Variety show là gì Update 01/2025

Khoảng hai năm trở lại đây, nếu xem một chương trình âm nhạc cuối tuần của Hàn, bạn sẽ nhận ra rằng, mọi nhóm nhạc đều có thể hát, có thể nhảy và mặc những bộ quần áo thật đẹp. Nhưng chỉ sau vài bài, bạn bắt đầu thấy tất cả các nghệ sĩ đều giống nhau, như được đúc từ một khuôn vậy. Ngày nay, việc ra mắt một nhóm nhạc Kpop đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nhờ một “công thức” được chuẩn mực hóa bao gồm: trẻ, đẹp và ít nhất phải có một thành viên bất phân giới tính. Điển hình là năm 2012, có khoảng 50 tân binh Kpop ra đời, nhưng chỉ một số rất ít để lại ấn tượng khác biệt. Vậy câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để có thể “sống sót” được ở một thị trường hà khắc như Kpop, khi ai cũng trẻ đẹp và na ná như nhau?

1. Vocals

Yếu tố đầu tiên quyết định sự thành công hay không của thần tượng phải kể đến chính là giọng hát. Một ca sĩ không thể không biết hát, nếu như họ không định ra mắt và chỉ hát nhép đến cuối đời. Với nhóm nhạc “tiêu chuẩn” có 5 thành viên, trung bình họ sẽ thường có 2 Vocals thay nhau đảm nhận việc xử lí các đoạn nhạc. Cũng đừng vội nghĩ nếu nhiều hơn 5 thành viên thì số lượng Vocals cũng sẽ tăng lên, vì thực chất một bài hát thời lượng vẫn chỉ có 4 phút như vậy.

Bạn đang xem: Variety show là gì

Với chất giọng trầm khàn quyến rũ, Hyorin Sistar được coi là Beyonce của Hàn Quốc.

Tuy nhiên nếu chỉ biết hát thôi vẫn chưa đủ! Phần lớn những nhóm nhạc được khán giả nhớ lâu hơn, đều là nhờ trong đội hình của họ sở hữu Vocals mang một chất giọng cực kì đặc biệt. Chẳng hạn như Xia Jun Su (JYJ), Hyorin (SISTAR) khác biệt với chất giọng trầm khàn; Kyu Hyun, Ye Sung (SuJu) có tông nam trầm đầy rung cảm; Ailee, Luna (f(x)) sỡ hữu một giọng hát cực khỏe, âm vực rộng, cao; IU, Juniel lại “đốn tim” fan bằng giọng ca thanh thoát, nhẹ nhàng…

Những “điểm nhấn” đặc biệt ấy sẽ giúp người nghe nhận diện được sự khác nhau, đồng thời lưu lại ấn tượng sâu sắc, thích thú hơn nhiều so với việc chỉ nghe một bài hát thị trường mà không nhớ được gì cả. Ngoài ra yếu tố “bài hát” cũng cần được nhấn mạnh nhưng điều này hoàn toàn phụ thuộc vào việc công ty lựa chọn cho họ.

2. Rapper

Fan Kpop đã quá quen với sự xuất hiện thường xuyên của một đoạn rap được chèn vào trước đoạn cao trào của một bài hát. “Đá” một vài từ hoặc cụm từ tiếng Anh vô nghĩa (có khi cả sai chính tả), chuyển thể từ hát sang “đọc gieo vần”, một chút gầm gừ cùng điệu bộ tay gangster pha hiphop, đó chính là những công việc mà Rapper phải làm.

GD&TOP hiện là bộ đôi rapper đình đám nhất Kpop.

Thực chất vai trò của Rapper khá nhàn hạ, nếu như không phải ai sinh ra đều có giọng hát hay, thì chỉ cần bỏ công tập luyện là ai cũng có thể rap. Hơn nữa, những phân đoạn rap thường chỉ được coi như “bước đà” để tôn lên đoạn cao trào của Vocals kế tiếp, người nghe thường có xu hướng nhớ đến phần sau hơn là vài câu rap nửa Anh nửa Hàn nghe không hiểu.

Tuy vậy, vẫn có một vài Rapper được nhớ đến vì những đóng góp tuyệt vời trong màn biểu diễn rap “chính cống” của họ. GD&TOP chính là bộ đôi “đắt giá” nhất trong làng Rapper, tiếp sau đó có một vài cái tên như CL (2NE1), Tablo (Epik High), Zelo (B.A.P), Jun Hyung (BEAST), Infinite H…

3. Dancer

Định nghĩa đơn giản thì Dancer có vẻ như là những thành viên có khả năng hát và rap “í ẹ” của nhóm, nhưng họ lại được coi “linh hồn” của bài hát trong những đoạn break dance cực ngầu. Thể loại nhạc Dubstep mới được Kpop ưa chuộng gần đây chính là “thiên đường” cho các Dancer thể hiện mình. Họ thông thạo mọi thể loại từ Lock, Popping, Urban, B-boy và thậm chí là cả ba lê hay múa đương đại.

Nói đến những vũ điệu đẹp mê hồn không thể không nhắc tới Yun Ho của DBSK.

Đối với những Dancer giỏi, việc quên bước nhảy khi đang biểu diễn cũng không thành vấn đề vì họ có thể biến tấu ra đủ mọi loại Freestyle khác, miễn là hợp với beat. Đôi khi, hành động xé áo hay khéo léo khoe thân, khoe cơ bụng cũng được liệt vào danh sách công việc “nặng nhọc” của các Dancer đấy!

Một vài Dancer lão luyện có thể kể đến như: Yun Ho (DBSK), Tae Min (SHINee), Minzy (2NE1), Ho Ya (Infinite), Hyo Yeon (SNSD)…

4. Variety show

Nếu chỉ ra album quảng bá rồi sau đó “lặn mất tăm” đến tận album sau thì chắc chắn đó không phải cách hay để “phủ sóng” tên tuổi. Dựa theo nhu cầu “đánh bóng” bản thân của thần tượng, các Variety show (show truyền hình thực tế) cũng ra đời và được chia ra làm vô vàn thể loại: show hài, show từ thiện, show thể thao, show ca hát,…

Tham gia show thực tế cũng là dịp để thần tượng thể hiện tài năng, tài lẻ và cả những năng khiếu vô cùng 4D của mình. Họ cũng không cần phải lo lắng về hình tượng vì hiển nhiên càng kì quái và độc đáo thì sẽ càng được nhiều yêu thích.

Super Junior là “ông vua” của truyền hình thực tế nhờ sự dí dỏm, không câu nệ và sẵn sàng “dìm hàng” lẫn nhau của các thành viên.

Trong lịch sử show truyền hình thực tế, có rất nhiều thần tượng đã bị các thành viên của mình “bóc mẽ” ngay trên sàn với đủ mọi loại quái chiêu “không đỡ được” như: Eun Hyuk (SuJu) bị tố hôi chân, Shin Dong (SuJu) đã tự phá kỉ lục tắm nhanh của mình từ 27 giây xuống chỉ còn 11 giây, Jong Hyun (SHINee) vừa ngủ vừa hát để tỏ tình với các thành viên khác, Sung Kyu (Infinite) từng mặc trộm đồ lót của em út Sung Jong hay Chan Sung (2PM) mộng du đánh mọi người…

Xem thêm: ” Óc Đậu Là Gì – Làm Óc Đậu Và Ép Đậu

Hầu hết các fan đều đồng ý rằng, xem show sẽ giúp họ hiểu về các thần tượng, đồng thời cảm giác họ gần gũi, chân thực hơn khi biểu diễn trên sân khấu. Không những thế, tham gia càng nhiều show thì thần tượng sẽ để lại càng nhiều ấn tượng sâu sắc, giúp người xem không “nhận lầm” họ giữa hàng tá những người khác na ná nhau của Kpop.

5. Fan service

Một trong những điều đặc trưng nhất của Kpop chính là Fan service. Cách cư xử với fan, cách để lại những lời cảm ơn mùi mẫn, kí tặng kèm trái tim, dùng quà của fan tặng… tất cả đều là Fan service. Ngay từ những thần tượng thế hệ đầu tiên, “nghệ thuật” Fan service này đã được truyền lại và ngày càng phát triển như vũ bão nhờ sự bay xa của trí tưởng tượng, tiểu thuyết tự chế và đặc biệt là các cặp đôi.

Ghép đôi thường chỉ xảy ra trong phạm vi một nhóm nhạc, cũng tương đương với Kpop chỉ tồn tại những cặp đôi nam – nam và nữ – nữ. Trong đó, cộng đồng fan được chia ra thành hai loại: Official couple (cặp đôi chính thức) và Non-official couple (cặp đôi không chính thức).

Official couple thường do công ty cố tình tạo điều kiện để lăng-xê riêng cho hai người, như trường hợp của YunJae, YooSu (DBSK), HunHan (EXO), BangLo (B.A.P)… Còn Non-official couple là những cặp phát sinh trong quá trình quảng bá, hầu hết đều do fan tự ghép tùy theo sở thích cá nhân. Cũng có một vài Non-official couple thuộc hai nhóm nhạc khác nhau, tuy nhiên lượng fan của những cặp này không nhiều.

Cái ôm kinh điển của cặp YunJae trong đêm trao giải MKMF 2008.

Những “nam thanh” xinh đẹp hơn hoa như Jae Joong (JYJ), Ren (Nu’est), Tae Min (SHINee)… hay “nữ tú” lạnh lùng bụi bặm như Amber (f(x)) đều là những đối tượng được ưa chuộng.

Xem thêm: Các Rối Loạn Tic Và Hội Chứng Tourette Syndrome Là Gì, Hội Chứng Tourette

Thực tế, “nghệ thuật” Fan service bằng cặp đôi là cách để có được một lượng fan đông đảo và nhanh chóng nhất của các nhóm nhạc, đặc biệt là các cặp đôi nam. Đối với bất kì một Kpop fan nào, việc cuồng các cặp đôi đã trở thành chuyện “cân đường hộp sữa” mỗi khi để ý đến một nhóm nhạc nào đó. Trong nhóm ít nhất phải có một thành viên bất phân giới tính, vậy thì đây là lúc để thành viên đó được tỏa sáng! Chỉ cần một vài hành vi thân mật như: dùng đồ đôi, khoác tay, véo má, thì thầm vào tai nhau… đã đủ khiến các fan “bay tá lả tim hồng” đồng thời “thêu dệt” nên đủ mọi tiểu thuyết trên trời dưới đất của thần tượng. 

Những fan cùng thích một cặp đôi sẽ liên kết lại tạo thành những cộng đồng riêng. Nếu họ có tranh cãi với nhau, nó cũng tàn khốc không kém gì “Biển đen im lặng”.

Chuyên mục: Định Nghĩa