Watergate là gì Update 01/2025

Watergate là vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử chính trị Mỹ, kéo theo hệ quả là lần đầu tiên và duy nhất cho tới thời điểm này, một tổng thống phải từ chức trước khi hết nhiệm kỳ.

Bạn đang xem: Watergate là gì

Cho đến nay, Richard Nixon vẫn là tổng thống duy nhất của Mỹ từng từ chức. Ảnh: Wall Street Journal.

Vụ đột nhập đêm hè

Lần bị bắt là lần thứ hai họ đột nhập vào Watergate. Trong lần đột nhập trước hồi cuối tháng 5/1972, những kẻ trộm đã lấy đi một số tài liệu và cài máy nghe lén ở lại. Vào đêm bị bắt, họ đang đột nhập để thay thế thiết bị nghe lén sau khi cái đầu tiên gặp trục trặc.

Không lâu sau đó, các điều tra viên tìm ra mối liên hệ giữa 5 người đột nhập trên với E. Howard Hunt và G. Gordon Liddy, khi đó là 2 người có liên hệ với Nhà Trắng và ủy ban tái tranh cử của Nixon. Thông tin này do Washington Post đưa ra đầu tiên. Hunt, Liddy và 5 kẻ đột nhập sau đó bị truy tố và kết án.

*
Khu nhà ở Watergate ở Washington D.C.. Ảnh: Wikipedia.

Tháng 8/1972, tổng thống Nixon cam đoan rằng các nhân viên Nhà Trắng không liên quan đến vụ việc trên. Phát ngôn viên Nhà Trắng nói rằng sẽ không bình luận về “một kẻ đột nhập hạng ba”. Mùa đông năm đó, Nixon tái đắc cử tổng thống, chiến thắng trước Thượng nghị sĩ George McGovern của đảng Dân chủ với một khoảng cách an toàn.

Sóng gió năm 1973

Tháng 3/1973, Chánh thẩm của tòa án cấp quận ở Washington D.C., John Sirica công bố một bức thư của McCord, một trong 5 tên đột nhập đã bị kết tội, nói rằng các quan chức Nhà Trắng đã gây áp lực để ông nhận tội.

Watergate bùng nổ thành một bê bối cấp quốc gia vào mùa hè năm đó. Hai nhóm điều tra độc lập được thành lập, một là nhóm do công tố viên đặc biệt Archibalad Cox dẫn đầu, một là Ủy ban Watergate của Thượng viện Mỹ do Thượng nghị sĩ bang North Carolina Sam Ervin lãnh đạo.

Cố vấn Nhà Trắng John W. Dean III là người đầu tiên rời bỏ hàng ngũ của tổng thống, tố cáo Nixon có liên quan trực tiếp đến vụ bê bối. Trong buổi làm chứng trước Thượng viện, ông cho biết đã nói với tổng thống rằng “việc che đậy Watergate là căn bệnh ung thư sẽ giết chết nhiệm kỳ” của ông ấy. Dean nghi ngờ rằng các cuộc trò chuyện của ông với tổng thống đều bị ghi âm nhưng không có bằng chứng. Nói đúng hơn, mọi lời khai của Dean trước Thượng viện đều dựa vào các ghi chép của riêng ông và hầu như không có bằng chứng để chứng minh.

Tổng thống Nixon phủ nhận tất cả các cáo buộc của cựu cố vấn.

Sau đó ít tuần, trợ lý của tổng thống Nixon, Alexander Porter Butterfield thừa nhận trước ủy ban điều tra của Thượng viện rằng quả thật có hệ thống ghi âm được lắp đặt trong Nhà Trắng.

“Mọi thứ đều được ghi âm, miễn là tổng thống đang có mặt”, ông nói.

*

Cuộc tàn sát đêm thứ bảy

Công tố viên đặc biệt Archibalad Cox yêu cầu tổng thống phải giao nộp băng ghi âm. Nixon từ chối yêu cầu trên.

Tổng chưởng lý Elliot Richardson và phó chưởng lý William Ruckelshaus đã từ chức trước đó sau khi từ chối tuân lệnh Nixon về việc sa thải công tố viên đặc biệt.

Đó là một đêm thứ bảy và vụ sa thải này về sau được gọi là “cuộc tàn sát đêm thứ bảy”. Cuộc “tàn sát” của Nixon kéo theo sự sụp đổ của chính ông.

Sau khi công tố viên đặc biệt bị sa thải và 2 chưởng lý từ chức, áp lực trong dư luận kêu gọi quốc hội luận tội Nixon càng dâng cao.

“Khẩu súng bốc khói” giết chết nhiệm kỳ

Trước sự chỉ trích ngày càng lớn, Nhà Trắng đồng ý giao ra băng ghi âm nhưng một trong số đó bị bỏ trống 18 phút bí ẩn.

Tháng 4/1974, Nhà Trắng giao tiếp 1.200 trang ghi chép lại các cuộc hội thoại nhưng vẫn từ chối giao ra băng ghi âm đầy đủ với lý do đó là đặc quyền hành pháp.

Xem thêm: Vulgar Là Gì – Nghĩa Của Từ Vulgar

Đoạn băng được ví như “khẩu súng bốc khói”, tức bằng chứng hãy còn lưu lại của sự việc đã xảy ra. Trong những đoạn ghi âm tổng thống cố giữ đến phút cuối, người ta nghe thấy ông đang cố gắng dùng CIA để ngăn cản cuộc điều tra Watergate của FBI, lấy lý do việc này sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

“Khi anh đến gặp họ, hãy nói rằng, vấn đề của việc này là nó sẽ mở lại toàn bộ sự kiện Vịnh Con Lợn”, Tổng thống Nixon nói với Chánh văn phòng Nhà Trắng khi đó, H.R. Haldeman, và dặn dò Haldman về việc đến gặp các quan chức CIA.

“Đừng nói dối họ đến mức rằng không có bất kỳ liên quan nào, hãy cứ nói đây là một nhầm lẫn kỳ quái, đừng đi xa hơn”.

“Chúng ta nghĩ cho đất nước, đừng đi xa hơn”, đoạn băng ghi âm tiết lộ lời tổng thống.

*

Dù vậy, Nixon không thừa nhận các cáo buộc liên quan đến vụ đột nhập vào khu phức hợp Watergate. Ông được phó tổng thống Gerald Ford, người tuyên thệ nhậm chức tổng thống ngay sau khi Nixon từ chức, ân xá sau đó và chưa bao giờ đối mặt với việc bị luận tội hay truy tố.

Những câu hỏi không lời đáp

Người ta chưa bao giờ biết chính xác mục đích của vụ đột nhập và liệu Nixon có phải người ra lệnh vụ đột nhập, hay biết về nó trước hay không. Tất cả những gì công chúng biết là E. Howard Hunt và G. Gordon Liddy, 2 “công trình sư” của vụ nghe lén, nằm trong nhóm thợ sửa ống nước Nhà Trắng. Họ là những người chuyên đi che đậy các vụ rò rỉ thông tin hay bê bối của Nhà Trắng.

Vài ngày sau vụ đột nhập, tổng thống Nixon yêu cầu CIA gây áp lực lên FBI để rút khỏi cuộc điều tra, tiếp sau đó là hàng loạt hành động nhằm che đậy vụ việc và cản trở các cuộc điều tra.

Dù vậy, Watergate không phải là tất cả bê bối mà chính quyền Nixon gặp phải, báo chí đã phơi bày hàng loạt “phi vụ” khác của các Thợ sửa ống nước. Ngoài Watergate, một trong những vụ nổi tiếng của nhóm Thợ sửa ống nước Nhà Trắng là lần đột nhập vào nhà bác sĩ phân tâm học Daniel Ellsberg để trả thù việc Ellsberg làm rò rỉ một tài liệu nhạy cảm của Lầu Năm Góc. Dù vậy, họ không tìm ra tài liệu hồ sơ bệnh án nào đáng giá để hạ thấp ông.

Năm 2003, Carl Bernstein, một trong 2 phóng viên Washington Post tường thuật vụ Watergate đã nói: “Đó không chỉ là một vụ đột nhập. Không phải chỉ một. Đó là cả một công thức về việc hành hung thành viên đối lập chính trị, đánh cắp tin nhắn, ghi âm đối thủ chính trị, đột nhập văn phòng bác sĩ phân tâm học và thả bom cháy vào các viện chính sách”.

Bob Woodward, nhà báo cùng điều tra với Bernstein, đã viết trong bài bình luận cuốn sách The Nixon Defense (tác giả là cựu cố vấn Dean – người đã tố cáo Nixon trước quốc hội) rằng “toàn bộ câu chuyện về các hoạt động bí mật của chính quyền Nixon đã bị chôn vùi cũng những thủ phạm mà ngày nay đã qua đời”.

Năm 2011, tạp chí TIME gọi sự tồn tại của Thợ sửa ống nước Nhà Trắng là 1 trong 10 vụ lạm dụng quyền lực nổi tiếng nhất thế giới.

“Mãi mãi thay đổi chính trị Mỹ”

Watergate cũng đánh dấu sự tham gia của báo chí, điển hình nhất trong trường hợp này là Washington Post, trong việc minh bạch hóa chính phủ và phanh phui các cuộc “đi đêm” của quan chức. Vụ phát hiện sự dính líu của chính quyền Nixon khi che đậy bê bối là thành quả chung các nhóm điều tra độc lập trong hệ thống chính trị Mỹ và các bài báo điều tra.

*
Bob Woodward (bên phải) và Carl Bernstein, 2 phóng viên của Washington Post phụ trách việc điều tra bê bối Watergate. Ảnh: AP.

Từ rất sớm, Washington Post đã đặt nghi vấn về việc vụ đột nhập có liên quan đến chính quyền Nixon. Bất chấp những lời chỉ trích của Nhà Trắng rằng tờ báo này tường thuật đầy thiên kiến, trong thời gian Nixon tái đắc cử tổng thống, Washington Post tiếp tục đăng tải các bài báo về việc các cộng sự Nixon quấy rối, tìm cách hạ thấp đối thủ chính trị của ông.

Rất lâu sau này, chủ bút của Washington Post trong giai đoạn Watergate, bà Katharine Graham, đã kể lại rằng chính quyền Nixon thậm chí đã tìm cách quấy rối tờ báo và cuộc điều tra.

USA Today gọi Watergate là vụ bê bối “đã mãi mãi thay đổi nền chính trị Mỹ”, nó tạo nên một phong trào kêu gọi minh bạch hóa và cho phép công chúng tiếp cận nhiều hơn đối với các tài liệu chính phủ. Sau vụ Watergate, quốc hội Mỹ đã lần lượt thông qua các luật cải cách liên quan đến việc gây quỹ khi tranh cử, đạo đức chính phủ và tự do thông tin.

Vụ bê bối cũng tạo nên nguồn cảm hứng cho vô số phim ảnh và sách vở tại Mỹ. All the President”s Men, bộ phim dựa trên câu chuyện, đã giành hàng loạt giải thưởng và đề cử trong Lễ trao giải Oscar năm 1977.

Trong khi đó, hai nhà báo của Washington Post, Bob Woodward và Carl Bernstein trở thành những “ngôi sao” trong nghề nghiệp của họ.

Xem thêm: Vị Trí Màng Trinh Là Cái Gì ? Hiểu Đúng Màng Trinh Là Gì Và Dấu Hiệu Mất Trinh

“Watergate đã khai sinh ra chủ nghĩa lãng mạn trong báo chí điều tra”, Dennis Goldford, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Drake, nhận định.

Chuyên mục: Định Nghĩa