Tù treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng đối với người đã bị kết án phạt tù không quá 3 năm, không buộc phải chấp hành hình phạt tù khi có đủ những căn cứ và điều kiện nhất định do pháp luật hình sự quy định.
Bạn đang xem: Tù treo là gì
Tù treo là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ tù treo là gì. Để hiểu rõ các quy định liên quan đến thuật ngữ tù treo. Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Tù treo của công ty Hoàng Phi.
Tù treo là gì?
Tù treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng đối với người đã bị kết án phạt tù không quá 3 năm, không buộc phải chấp hành hình phạt tù khi có đủ những căn cứ và điều kiện nhất định do pháp luật hình sự quy định.
Tù treo, hay còn gọi là án treo thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta. Nhà nước ta quy định chế định án treo nhằm khuyến khích người phạm tội tự giác cải tạo trở thành người có ích cho xã hội nhưng vẫn có tính chất răn đe, giáo dục.
Thực chất, án treo không phải là hình phạt mà là một biện pháp không buộc người phạm tội phải chấp hành hình phạt tù mặc dù đã bị xử phạt tù. Để hiểu rõ hơn khái niệm tù treo là gì, ta cần chỉ ra các đặc điểm của biện pháp này. Dưới đây là các đặc điểm của án treo:
– Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Để được hưởng án treo, bị cáo phải đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định.
– Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
Điều kiện hưởng án treo
Qua nội dung ở trên, ta hiểu rằng tù treo chính là một cách gọi khác của án treo, được người dân sử dụng rộng rãi, phổ biến. Để được hưởng án treo người bị phạt tù phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Theo quy định tại điều 65, Bộ Luật hình sự 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017) và nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 15 tháng 05 năm 2018 hướng dẫn áp dụng điều 65 của bộ luật hình sự về án treo, các căn cứ để người phạt tù được hưởng tù treo bao gồm:
– Về hình phạt
Đây là căn cứ đầu tiên và quan trọng nhất để xem xét người bị phạt tù có được hưởng án treo không. Theo quy định hiện hành, người phạt tù chỉ có thể được hưởng án treo nếu bị xử phạt tù không quá 03 năm.
– Về nhân thân người phạm tội
Tòa án căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo.
Theo nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 15 tháng 05 năm 2018 hướng dẫn áp dụng điều 65 của bộ luật hình sự về án treo:
Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.
– Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.
Xem thêm: Là Gì? Nghĩa Của Từ Vesicle Là Gì Nghĩa Của Từ Germinal Vesicle Trong Tiếng Việt
– Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.
Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
– Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Những trường hợp không được hưởng án treo
Ta có thấy, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn có chính sách khoan hồng, nhân đạo đối với người phạm tội ăn năn hối cải, tuy nhiên cũng vô cùng cương quyết nhằm răn đe người phạm tội. Dưới đây là là một số trường hợp không được hưởng tù treo theo nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP:
– Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
– Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.
– Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.
– Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
– Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
– Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
Xem thêm: ” Thủ Hiến Là Gì – Thủ Hiến In English
Qua bài viết tù treo là gì chúng tôi mong rằng quý bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích. Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 6557 của công ty Hoàng Phi.
Chuyên mục: Định Nghĩa