Trợ Lý Ảo là một khái niệm đã rất phổ biến với mọi người, ngay cả là với những người dùng phổ thông. Trong đó, đặc biệt nhất vẫn là Google Assistant.
Trên thế giới có rất nhiều trợ lý ảo nổi tiếng, có thể kể đến như Cortana trên Windows 10, trợ lý ảo Siri của Apple, trợ lý ảo Alexa của Amazon… Những những trợ lý ảo này chỉ hỗ trợ tốt cho ngôn ngữ Tiếng Anh mà thôi.
Còn Google Assistant “đặc biệt” ở chỗ, nó nhận dạng được khá nhiều ngôn ngữ, trong đó có Tiếng Việt, cũng như là các lệnh mà nó hỗ trợ rất đa dạng và phong phú.
Vậy Google Assistant là gì, nó có thể giúp bạn làm được những gì và bạn có nên sử dụng Google Assistant không. Tất cả sẽ được mình giải đáp kỹ lưỡng trong bài viết này !
Đọc thêm:
- Kích hoạt câu lệnh OK, Google để mở nhanh Google Assistant
- Kinh nghiệm sử dụng trợ lý ảo Google Assistant trên Android
- Hướng dẫn cách tắt Google Assistant trên điện thoại Android
#1. Google Assistant là gì?
Google Assistant là một trợ lý ảo của Google. Giải thích một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất thì Google Assistant sẽ giúp người dùng điều khiển thiết bị bằng giọng nói.
Có nghĩa là thay vì điều khiển thiết bị thông qua bàn phím, chuột hay là các thao tác chạm vuốt trên smartphone thì với trợ lý ảo Google Assistant – bạn chỉ cần ra lệnh cho các thiết bị tự thực hiện.
Ví dụ trước đây khi muốn mở nhạc trên điện thoại thì bạn sẽ phải tìm đến thư mục lưu nhạc => rồi chọn bài hát bạn nghe.
Nhưng với Google Assistant, bạn chỉ cần nói: OK, Google
để “đánh thức” Google Assistant => và nói Music
là sẽ tự mở thư mục nhạc và phát nhạc cho bạn.
#2. Google Assistant được phát triển như thế nào?
Google Assistant xuất hiện lần đầu vào tháng 5 năm 2016, nó là một phần của ứng dụng nhắn tin mới được phát triển lúc đó của Google, có tên là Allo và loa Google Home.
Trong khoản thời gian đó, Google Assistant được biết đến nhiều nhất là nhờ loa Google Home – khi mà người dùng có thể tiếp cận được thông tin rất dễ dàng thông qua giọng nói của họ.
Ngay sau khi được phát hành, Google Assistant đã được tích hợp trên các smartphone của dòng Google Pixel. Và chỉ vài tháng sau thì nó bắt đầu xuất hiện trên các smartphone Android khác và cả trên đồng hồ thông minh chạy Wear OS.
Đến năm 2017, Google Assistant ra mắt trên iPhone và iPad dưới dạng một ứng dụng trên App Store.
Google Assistant là bản kế nhiệm và được thừa kế rất nhiều điểm nổi bật của Google Now, ví dụ như tìm kiếm bằng giọng nói, nhưng Google Now chỉ tập trung vào việc hiển thị thông tin, rất khác biệt so với khả năng trò chuyện hai chiều như trên Google Assistant.
Cũng vì vậy mà Google Now dần bị loại bỏ từ năm 2015, và đến cuối năm 2016 thì nó chính thức nhường chỗ cho Google Assistant.
Trong vài năm đầu thì Google Assistant chỉ có mặt trên smartphone và loa thông minh. Nhưng bắt đầu từ năm 2018 thì nó đã hỗ trợ được nhiều thiết bị phần cứng hơn: như trên xe hơi, đồng hồ, và các thiết bị smarthome khác…
#3. Google Assistant có thể làm được gì?
Google Assistant làm được rất nhiều thứ. Ở những câu hỏi cơ bản, nó sẽ trả lời bạn trực tiếp như:
Hay là….
Hay Google Assistant cũng có thể giúp bạn hẹn giờ, đặt báo thức, ra lệnh mở nhạc trên Youtube,… Nếu Google Assistant không thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi của bạn thì nó sẽ trả lại kết quả giống như kết quả tìm kiếm của Google.
Google Assistant cũng có thể giúp bạn điều khiển các thiết bị smarthome của các hãng như Philips Hue, SmartThings, Nest, Ring, WeMo,…
Để biết thiết bị của bạn có hỗ trợ điều khiển bằng Google Assistant hay không, thì bạn có thể tìm biểu tượng “Works with Hey Google” hoặc“Works with Google Assistant” trên vỏ hộp của thiết bị.
Ngoài việc giúp bạn điều khiển các thiết bị smarthome bằng giọng nói ra thì Google Assistant cũng có thể giúp bạn giải trí nhẹ nhàng bằng cách kể chuyện cười, đọc tin tức, tìm kiếm nhạc, đọc thông báo, thực hiện cuộc gọi và gửi tin nhắn.
Có một điều thú vị là khi mình nói muốn nghe chuyện kinh dị thì kết quả như hình dưới.
Đúng là kinh dị thật sự ??? Cũng ví von như ai ^^
#4. Google Assistant có nghe lén bạn không?
Có một vấn đề đi kèm với sự tiện lợi đó là quyền riêng tư của người dùng khi sử dụng Google Assistant.
Trên smartphone thì bạn có thể tắt tính năng tự khởi chạy Google Assistant khi sử dụng câu lệnh OK, Google
và chỉ khởi chạy Google Assistant qua cách thủ công bằng cách nhấn giữ vào nút HOME.
Một vài thiết bị loa thông minh khác còn hỗ trợ công tắc cho mic để bạn có thể toàn quyền kiểm soát những gì thiết bị được nghe.
Vì một vài lý do, bạn cần phải sử dụng lệnh OK! Google
để ra lệnh trực tiếp cho thiết bị, vậy một câu hỏi đặt ra, như vậy có phải Google Assistant luôn ghi âm bạn không?
Thật ra thì Google Assistant chỉ bắt đầu ghi âm khi nó nghe thấy lệnh OK! Google
hoặc Hey! Google
, nó giống như việc bạn huấn luyện một chú chó.
Chú chó của bạn có thể nghe đầy đủ và trọn vẹn một câu của bạn, nhưng nó chỉ hiểu một vài từ đã được huấn luyện thôi, thì Google Assistant cũng tương tự như vậy.
#5. Cách kiểm soát thông tin của bạn
Khi bạn đã biết Google Assistant không ghi lại âm thanh mọi lúc mọi nơi, nhưng bạn vẫn cảm thấy có một chút không thoải mái khi sử dụng nó.
Vậy thì có một cách cho bạn đây, vào cuối ngày bạn có thể ra lệnh xóa hoạt động của ngày hôm nay để hạn chế mức thấp nhất việc thông tin bị rò rỉ ra ngoài.
Hoặc, bạn có thể truy cập vào link này để xóa dữ liệu ở từng mục riêng và thiết lập xóa các dữ liệu tự động trong một khoảng thời gian nhất định như 3 tháng, 18 tháng và 36 tháng.
#6. Tổng Kết
Như vậy là trong bài viết này mình đã chia sẻ với các bạn những kiến thức cơ bản về Google Assistant như: lịch sử phát triển Google Assistant, chức năng của Google Assistant, quyền riêng tư của người dùng khi sử dụng Google Assistant …. rồi ha.
Nói chung thì Google Assistant là một công cụ mạnh mẽ và phức tạp, nó rất hữu ích cho công việc và cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Tuy nhiên để tận dụng tối đa lợi ích mà Google Assistant đem lại cho bạn, bạn phải đánh đổi một phần về quyền riêng tư để đảm bảo tính chính xác, thuận tiện và sự trợ giúp nhanh chóng của nó.
CTV: Trương Quang Nhật – Blogchiasekienthuc.com