Tiêu sọ là gì Update 01/2025

Hạt tiêu màu trắng và đen đều có nguồn gốc từ Nam Á nhưng hai loại tiêu này có những đặc điểm rất khác nhau về quy trình thu hái, chế biến, dược tính, mùi thơm…Câu hỏi mà người mua thường hỏi là Tiêu đen hay tiêu trắng loại nào tốt hơn? Khi nào nên dùng tiêu đen, khi nào nên dùng tiêu trắng? Bài viết hôm nay, Ngư Quỳnh sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này!

Nhận biết tiêu đen và tiêu trắng

Hạt tiêu gia thu hái về, phơi sấy khô, hạt săn lại sẽ thành tiêu đen.Hạt tiêu trắng còn gọi là hạt tiêu sọ, có màu trắng ngà hay xám, ít nhăn nheo. Có hai loại hạt tiêu trắng là hạt tiêu trắng ruột vàng và hạt tiêu trắng ruột xám.

Bạn đang xem: Tiêu sọ là gì

*

So sánh tiêu đen và tiêu trắng

Phương pháp thu hoạch và chế biến:

Hạt tiêu đen được thu hoạch khi tiêu gần chín, quả còn xanh hoặc có điểm vàng trong chùm quả, bên trong đã xuất hiện phần sọ cứng. Tiếp theo, hạt tiêu được phơi dưới nắng, hạt săn lại, chuyển thành màu đen. Hạt tiêu trắng có được bằng cách thu hoạch tiêu đã chín đỏ, sau đó ngâm trong nước cho phần vỏ và thịt hạt mềm ra rồi chà sát để lấy phần sọ bên trong. Tiếp theo, người ta cũng sẽ mang phơi nắng để hạt tiêu chuyển dần sang màu trắng ngà hoặc vàng xám.

Dược tính:

Tiêu đen thường được dùng như một loại dược liệu để trị các loại bệnh như ho, đau họng hay cảm lạnh. Ngoài ra, tiêu đen còn là vị thuốc giúp ngăn ngừa ung thư vú, hỗ trợ giảm cân và chống cảm lạnh, điều trị một số vấn đề về dạ dày như chứng khó tiêu, đầy hơi, táo bón. Không những vậy, tiêu đen còn có tác dụng chữa bệnh. Tiêu trắng thường được dùng với công dụng tăng hương vị món ăn nhiều hơn.

Độ cay:

Tiêu trắng có vị cay nồng và đậm hơn tiêu đen. Khi ăn tiêu đen, vị cay sẽ thấm dần, một lúc sau mới cảm thấy vị cay hăng nồng nhưng khi ăn tiêu trắng, bạn sẽ cảm nhận ngay vị cay dù chỉ nhấm một chút đầu lưỡi.

Mùi thơm:

Nếu dùng mũi ngửi bình thường thì hạt tiêu đen có mùi thơm nồng đặc trưng hơn tiêu trắng. Nguyên nhân là do quá trình thu hoạch và chế biến, hạt tiêu trắng mất đi lớp vỏ bên ngoài nên lượng tinh dầu giảm đi đáng kể. Tuy nhiên khi chế biến món ăn thì hạt tiêu trắng lại có mùi thơm nồng đậm hơn tiêu đen do đã được lên men một thời gian. Do vậy, khi chế biến các món ăn, các đầu bếp thường sử dụng tiêu trắng nhiều hơn.

Xem thêm: Streptococcus Agalactiae Là Gì, Streptococcus

Thời gian bảo quản:

Hạt tiêu đen bảo quản được lâu hơn tiêu trắng. Bạn có thể bảo quản tiêu đen trong nhiệt độ thường tới vài tháng mà vẫn thơm ngon nhưng hạt tiêu trắng để lâu sẽ bị đắng ngắt. Nguyên nhân là do hạt tiêu đen phơi nắng lâu trong khi hạt tiêu trắng ngâm nước rồi mới phơi khô, quá trình chế biến tiêu trắng phức tạp hơn nên thời gian bảo quản bị rút ngắn lại so với hạt tiêu đen.

Chế biến món ăn:

Hạt tiêu trắng thường được sử dụng khi chế biến các món ăn có màu sáng như soup, khoai tây nghiền, sốt kem…Ở các quốc gia như Trung Quốc, Pháp, Ý người ta rất thích dùng tiêu trắng để trang trí và chế biến các món ăn.

*

Nên sử dụng tiêu đen hay tiêu trắng?

Nếu bạn thích ăn cay nhiều hãy chọn tiêu trắng còn nếu bạn ăn cay vừa và muốn món ăn thấm dần vị cay thì tiêu đen phù hợp hơn.

Xem thêm: ” Waterfront Là Gì – Dịch Nghĩa Của Từ Waterfront

Xét về giá trị thẩm mỹ, nếu bạn chế biến các món ăn có màu sắc sáng như các loại canh, soup, sốt kem thì nên dùng tiêu trắng sẽ tạo cảm giác hài hòa, ngoài ra vị cay nồng đặc trưng của tiêu trắng sẽ kích thích vị giác của người ăn hơn.Xét về lợi ích sức khỏe và thời hạn sử dụng thì tiêu đen có lợi thế hơn bởi những công dụng tuyệt vời về sức khỏe và làm đẹp cũng như thời hạn bảo quản lâu hơn. Người sành ăn đánh giá tiêu đen cao hơn tiêu trắng cả về chất lượng lẫn hương vị. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại tiêu trắng ngâm tẩy hóa chất để có màu sắc đẹp. Vì vậy bạn cần cân nhắc, lựa chọn cẩn thận trước khi mua.

Dù là tiêu đen hay tiêu trắng thì tiêu vẫn là loại gia vị quen thuộc trong bữa cơm nhà, mang đến những lợi ích tuyệt vời về sức khỏe và làm đẹp cho các thành viên trong gia đình. Tùy theo sở thích và mục đích sử dụng mà bạn chọn loại tiêu phù hợp nhé!

Chuyên mục: Định Nghĩa