Đá Cz Là Gì Update 12/2024

Ngày nay đá Cubic zirconia đã trở lên phổ biến, chúng được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp trang sức và được coi là loại đá duy nhất có thể so sánh với kim cương. Vậy đá Cubic zirconia là gì, giá trị và công dụng của nó ra sao, chúng ta cùng khám phá chi tiết hơn về loại đá này trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Đá Cubic zirconia là gì?

Đá Cubic zirconia (hay còn gọi là kim cương fake), ngoài ra còn có tên viết tắt là đá Cz hoặc đá ECz. Đá Cubic zirconia được coi là một loại đá kim cương bởi chúng có vẻ ngoài cũng như những đặc tính quang học, vật lý, độ cứng… tương tự như những viên kim cương tự nhiên. Đá Cubic zirconia chính là một loại đá nhân tạo do con người tạo ra từ quá trình tinh chế bột zirconium oxide dưới áp suật và nhiệt độ lớn mà thành.

Bạn đang xem: Đá cz là gì

*

Đá Cubic zirconia hay còn gọi là kim cương fake

Nguồn gốc của đá Cubic zirconia

Đá Cubic zirconia được phát triển lần đầu tiên vào năm 1937 tại viện Hàn lâm khoa học Nga, ngày nay nhờ vẻ đẹp và tĩnh hữu dụng của nó nên đá Cubic zirconia được sử dụng nhiều trong ngành trang sức và công nghiệp.

Cấu tạo của đá Cubic zirconia

Đá Cubic zirconia là một loại đá tổng hợp với nhiều thành phần khác nhau nhưng thành phần chủ yếu là ZrO2, bột ổn định, magie và canxi. Các thành phần được kiểm soát một cách chặt chẽ sau đó được đưa vào máy nén, dưới áp suất và nhiệt độ cực cao đã tạo lên những viên đá Cubic zirconia có nhiều tính năng vượt trội so với các loại đá tự nhiên khác và có thể sánh ngang với kim cương tự nhiên.

Trong thang độ cứng Mosh thì đá Cubic zirconia đạt độ cứng lên tới 8.5/10, so với đá thạch anh có độ cứng là 7 thì đá Cubic zirconia có độ cứng cao hơn nhiều chính vì thế nó rất khó trầy xước và có độ quang học hoàn hảo.

Nếu chỉ nhìn sơ qua bằng mắt thường bạn rất khó có thể phân biệt được đá Cubic zirconia với một viên kim cương tự nhiên chính vì thế khi mua các sản phẩm kim cương tự nhiên bạn cần hết sức cẩn thận bởi nhiều đơn vị kinh doanh vì lợi nhuận hay lừa người dùng và bảo đá Cubic zirconia chính là kim cương nhưng thực ra không phải vậy.

Màu sắc của đá Cubic zirconia

Nếu một viên đá Cubic zirconia được gọi là “chuẩn” thì nó sẽ không có màu, tuy nhiên trong quá trình chế tạo người ta có thể bổ sung một số oxit kim loại để ra được màu sắc mong muốn. Việc tạo màu cho đá Cubic zirconia rất khó và đòi hỏi độ chính xác cao chính vì thế đá Cubic zirconia cũng có nhiều màu sắc khác nhau và tên gọi từ đó cũng khác nhau cụ thể theo hình đây:

*

Màu sắc và tên gọi của đá Cubic zirconia

Tiêu chuẩn để đánh giá độ quý hiếm của đá Cubic zirconia

Đá Cubic zirconia có tiêu chuẩn đánh giá tương tự kim cương đó là áp dụng tiêp chuẩn 4C

Sử dụng tiêu chuẩn 4C để chấm điểm một viên đá Cubic zirconia sẽ dựa vào 4 yếu tốt vật lý như: màu sắc (color), độ trong suốt (Clarity), khối lượng (carat) và kỹ thuật cắt (cut).

Về màu sắc (color): một viên đá Cubic zirconia được đánh giá từ thang điểm D cho tới Z, các viên đá Cubic zirconia nào thuộc thang D, E, F thường không màu, có độ trong suốt lớn và thường có giá trị cao nhất. Tuy nhiên một viên đá Cubic zirconia có giá trị cao khi màu sắc của chúng đạt dần tới ngưỡng Z và cao nhất khi tới ngưỡng Fancy Colors. Viên đá nào đạt tới ngưỡng Fancy Colors là viên đá ngoại lệ so với ngưỡng D-z bởi các viên đá này cực kỳ quý hiếm và rất được yêu thích.

*

Tiêu chuẩn màu sắc đá Cubic zirconia

Để có thể xác định chính xác màu sắc của một viên đá Cubic zirconia thì bạn cần đặt chúng cạnh một viên đá Cubic zirconia tiêu chuẩn.

Cần chú ý rằng những viên đá D, E, F cùng với những viên đá Fancy Colors là những viên đá có giá trị lớn nhất bởi chúng được nhiều người yêu thích nhất.

Độ trong suốt (Clarity): Một viên đá được đánh giá là hoàn hảo về độ trong khi soi bằng kính lúp phóng to gấp 10 lần mà không có vết xước, màu sắc lẫn tạp chất nào. Chính vì vậy những viên đá hoàn hảo, có độ tinh khiết cao bao giờ cũng có giá trị cao hơn các viên đá khác.

*

Tiêu chuẩn độ tinh khiết của đá Cubic zirconia

Khối lượng (carat): một viên đá lớn không có nghĩa là một viên đá có giá trị cao, chúng chỉ có giá trị lớn hơn khi có độ tinh khiết tương đồng và được so sánh với các viên đá có màu sắc tương đồng khác.

*

Bảng quy đổi kích thước khối lượng đá Cubic zirconia

Đơn vị đo lường trong giới trang sức là carat(ct) và là đơn vị tiêu chuẩn quốc tế, một carat=0.2g.

Kỹ thuật cắt (cut): Có thể nói cách cắt một viên đá Cubic zirconia rất q uan trọng, một viên đá chỉ sở hữu vẻ đẹp hoàn hảo khi nó có khả năng phản xạ ánh sáng nhiều nhất. Nếu một viên đá được cắt hoàn hảo sẽ giúp giá trị của viên đá tăng lên cho dù trọng lượng của chúng có thể bị giảm đi 30% trong quá trình cắt bởi quá trình cắt sẽ làm tăng độ trong, màu sắc của viên đá.

Xem thêm: Bí Kíp Kiếm Nghìn Đô Từ Sunfrog Là Gì, Kiếm Tiền Bán Áo Thun Sunfrogshirts

*

Kỹ thuật cắt đá Cubic zirconia

Một vết cắt hoàn hào cho một viên đá Cubic zirconia là khi ta nhìn từ phía trên viên đá xuống chúng phải có màu trắng, nếu vết cắt không tốt thì chúng sẽ có màu đen, điều này làm giảm đọ phản xạ ánh sáng và giảm mất giá trị của viên đá.

Công dụng của đá Cubic zirconia

Đá Cubic zirconia thường được làm đồ trang sức, chúng ta có thể bắt gặp các sản phẩm được làm từ đá Cubic zirconia phổ biến như nhẫn, vòng cổ, vòng đeo tay hoặc các đồ thời trang như đồng hồ, ví…. 

Các mảnh vụn của đá Cubic zirconia thường được sử dụng để gắn vào các lưỡi cắt, máy mài sử dụng trong ngành công nghiệp bởi đá Cubic zirconia có độ cứng lớn, dễ dàng cắt các kim loại hoặc các loại đá khác.

Cách bảo dưỡng đá Cubic zirconia

Sau một thời gian đá Cubic zirconia thường bị mờ do tác động của môi trường (bụi bẩn, mồ hôi…) chính vì thế nếu muốn các đồ trang sức làm bằng đá Cubic zirconia luôn sáng bóng bạn cần phải bảo dưỡng đúng cách.

Mặc dù đá Cubic zirconia không được coi là kim cương tuy nhiên do chúng có những đặc tính gần giống nhất so với kim cương nên cách bảo dưỡng loại đá này cũng tương tự như cách bảo dưỡng kim cương tự nhiên, cần trải qua các công đoạn như:

Bước 1: kiểm tra đồ trang sức trước khi bảo dưỡng

Trước khi bắt tay vào là sạch bề mặt đá, bạn cần đảm bảo các viên đá Cubic zirconia được gắn vào ổ đá một cách chắc chắn bởi nếu không chắc chúng có thể rơi ra.

Bước 2: Chuẩn bị các vật dụng cần thiết như bát, cốc hoặc chén đựng nước ấm, dung dịch có tính tẩy rửa nhẹ (nước rửa chén), bàn chải có lông mềm và khăm mềm (nên dùng vải cotton hoặc vải lụa).

Bước 3: pha 5ml dung dịch làm sạch vào 950ml nước ấm và khuấy đều cho tới khi nổi bọt.

*

Pha dung dịch vào nước và khuấy đều

Bước 4: Cho trang sức làm bằng đá Cubic zirconia vào ngâm trong khoảng 10-20 phút, tùy thuộc vào độ cũ mới của trang sức mà thời gian ngâm có thể khác nhau.

Bước 5: Sau khoảng 20 phút ngâm cơ bản các chất bẩn trên bề mặt trang sức đã được rửa trôi, lúc này bạn lấy bàn chải đánh răng có lông mềm cọ nhẹ vào các kẽ của trang sức để loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn bên trong ra, quá trình này cần thực hiện hết sức nhẹ nhàng bởi nếu bạn cọ mạnh có thể làm trầy xước hoặc làm mờ bề mặt đá.

*

Cọ nhẹ bằng bàn chải có lông mềm

Bước 6: Sau khi cọ rửa hoàn toàn bạn cho đồ trang sức vào nước ấm để loại bỏ hoàn toàn các chất bám bẩn còn lại, không nên rửa trang sức làm bằng đá Cubic zirconia dưới vòi nước bởi có thể làm rơi viên đá ra khỏi trang sức hoặc bị tuột mất.

*

Rửa lại bằng nước ấm để loại bỏ hết bụi bẩn

Bước 7: Sử dụng khăn mềm lau kỹ trang sức một cách nhẹ nhàng, nếu thấy đồ trang sức chưa được khô bạn có thể lấy khăn quấn lại và để trong vòng 5-10 phút để chiếc khăn hấp thụ toàn bộ lượng nước còn bám lại.

*

Sử dụng khăn mềm lau nhẹ nhàng cho khô nước

Bước 8: Kiểm tra lại trang sức, nếu thấy đồ trang sức của bạn chưa thực sự sạch thì cần làm lại bước 3 cho tới khi đồ trang sức làm bằng đá Cubic zirconia của bạn trở lên sáng bóng.

Cách bảo quản đá Cubic zirconia

để bảo quản đá Cubic zirconia tốt nhất bạn nên để đá Cubic zirconia hoặc các đồ trang sức làm bằng đá Cubic zirconia trong các hộp chuyên dụng để hạn chế sự tiếp xúc với bụi và ma sát có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng của đá.

*

Nên để trang sức làm bằng đá Cubic zirconia vào hộp chuyên dụng để tránh ma sát

Cách tốt nhất sau khi sử dụng trang sức bạn nên lau bằng khăn khô trước khi cất và có lịch trình kiểm tra và làm sạch hàng tháng tùy vào mức độ sử dụng.