Thượng lưu là gì Update 01/2025

Hiện nay, trong xã hội đã xuất hiện nhóm ngườigiàu có, dùng toàn đồ xịn, luôn thể hiện mình là có bằng cấp, có học vị nhằmkhẳng định đẳng cấp và tự xem mình thuộc giới thượng lưu của xã hội. Vậy ta thửtìm hiểu các tầng lớp trong xã hội là như thế nào và sự thật họ thuộc lớp nào trong xã hội Việt Nam hiện nay?

*

“Giới thượnglưu” là một thuật ngữ vẫn hay được dùng, như “giới thượng lưu Paris”, “giớithượng lưu Luân Đôn”…nhưng hiện nay chưa có một định nghĩa “chuẩn” nào về “Giới thượng lưu”. Nếu bây giờ đem bànthế nào là “giới thượng lưu” hay “tầng lớp thượng lưu”, chắc chắn có nhiều ýkiến khác nhau.

Bạn đang xem: Thượng lưu là gì

Qua các tiểuthuyết có viết về tầng lớp quý tộc ở châu Âu và nhất là các truyện về nhữngdanh nhân có ảnh hưởng lớn đến lịch sử nước Mỹ, tôi hình dung ra “tầng lớp thươnglưu” gồm những người có 3 tiêu chí như sau:
Đây là điều kiệnđầu tiên và là điều kiện cần vì nếu không giàu có về vật chất thì không ai gọilà thượng lưu cả. Nhưng cái giàu có vật chất của người thượng lựu là phải giàuđể đủ và biết tài trợ cho những việc có tác dụng thúc đẩy sự tiến bộ của xã hộinhư xây dựng phát triển trường học, bệnh viện, các công trình nghiên cứu khoa học tự nhiên,xã hội hay là các dự án phát triển cộng đồng nói chung….
Người thượng lưulà người có kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm sống phong phú và họ có khả năngtác động và định hình các giá trị tinh thần, các hệ tư tưởng thống trị xã hộimà họ là đại diện.
Yếu tố khẳngđịnh đẳng cấp thượng lưu chính là cốt cách văn hóa. Cốt cách đó được thể hiệnqua hành vi ứng xử, bản lĩnh văn hóa và đặc trưng nhất đó là tinh thần kiến tạo của họ. Cốt cách văn hóa nàythường phải từ truyền thống qua mấy đời của một gia đình, một dòng họ mới cóthể có được.
Như vậy với trí tuệ, tài sản và cốt cách vănhóa của họ, giới thượng lưu luôn có vai trò là lực lượng tiên phong thúc đẩy xãhội phát triển, tư tưởng của họ cũng chính là tư tưởng định hướng cho sự pháttriển của xã hội.
“Tầng lớp trunglưu” cũng là một thuật ngữ hay dùng nhưng cũng chưa có một định nghĩa “chuẩn”thống nhất về khái niệm này. Qua tìm hiểu, tôi hình dung những người thuộc tầnglớp trung lưu như sau:
– Về kinh tế, họlà những người có trình độ chuyên môn hay tay nghề cao cho phép cho họ có thunhập vào bậc trung hoặc hơn mức trung bình của xã hội, quan trọng hơn là họ cómức độ độc lập kinh tế nào đó (họ có khả năng miễn nhiễm với các đợtsuy giảm kinh tế có thể ảnh hưởng mạnh tới tầng lớp có mức thu nhập trung bìnhcủa xã hội). Tuy nhiên họ chưa đủ khả năng tài trợ kinh tế cho những việc cótác dụng thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội nhưtầng lớp thượng lưu.
– Họ là lựclượng nòng cốt trong các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp – cơ sở của xã hội dân sự.Họ chính là lực lượng tiếp thu, truyền bá và sáng tạo các giá trị mới của trithức, văn hóa; đề xuất, phản biện một cách độc lập các chủ trương chính sách vàbiện pháp giải quyết các vấn đề của xã hội; dự báo và định hướng dư luận xãhội. Đăc trưng bản chất của tầng lớp trung lưu chính là tinh thần khai phóng của họ.

Xem thêm: Yaourt Là Gì – Hướng Dẫn Cách Làm Sữa Chua Dẻo Mịn

Như vậy với điều kiện kinh tế có mức độ độclập nhất định và có mức độ giáo dục và trình độ chuyên môn cao, tầng lớp trunglưu không có ảnh hưởng quá lớn trong xã hội hay quyền lực trong xã hội như tầnglớp thượng lưu nhưng chính họ là lực lượng nhậy cảm, nắm bắt những cái mới nhấtcộng với vị trị không bị gắn chặt vào một thể chế chính trị nào cho phép họluôn là đại diện cho những khuynh hướng phát triển xã hội của họ.
ỞViệt Nam,khái niệm “tầng lớp thượng lưu” và “tầng lớp trung lưu” lại càng hết sức mơ hồ.Theo từ điển Tiếng Việt, thượng lưu là “tầng lớp được coi là cao sangtrong xã hội, theo quan niệm cũ” và trung lưu là “tầng lớp giữa trong xãhội cũ”. Theo tôi, xã hội Việt Nam từ trước đến nay hầu như chưa có “tầng lớpthượng lưu” và “tầng lớp trung lưu” mà chủ yếu chỉ có nhóm người nắm quyền caitrị và còn lại tất thảy đều chỉ là các “thần dân”.
Trongxã hội phong kiến Việt Namnhóm nắm quyền cai trị thường là thân tộc của nhà vua và hệ thống quan lại. Họlà “tầng lớp được coi là cao sang trong xã hội” nhưng qua tất cả các triềuđại trong lịch sử thì “tầng lớp được coi là cao sang trong xã hội” nàycũng chỉ tập trung vào vấn đề “cai trị”mà chưa vươn lên thành một tầng lớp có vai trò định hình các giá trị xã hội vàcác hệ tư tưởng thống trị của mình (các triều đại phong kiến VN đều vay mượncác giá trị xã hội hay hệ tư tưởng từ bên ngoài). Và vì vậy vai trò của họ cũnghoàn toàn chấm dứt khi thay đổi từ triều đại này sang triều đại khác, thậm chícác quan cận thần có thể bị chấm dứt vai trò bất cứ lúc nào nếu bị “thất sủng”.Đối với tầng lớp “thần dân” hoặc bị tróichặt trong “văn hóa làng xã” với tư tưởng bon chen tủn mủn “một miếng giữa lànghơn một sàng trong bếp”, “tậu được sào ruộng đã tự xem là mở mày mở mặt vớithiên hạ” hay nhỉnh hơn chút là “địa chủ được mùa lúa đã tính lấy thêm vợ mới”….Trongsố họ cũng không ít kẻ ôm mộng “vinh thân, phì gia, bình thiên hạ” bằng conđường thi cử, khoa bảng. Nếu đỗ đạt thì gia nhập hàng ngũ quan lại rồi tất cảkiến thức, trí tuệ cũng chỉ tập trung vào hai chữ “cai trị” mà thôi. Nếu khôngđỗ đạt hoặc “thất sủng” gia nhập “tầng lớp” ôm hận bất đắc chí với đời chịu làmđồ làng, lang vườn kiếm sống, thử hỏi lấy đâu ra một ‘tầng lớp trung lưu” trongxã hội.

*

Hiệnnay, trong xã hội ta có nhiều người giàu có thậm chí là rất giàu và cũng rấtnhiều người có bằng cấp, học vị cao nhưng liệu có thể đã có tầng lớp trung –thượng lưu chưa? Những người giàu có hiện nay chủ yếu là các quan chức và mộtsố ít các doanh nhân đại gia nhưng thử hỏi liệu họ đã có địa vị kinh tế độc lậpchưa, tôi e rằng là chưa vì các quan chức giàu có còn chưa dám công khai minhbạch tài sản của mình và sự thành đạt của các doanh nhân đại gia thực chất chỉlà những lâu đài nguy nga lộng lẩy được xây dựng trên cát có thể sụp đổ bất cứlúc nào. Vì vậy họ không có khả năng tác động và định hình các giá trị tinhthần và càng không thể có tinh thần kiến tạo dẫn dắt sự phát triển của xãhội. Họ chỉ có thể là “thượng đỉnh” chứ không thể là “thượng lưu” đúng nghĩa.

*

Bên cạnh đó cómột số nhà trí thức có tên tuổi và các doanh nhân thành đạt có thu nhập kinh tế“thường thường bậc trung” nhưng họ không thể trở thành một lực lượng xã hội nhưmột “tầng lớp trung lưu” có thể đề xuất, phản biện một cách độc lập các chủtrương chính sách và biện pháp giải quyết các vấn đề của xã hội.

Xem thêm: ” Tiết Chế Là Gì ? Nghĩa Của Từ Tiết Chế Trong Tiếng Việt

*

Từ Lý, Trần, Lê đến Nhà Nguyễn, mỗi triều đại đều tồn tại trên dưới 200 năm nhưng vẫn không có được tầng lớp thượng lưu, trung lưu của thời đại mình, theo đó chưa có triều đại nào có được hệ tư tưởng thống trị của chính mình. Và Nhà thơ Tản Đà vào đầu thế kỷ 20 đã than rằng:
Và hôm nay tết độc lập 67 năm của “Nhà nước công nông” phải chăng là lúc chúng ta cần nghiêm túc suy nghĩ lại vấn đề này để cùng nhau tìm con đường phát triển cho dân tộc, cho đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu giữ vững nền độc lập theo đúng nghĩa.

Chuyên mục: Định Nghĩa