trong lòng của loài người dẫn đến tội.

Tội là việc phạm vào luật pháp hay lời Đức Chúa Trời. Vì Áp-ra-ham đã vâng lời ta và đã giữ điều ta phán dạy, lịnh, luật và lệ của ta. Sáng thế ký 26:5.

Như vậy khi hành động không theo lời Đức Chúa Trời hay luật pháp là vi phạm hay phạm tội. Như trên Giăng đã nói.

VII. Tội Lỗi Xuất Phát Từ Đâu?

Tội bề ngoài – hành động.Tội bề trong – ý tưởng, trong lòng.

Việc phạm tội thường được nghĩ đến hành động bên ngoài như: tội trộm cắp, giết người, tà dâm… nhưng Kinh Thánh cho thấy một bức tranh rõ ràng về tội, không chỉ bề ngoài nhưng bất cứ hành động bề ngoài nào đều có thể phạm ngay trong tấm lòng và tâm trí, nếu sự tư dục xuất hiện.

27 Các ngươi có nghe lời phán rằng: Ngươi chớ phạm tội tà dâm.28 Song ta phán cho các ngươi biết: Hễ ai ngó đàn bà mà động tình tham muốn, thì trong lòng đã phạm tội tà dâm cùng người rồi. (Ma-thi-ơ 5:27-28).

Ganh ghét và giận được đánh đồng là tội giết người. Mat 5:21-22, 1 Giăng 3:15, Gal 5:19-21.

19 Vì từ nơi lòng mà ra những ác tưởng, những tội giết người, tà dâm, dâm dục, trộm cướp, làm chứng dối, và lộng ngôn.20 Ấy đó là những điều làm dơ dáy người: Song sự ăn mà không rửa tay chẳng làm dơ dáy người đâu. (Ma-thi-ơ 15:19-20)

14 Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình. 15 Đoạn, lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác; tội ác đã trọn, sanh ra sự chết. (Gia-cơ 1:14-15)

Việc nhận biết rõ tội lỗi xuất phát từ tấm lòng của con người sẽ giúp chúng ta có thể nhờ ân điển và quyền năng của Đức Chúa Trời mà áp dụng biện pháp xử lý vấn đề ngay từ gốc.

B. Bản Chất Của Tội Lỗi

I. Thái Độ Của Tội Lỗi

Tại mức độ sâu sắc nhất của tội vượt xa hơn hành động bề ngoài hay trong lòng, là một thái độ ghen ghét và thù hằn hướng về lời hay luật pháp của Đức Chúa Trời. Một tinh thần chống nghịch và nổi loạn cùng thẩm quyền. Một sự cố gắng mãnh liệt cho quyền tự trị và tự do thoát khỏi luật pháp. Tinh thần này được mô tả trong Kinh Thánh như sau:

1 Nhơn sao các ngoại bang náo loạn? Và những dân tộc toan mưu chước hư không? 2 Các vua thế gian nổi dậy, Các quan trưởng bàn nghị cùng nhau Nghịch Ðức Giê-hô-va, và nghịch Ðấng chịu xức dầu của Ngài, mà rằng: 3 Chúng ta hãy bẻ lòi tói của hai Người, Và quăng xa ta xiềng xích của họ. (Thi Thiên 2:1-3)

7 vì sự chăm về xác thịt nghịch với Đức Chúa Trời, bởi nó không phục dưới luật pháp Đức Chúa Trời, lại cũng không thể phục được. (Rô-ma 8:7)

Như vậy về mặt thái độ của tội lỗi chúng ta thấy rằng nó là vấn đề nằm tận sâu nơi tấm lòng, con người bề trong. Giê 17:9; Mathiơ 15:19-20; Luca 6:45; Hơbơrơ 3:12.

II. Tính Chất Nghiêm Trọng Của Tội

9 Chúa ưa điều công bình, ghét điều gian ác; Cho nên, hỡi Chúa, Đức Chúa Trời của Chúa lấy dầu vui mừng xức cho, Khiến Chúa trổi hơn kẻ đồng loại mình. (Hê-bơ-rơ 1:9)

Liệu chúng ta có thấu hiểu được hình ảnh sau đây?

20 Vả, chúng nó bởi sự nhận biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ, mà đã thoát khỏi sự ô uế của thế gian, rồi lại mắc phải và suy phục những sự đó, thì số phận sau cùng của chúng nó trở xấu hơn lúc đầu.21 Chúng nó đã biết đường công bình, rồi lại lui đi về lời răn thánh đã truyền cho mình, thế thì thà rằng không biết là hơn.22 Đã xảy đến cho chúng nó như lời tục ngữ rằng: Chó liếm lại đồ nó đã mửa, heo đã rửa sạch rồi, lại lăn lóc trong vũng bùn. (2 Phi-e-rơ 2:20-22)

13 Họng chúng nó như huyệt mả mở ra; Dùng lưỡi mình để phỉnh gạt; Dưới môi chúng nó có nọc rắn hổ mang. Roma 3:13

Chúng ta đặt câu hỏi vì sao Đức Chúa Trời ghét tội lỗi quá đến như vậy? Câu trả lời là vì nó đi ngược lại bổn tánh của Ngài: Công Bình, Thánh Khiết, Yêu Thương, Nhân Từ, Thương Xót… như vậy chúng ta thật sự đã chạm tới chính mình Đức Chúa Trời hay bổn tánh của Ngài khi chúng ta phạm tội. Không phải là một việc nhẹ nhàng đơn giản là phạm vào luật pháp của Ngài mà thôi nhưng chính là nghịch cùng sự thánh khiết của Ngài. Jack Cottrell trong cuốn “The Faith Once For All – Bible Doctrine For Today” bình luận rằng:

“Tội là một sự vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời và luật pháp của Ngài là một sự mô tả của bản chất đạo đức hoàn hảo của chính Ngài. Chúng ta không thể tách rời luật pháp của Đức Chúa Trời khỏi chính mình Ngài. Như vậy phạm tội không chỉ làm tan vỡ vài điều không liên quan đến ai và tùy ý đến luật lệ; mà hơn nữa là một sự nổi loạn một cách cá nhân nghịch cùng Đức Chúa Trời. Vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời là một việc làm tổn thương Đức Chúa Trời, một đòn nghịch cùng Ngài, một cái vả trên mặt Ngài và là một sự nghịch với chính bản tánh của Ngài.”

Như vậy tội là một vấn đề rất nghiêm túc mà con người chúng ta phải xem xét. Vì nó đánh ngay vào chính tấm lòng của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta phạm tội thì làm cho Ngài buồn và chọc giận Ngài. Vậy nó không đơn giản chỉ là một hành động nghịch cùng một luật chép trong một quyển sách.

C. Nguồn Gốc Của Tội Lỗi

Làm thế nào có tội lỗi, nó đến từ đâu và bởi nguyên nhân nào?

I. Đức Chúa Trời Không Phải Là Nguyên Nhân.

25 Không lẽ nào Chúa làm điều như vậy, diệt người công bình luôn với kẻ độc ác; đến đỗi kể người công bình cũng như người độc ác. Không, Chúa chẳng làm điều như vậy bao giờ! Ðấng đoán xét toàn thế gian, há lại không làm sự công bình sao? (Sáng Thế Ký 18:25)

13 Chớ có ai đương bị cám dỗ mà nói rằng: Ấy là Đức Chúa Trời cám dỗ tôi; vì Đức Chúa Trời chẳng bị sự ác nào cám dỗ được, và chính Ngài cũng không cám dỗ ai. (Gia-cơ 1:13)

II. Ý chí tự do.

Từ phía Đức Chúa Trời mà nói thì Ngài đã tạo dựng một thế gian mà trong nó có khả thicho phép cho tội xuất hiện. Ngài đã tạo dựng nên loài ý chí tự do mà có khả năng để phạm tội, dù cho điều đó là không cần thiết cho họ chọn phạm tội. Ý chí tự do không làm cho tội trở nên là điều cần thiết hay yếu cần, nói cách khác thì có ý chí tự do thì không phải tội lỗi buộc phải xuất hiện. Nhưng nó chỉ đơn thuần là một khả năng, nói cách khác thì có ý chí tự do thì tội lỗi có khả năng sẽ xuất hiện vì cớ sự lựa chọn. Như vậy Đức Chúa Trời ban ý chí tự do cho con người và cho phép con người dùng nó. Thậm chí ngay cả khi họ dùng nó chống lại Ngài. Như vậy tội lỗi bắt nguồn từ sự lựa chọn trái với ý muốn của Đức Chúa Trời.

Xem thêm: Từ Đồng Nghĩa Là Những Gì Cho Đơn Điệu Là Gì, Nghĩa Của Từ Đơn Điệu

D. Mệnh Đề Tội Lỗi Hay Điều Kiện Cần Có

Sự thật của tội lỗi dựa trên một số thực tại khác mà chúng ta gọi là mệnh đề của tội lỗi. Những nhân tố này phải tồn tại hầu cho tội lỗi có thể xuất hiện.

I. Sự tồn tại của luật pháp.

20 vì chẳng có một người nào bởi việc làm theo luật pháp mà sẽ được xưng công bình trước mặt Ngài, vì luật pháp cho người ta biết tội lỗi. (Rô-ma 3:20)

7 Vậy chúng ta sẽ nói làm sao? Luật pháp há là tội lỗi sao? Chẳng hề như vậy! Nhưng tôi chỉ bởi luật pháp mà biết tội lỗi; vì nếu luật pháp không nói: Ngươi chớ tham lam, thì tôi đã không biết sự tham lam. (Rô-ma 7:7)

Bởi hai câu dùng luật pháp của Môi-se chỉ cho chúng ta biết tội. Như vậy tội lỗi sẽ không tồn tại nếu không có luật pháp, vì bởi luật pháp mà chúng ta biết về tội. Kinh Thánh cho chúng ta thấy rõ ràng về sự tồn tại của luật pháp qua nhiều thuật ngữ chỉ về nó trong Thi Thiên 119 như: luật pháp, luật lệ, điều răn, mạng lịnh, lời, đường lối, chứng cớ.

Vì Áp-ra-ham đã vâng lời ta và đã giữ điều ta phán dạy, lịnh, luật và lệ của ta. Sáng thế ký 26:5

1. Hai Loại Luật Pháp

Có hai loại luật pháp thông thường được gọi là Luật đạo đức (luân lý) và luật đặt thêm hay bổ sung.

Cái đầu tiên là các mạng lịnh thông thường tương phản bản chất thánh khiết của Đức Chúa Trời và chúng là tuyệt đối và không thể thay đổi. Luật này áp dụng cho mọi người mọi thời đại mọi nơi. Nó còn được biết đến như là nguyên lý luật pháp đời. Ví dụ cho luật này là không giết người, nói dối, ngoại tình và tham lam (Xuất 20:13-17).

Luật bổ sung là những mạng lịnh diễn đạt ý muốn của Đức Chúa Trời cho những người cụ thể hay dân chúng trong một thời điểm và địa điểm cụ thể. Ví dụ như mạng lịnh đóng tàu, không được ăn trái cây biết điều thiện điều ác, phép cắt bì thời cựu ước và dự tiệc thánh thời tân ước. Bất tuân một trong hai loại hình luật pháp hình thành tội.

Trong khi luật luân lý thì áp dụng cho toàn thể loài người thì sự hiện diện của luật pháp bổ sung được thiết lập giới hạn cho việc áp dụng, điều này có nghĩa là có nhiều hơn một bộ luật bổ sung được xác định. Bộ luật là toàn bộ các mạng lịnh áp dụng cho cá nhân và do đó mà cá nhân đó phải chịu trách nhiệm.

2. Chúng ta có thể ít nhất là có 3 bộ luật pháp.

a. Luật đạo đức.

Bộ luật này chỉ bao gồm luật luân lý mà thôi áp dụng cho chỉ những ai tiếp cận luật này và biết được trong lòng họ.

32 Dầu họ biết mạng lịnh Đức Chúa Trời tỏ ra những người phạm các tội dường ấy là đáng chết, thế mà chẳng những họ tự làm thôi đâu, lại còn ưng thuận cho kẻ khác phạm các điều ấy nữa. (Rô-ma 1:32)

14 Vả, dân ngoại vốn không có luật pháp, khi họ tự nhiên làm những việc luật pháp dạy biểu, thì những người ấy dầu không có luật pháp, cũng tự nên luật pháp cho mình. 15 Họ tỏ ra rằng việc mà luật pháp dạy biểu đã ghi trong lòng họ: Chính lương tâm mình làm chứng cho luật pháp, còn ý tưởng mình khi thì cáo giác mình, khi thì binh vực mình. (Rô-ma 2:14-15)

10 A-bi-mê-léc hỏi: Ngươi làm chi cho chúng ta vậy? Ngộ có một người dân đến nằm cùng vợ ngươi, ngươi làm cho chúng ta phải phạm tội! (Sáng Thế Ký 26:10)

9 trong nhà nầy chẳng ai lớn hơn tôi, và chủ cùng không cấm chi tôi, trừ ra một mình ngươi, vì là vợ của chủ tôi. Thế nào tôi dám làm điều đại ác dường ấy, mà phạm tội cùng Ðức Chúa Trời sao? (Sáng Thế Ký 39:9)

Chúng ta ta thấy những câu kinh thánh trên chỉ ra rằng lúc chưa có luật pháp Môi-se thì đã có luật trong lòng con người bởi đó họ nhận biết tội lỗi. Như vậy họ không hề được tiếp cận với bất kỳ sự bày tỏ đặc biệt về luật pháp bổ sung. Do đó dân không thờ Đức Chúa Trời không hề có kinh thánh cũng có một bộ luật và phạm tội khi họ không vâng phục nó.

b. Luật pháp Môi-se.

Bộ luật này bao gồm cả luật luân lý và nhiều luật bổ sung (phép cắt bì, ngày Sabát, dâng sinh tế…v/v). Luật pháp này chỉ định ý cho dân Ysơraên và thời kỳ giao ước cũ mà thôi; bất tuân luật này hình thành tội cho Ysơraên thời cựu ước.

c. Luật pháp Đấng Christ.

Hay còn gọi là luật Tân Ước bao gồm luật luân lý và các luật bổ sung là các mạng lịnh Tân Ước (tiệc thánh, báp-têm…) áp dụng cho mọi người thời giao ước mới. Ngày nay hết thảy những ai tiếp cận với Tân Ước mà không vâng phục mạng lịnh của nó thì có tội.

*

Điều này được thấy rõ trong Sáng Thế Ký 3 khi A-đam và Ê-va ăn trái cấm. Ngay lập tức mối quan hệ của họ thay đổi và cũng tương tự đối với Đức Chúa Trời.

Mối quan hệ này trước đây là hòa thuận tốt lành, nhưng bây giờ là thù nghịch cùng nhau.

3 Vì chưng chúng ta ngày trước cũng ngu muội, bội nghịch, bị lừa dối, bị đủ thứ tình dục dâm dật sai khiến, sống trong sự hung ác tham lam, đáng bị người ta ghét và tự chúng ta cũng ghét lẫn nhau. (Tít 3:3)

Còn anh em ngày trước vốn xa cách Đức Chúa Trời, và là thù nghịch cùng Ngài bởi ý tưởng và việc ác mình, Côlôse 1:21

Do đó tội lỗi hủy hoại các mối quan hệ. Tất cả các giá trị cốt lõi tốt lành trong mối quan hệ đều bị thay thế bởi những điều đối nghịch. Yêu thương ghen ghét. Hòa thuận chống nghịch… v/v. Đọc Ê-sai 1 và 59.

2. Trở nên tôi mọi cho tội lỗi.

Hiển nhiên khi chúng ta được tạo dựng nên thì bản chất chúng ta là loài chịu phục thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Nhưng với thái độ khao khát tự trị khỏi quyền cai trị của Ngài thì chúng ta đã biến mình thành nô lệ cho tội lỗi vì Kinh Thánh có chép rằng:

Ðức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai phạm tội lỗi là tôi mọi của tội lỗi. Giăng 8:34-35.

… vì có sự chi đã thắng hơn người, thì người là tôi mọi sự đó. 2 Phi-e-rơ 2:19

Thế nào! Chúng ta có điều gì hơn chăng? Chẳng có, vì chúng ta đã tỏ ra rằng người Giu-đa và người Gờ-réc thảy đều phục dưới quyền tội lỗi. Rôma 3:9

Làm sao chúng ta rơi vào hoàn cảnh này? Vì cớ sự lựa chọn của mình!

Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình. Ðoạn, lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác; tội ác đã trọn, sanh ra sự chết. Gia 1:14-15

… kẻ cầm quyền sự chết, là ma quỉ, Hơbơrơ 2:14

Kẻ nào phạm tội là thuộc về ma quỉ; vì ma quỉ phạm tội từ lúc ban đầu… 1Giăng 3:8

Khi phạm tội, người phạm sẽ trở nên tôi mọi cho tội lỗi và tự khắc thuộc về ma quỉ và ở dưới quyền cai trị của sự chết.

3. Mang Bệnh Hiểm Nghèo Thuộc Linh.

Kinh Thánh dùng những hình ảnh thuộc thể để chỉ đến bệnh chết người thuộc linh vô phương cứu chữa từ phía con người.

4 Ôi! nước mắc tội, dân mang lỗi nặng nề, tông giống độc dữ, con cái làm bậy bạ kia! Chúng nó đã lìa bỏ Ðức Giê-hô-va, khinh lờn Ðấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, đã trở nên xa lạ và lui đi. 5 Các ngươi sao còn cứ bạn nghịch, để lại bị đánh nữa? Ðầu đều đau đớn cả, lòng đều mòn mỏi cả. 6 Từ bàn chân cho đến đỉnh đầu, chẳng có chỗ nào lành: rặt những vết thương, vít sưng cùng lằn mới, chưa rịt, chưa quấn, cũng chưa bôi dầu cho êm. (Ê-sai 1:4-6)

4 Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Ðức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. (Ê-sai 53:4)

17 Đức Chúa Jêsus nghe vậy, bèn phán cùng họ rằng: Chẳng phải kẻ mạnh khỏe cần thầy thuốc đâu, nhưng là kẻ có bịnh; ta chẳng phải đến gọi người công bình, nhưng gọi kẻ có tội. (Mác 2:17)

4. Loài Người Không Thể Tự Cứu Chuộc Lẫn Nhau.

Chẳng có người nào chuộc được anh em mình, Hoặc đóng giá chuộc người nơi Ðức Chúa Trời, Hầu cho người được sống mãi mãi, Chẳng hề thấy sự hư nát. Vì giá chuộc mạng sống họ thật mắc quá, Người không thể làm được đến đời đời. Thi thiên 49:7-9

Chúng ta hết thảy là phận tôi mọi đồng nghĩa là tù nhân của ma quỉ thì mãi mãi tự chúng ta thoát cũng không được, còn việc cứu người khác là không thể.

Loài người tự cổ chí kim không ai thoát được con đường của cả thế gian phải đi (tức sự chết), thì làm sao có ai có thể cứu giúp nhau không chết. Nếu cái chết thân xác mà chúng ta còn không tự mình thoát được thì còn nói đến chuyện tự thoát khỏi sự trừng phạt trong lửa đời đời của Đức Chúa Trời chi nữa. Chúng ta hết thảy cũng như kẻ mù vậy, không ai dẫn dắt ai được hết! Kẻ mù có thể nào làm sáng mắt kẻ mù chăng?

… nếu kẻ mù dẫn đưa kẻ mù, thì cả hai sẽ cùng té xuống hố. Mathiơ 15:14

IV. Kết Quả Là Sự Chết

Vì tiền công của tội lỗi là sự chết… (Roma 6:23)

Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì? Vậy thì người lấy chi mà đổi linh hồn mình lại? Mathiơ 16:26

4 Nầy, mọi linh hồn đều thuộc về ta; linh hồn của cha cũng như linh hồn của con, đều thuộc về ta; linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết. (Ê-xê-chi-ên 18:4)

Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét, Hơbơrơ 9:27

Đây là con đường mà mọi người phải đi từ dân thường đến nhà chấp chính, từ người giàu có đến nghèo khó. Sau sự chết của thân xác này sẽ đến sự phán xét của Đức Chúa Trời cho mọi linh hồn.

Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu trước tòa án Ðấng Christ, hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt. 2Côrinhtô 5:10

Bấy giờ tôi thấy một tòa lớn và trắng cùng Ðấng đương ngồi ở trên; trước mặt Ngài trời đất đều trốn hết, chẳng còn thấy chỗ nào cho nó nữa. Tôi thấy những kẻ chết, cả lớn và nhỏ, đứng trước tòa, và các sách thì mở ra. Cũng có mở một quyển sách khác nữa, là sách sự sống; những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm, cứ như lời đã biên trong những sách ấy. Biển đem trả những người chết mình có. Mỗi người trong bọn đó bị xử đoán tùy công việc mình làm. Ðoạn, Sự Chết và Âm phủ bị quăng xuống hồ lửa. Hồ lửa là sự chết thứ hai. Kẻ nào không được biên vào sách sự sống đều bị ném xuống hồ lửa. Khải huyền 20:11-15

Kết Luận

Như vậy loài người chúng ta đứng trước một cảnh trạng đen tối:

Vi phạm lời hoặc sống không theo ý Đức Chúa Trời là tội.Việc phạm tội dẫn đến sự chết.Tất cả đã phạm tội cùng Đức Chúa Trời và không có một người công bình và trở thành loài xấu xa.Tội lỗi gây ra tình trạng ngăn cách với Đức Chúa Trời và thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Cản trở loài người nhận phước từ Ngài. Xa cách sự sống của Đức Chúa Trời.Làm tôi mọi cho tội lỗi và thuộc về ma quỉ, ở ngoài nhà Đức Chúa Trời.Loài người không thể tự cứu chuộc lẫn nhau. Hoặc tự cứu chính mình.Nẻo cuối cùng của mọi người là sự chết và sự phán xét đi vào hồ lửa đời đời.

Xem thêm: Spikes Là Gì – Nghĩa Của Từ Spikes Trong Tiếng Việt

Với mọi điều trên chúng ta cần một tin lành, cần một sự giải cứu. Cần một giải pháp cho hiện trạng của chúng ta. Và chúng ta biết rằng hiện tại chúng ta đang trong tù nên không thể trông đợi vào những người cùng cảnh ngộ với chúng ta để giải cứu chúng ta. Chúng ta cần một tia hy vọng từ bên ngoài.

Chuyên mục: Định Nghĩa