Triglycerid là gì Update 12/2024

Khi hai hay ba mươi tuổi, bạn sẽ không bao giờ để ý tới sức khỏe tim mạch, mỡ máu cao hay tăng huyết áp là gì, trừ đã chứng kiến người thân trong gia đình hoặc ai đó trải qua một cơn đau tim hoặc đột quỵ. Nhưng khi bạn bước vào tuổi trung niên thì hoạt động của các cơ quan trở nên suy yếu, từ đó cũng tăng nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch, điển hình như nguy cơ bị rối loạn mỡ máu – tiền đề của bệnh mạch vành.

Vì vậy, hiểu rõ về cách kiểm soát các chỉ số mỡ máu như LDL- cholesterol, HDL – cholesterol, triglycerids là một trong những cách để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Chúng ta luôn muốn giữ nồng cholesterol dưới mức cho phép bằng nhiều cách khác nhau như thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa đa và đơn, và tăng tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm giàu chất xơ và carbohydrate phức tạp như ngũ cốc nguyên hạt, hay sử dụng thuốc statin, fibrat. Nhưng lại chưa thực sự quan tâm nhiều tới triglycerids – chỉ số mỡ máu quan trọng thứ 2 sau cholesterol và sự gia tăng chất này chính là thủ phạm gây bệnh tim mạch.

Bạn đang xem: Triglycerid là gì

Triglyceride là gì?

Triglycerides là là dạng phổ biến nhất của chất béo trong cơ thể, chủ yếu được cung cấp từ thức ăn (dầu thực vật và mỡ động vật), sau đó được tiêu hóa để cung cấp năng lượng cho các quá trình chuyển hóa tại nhiều cơ quan trong cơ thể.

Các phân tử triglycerides cấu tạo gồm 3 acid béo và glycerol. Để được hấp thu, 3 thành phần này phải được tách riêng ra trong ruột non, sau đó kết hợp với cholesterol để tạo thành chylomicrons – đây là nguồn năng lượng cho các tế bào hoạt động. Chúng có thể được dự trữ tại mô mỡ, tế bào gan và được huy động khi cơ thể cần năng lượng.

* Nồng độ Triglycerid được xác định thông qua xét nghiệm máu, bạn nên nhịn ăn trước 8-12h để giảm thiểu sự ảnh hưởng của thức ăn tới kết quả. Dưới đây là 4 ngưỡng đánh giá chỉ số này trong máu của hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ:

– Bình thường: dưới 100 mg/dL (1,7 mmol/L)

– Mức ranh giới cao: 150-199 mg/dL (1.7 – 2 mmol/L)

– Cao: 200-499 mg/dL (2 – 6 mmol/L)

– Rất cao: trên 500 mg/dL (trên 6 mmol/L)

*

Triglycerides là thành phần chủ yếu của dầu thực vật

Triglyceride cao làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành

Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nồng độ chất béo trung tính triglycerides trong máu cao sẽ thúc đẩy nguy cơ phát triển bệnh xơ vữa động mạch, đặc biệt là ở những người có HDL – cholesterol thấp hay đang mắc bệnh tiểu đường loại 2. Sự tích tụ của chất béo này lâu ngày sẽ tạo nên các mảng bám, có thể làm thu hẹp lòng mạch máu, dẫn đến xơ vữa mạch, gây tắc hẹp động mạch vành và mang theo nguy cơ gặp phải cơn đau tim, đột quỵ não.

Nếu nồng độ triglyceride thường xuyên ở mức cao trên 200 mg/dl, người bệnh dễ bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành và đột quỵ, do đó bắt buộc phải điều trị bằng thuốc kết hợp thay đổi chế độ ăn uống. Khi nó lên tới hơn 1000 mg/dl, hãy cẩn thận với nguy cơ viêm tụy cấp.

Tuy nhiên, không chỉ chất béo trung tính mới là nguyên nhân chính gâay ra các vấn đề về tim. Triglycerides cao có xu hướng xuất hiện cùng với các vấn đề khác, như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, LDL–cholesterol “xấu” cao và HDL-cholesterol “tốt” thấp. Vì vậy, thật khó để biết chắc chắn vấn đề tim mạch mà người bệnh tim mạch gặp phải là do một mình triglyceride gây ra hay do các yếu tố khác kết hợp. Ví dụ, một số người do di truyền mà có nồng độ chất béo trung tính cao, nhưng họ không có nguy cơ mắc bệnh tim. Một số khác cho rằng triglycerides cao chỉ đóng một vai trò nhỏ khi đã xuất hiện bệnh tim. Nhưng rõ ràng, tất cả các nhà khoa học đều đồng ý rằng, biết được chỉ số triglyceride và cholesterol trong máu để tầm soát nguy cơ tim mạch là điều cần thiết.

Điều trị triglycerid cao như thế nào?

Điều trị triglyceride và cholesterol cao luôn là một thách thức lâu dài đối với tất cả người bệnh. Trong hầu hết các trường hợp, thay đổi lối sống luôn luôn là biện pháp được đưa ra đầu tiên, và kết hợp thuốc điều trị nếu cần thiết để nhằm giảm nồng độ chất béo trung tính, nhờ đó tránh nguy cơ đau tim, đột quỵ và bệnh mạch máu ngoại vi. 

Thay đổi lối sống để giảm triglycerid:

– Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày/tuần để tăng cholesterol tốt HDL

– Hạn chế ăn thực phẩm giàu chất béo: đồ chiên rán, xúc xích, thịt hun khói, thịt mỡ, thịt đỏ

– Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống bằng cách ăn nhiều rau, hoa quả, các loại hạt như lạc, đậu.

– Tránh các loại thực phẩm có lượng đường cao như kẹo. Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp như các loại đậu và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt.

*

Luyện tập mỗi ngày để giảm triglycerid và LDL – cholesterol máu

– Ăn nhiều cá hơn. Chọn cá giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá thu và cá ngừ cá hồi. Nồng độ Omega-3 cao có thể làm giảm nồng độ triglycerid máu.

– Giảm bớt lượng rượu tiêu thụ.Thực phẩm giàu calo, đường, đồ uống có cồn có thể làm tăng nồng độ triglyceride.

Xem thêm: Bệnh Sốt Vàng ( Yellow Fever Là Gì ? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác Thuốc

– Làm giảm lượng mỡ dư thừa bằng chế độ giảm cân hợp lý, trong đó có sự kết hợp giữa chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

– Không hút thuốc lá.

– Kiểm soát tốt các bệnh đang mắc phải như bệnh tiểu đường, cao huyết áp.

Khi nào nên dùng thuốc hạ triglycerid máu?

Đôi khi, chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên không thể làm giảm nồng độ triglycerid. Ví dụ trong trường hợp tăng triglyceride máu có tính gia đình hoặc đang mắc bệnh tim khác, họ có thể được bác sỹ kê toa thuốc như fibrate hoặc axit nicotinic, thuốc hạ cholesterol máu. Nếu được chỉ định sử dụng thuốc để quản lý mức triglyceride cao, hãy lưu ý những điều sau đây:

– Luôn luôn dùng thuốc chính xác theo hướng dẫn, không tự ý tăng hoặc giảm liều.

– Liên hệ bác sĩ điều trị nếu bạn gặp phải tác dụng phụ của thuốc, một số dấu hiệu nhận biết bao gồm khó tiêu, tiêu chảy, sốt hoặc đau cơ khớp.

– Đừng cho rằng chỉ dùng thuốc đã đủ để kiểm soát triglycerid và bỏ qua việc thay đổi lối sống. Vì vậy, bên cạnh thuốc điều trị, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và duy trì trọng lượng phù hợp với chiều cao của mình. Đây là những chiến lược quan trọng nhất trong việc kiểm soát tình trạng triglycerides cao.

– Đừng quên tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ, để kiểm tra, theo dõi chỉ số mỡ máu một cách thường xuyên, từ đó nhận được điều chỉnh phù hợp.

Nếu muốn bảo vệ trái tim, đừng đợi tới tổi trung niên, mà ngay từ bây giờ hãy kiểm soát lượng triglycerid đưa vào từ thức ăn, chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao, giảm stress, từ bỏ thuốc lá và giảm cân lành mạnh.