Sử dụng Windows thì nhiều rồi nhưng mình tin là rất ít bạn có thể phân biệt và hiểu được ý nghĩa thực sự của các ký hiệu trong từng phiên bản Windows ví dụ như Windows KN, Windows N, Windows VL, Windows K, Windows N-VL… đúng không?
Trong bài viết này mình sẽ tổng hợp và chia sẻ lại cho bạn, để bạn có thể hiểu hơn về khái niệm, ý nghĩa của từng phiên bản Windows.
Và hi vọng sau bài viết này thì bạn có thể hiểu rõ hơn về chúng và quan trọng là bạn có thể tự lựa chọn cho mình một bản Windows phù hợp nhất cho chiếc máy tính của mình.
#1. Ý nghĩa của các ký hiệu phiên bản Windows
1.1. Windows Professional: Đầu tiên là bản Pro hay tên gọi đầy đủ là Professional, đây là bản thông thường bao gồm đầy đủ các tính năng, thành phần của Windows. Và bản này thường được bán lẻ tức là 1 key chỉ sử dụng được cho 1 máy tính.
1.2. Windows Professional (VL): Tên chính xác là Windows Professional Volume Licese, phiên bản này thường dùng trong các doanh nghiệp sử dụng nhiều máy tính, tức là 1 key có thể kích hoạt cho nhiều máy tính.
1.3. Windows Professional (K): Phiên bản này đươc phân phối riêng tại Hàn Quốc, nói chung bản này thích hợp cho người Hàn.
1.4. Windows Professional (N – N): Phiên bản này không kèm theo Windows Media Player (trình xem phim nghe nhạc).
Lý do bản (N-N) này được phát hành là vì luật chống độc quyền mà EU đã xử phạt Microsoft, tức là nếu MS muốn làm ăn tại EU thì hãng này buộc phải loại bỏ Media Player ra khỏi Windows XP Home và Windows XP Pro.
1.5. Windows Professional (KN) : Cũng tương tự như bản K, nhưng phiên bản này không kèm theo Windows Media Player.
1.6. Windows Professional (N – VL): Cũng giống như bản VL ở bên trên nhưng không kèm theo Windows Media Player.
Tips: Các phiên bản như Enterprise, Ultimate, Starter Edition, Home Basic, Home Premium thì các bạn hiểu tương tự như vậy nhé.
Tóm lại là như thế này:
- Phiên bản có chữ
N
thì là có nghĩa là phiên bản đó dành cho thị trường EU và không kèm theo Windows Media Player. - Phiên bản
KN
dành cho thị trường Hàn Quốc và cũng không có Windows Media Player hoặc một Instant Messenger.
#2. Tìm hiểu về 6 phiên bản Windows 7
Windows 7 được phát hành với 6 phiên bản đó là Windows 7 Starter Edition, Windows 7 Home Basic, Windows 7 Home Premium, Windows 7 Professional, Windows 7 Enterprise, và Windows 7 Ultimate.
Bạn đã thực sự hiểu rõ về chúng chưa? Nếu chưa biết thì đây chính là bài viết dành cho bạn đó. Nào! giờ thì chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết từng phiên bản nhé:
2.1. Windows 7 Starter Edition: Đây là phiên bản cơ bản nhất của Windows 7, phiên bản này bị giới hạn rất nhiều đó là bạn chỉ được phép mở 3 ứng dụng cùng một lúc.
Ngoài ra, bản Starter Edition này không hỗ trợ giao diện Aero Glass, không có khả năng xem đĩa DVD, không hỗ trợ đa màn hình và bị một vài giới hạn khác.
Nói chung là phiên bản này dành cho những máy tính cấu hình siêu cùi, và chỉ sử dụng những tính năng cơ bản và tính bảo mật cực kém. Vì phiên bản này dành cho cá nhân nên bộ nhớ RAM bị giới bạn chỉ ở mức 16 GB và 1 CPU.
2.2. Windows 7 Home Basic: Phiên bản này khá khẩm hơn phiên bản Starter Edition một chút, hỗ trợ nhiều tính năng hơn bản Starter Edition nhưng vẫn có một số giới hạn đó là không hỗ trợ giao diện Aero Glass bóng bẩy, không được tích hợp Windows Media Center và không có khả năng xem đĩa DVD.
2.3. Windows 7 Home Premium: Bắt đầu từ phiên bản này thì tính năng đã khá đầy đủ rồi, phiên bản Home Premium có đầy đủ các tính năng mà 2 phiên bản Starter Edition và Home Basic có.
Ngoài ra được hỗ trợ thêm các tính năng như, giao diện Aero Glass, tích hợp Media Center, hỗ trợ xem đĩa DVD và bổ sung thêm khả năng hỗ trợ màn hình cảm ứng Windows Touch.
2.4. Windows 7 Professional: Có đầy đủ tính năng của phiên bản Home Premium và ngoài ra, phiên bản Pro này còn được tích hợp thêm một số tính năng bảo mật nâng cao, ví dụ như mã hóa tệp tin hệ thống, Group Policy..
Và hỗ trợ tính năng Locaiton Awere Printing (in ở các mạng khác nhau), tính năng Offline (làm việc khi mất kết nối internet), tính năng Domain Join (kết nối bảo mật hơn)…. Bên cạnh đó phiên bản Pro hỗ trợ RAM lên đến 192GB và 2 CPU không giới hạn số lõi.
2.5. Windows 7 Enterprise: Có đầy đủ tính năng của phiên bản Pro, ngoài ra được tích hợp thêm một số tính năng nâng cao riêng dành cho các chuyên gia máy tính.
2.6. Windows 7 Ultimate: Giống với phiên bản Enterprise ở trên, đây là phiên bản đầy đủ nhất của hệ điều hành Windows 7.
Và ở phiên bản Ultimate này MS tích hợp thêm các tính năng cao cấp mà người dùng bình thường sẽ không bao giờ dùng tới, chủ yếu là dành cho các chuyên gia IT nghiên cứu và phát triển là chính.
=> Lời khuyên:
Nếu sử dụng thì chúng ta cứ chọn bản Pro hoặc Ultimate mà dùng thôi, chả dại gì mà sử dụng mấy phiên bản thiếu tính năng kia cả. Máy tính bây giờ thì cũng rất rẻ rồi đúng không nào ?
Phiên bản Ultimate hơn phiên bản Pro một số tính năng sau:
Nói chung là mấy tính năng này chúng ta cũng không dùng tới, nên bạn có thể chọn phiên bản Pro hay Ultimate để sử dụng đều được cả.
#3. Phân biệt tính năng từng phiên bản của Windows 10
Ngoài ra, bạn có thể so sánh các phiên bản Windows 10 thông qua bảng chi tiết sau đây:
#4. Lời kết
Như vậy là đã khá rõ ràng và cụ thể rồi đúng không, qua bài viết này thì mình tin là bạn đã có thể phân biệt được sự khác nhau giữa các bản Windows rồi.
Và mình hi vọng rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ phía bạn đọc về những kinh nghiệm cũng như kiến thức về Windows để bài viết có thể được đầy đủ nhất.
Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !
Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com