Giới thiệu Lịch sử xây dựng và trưởng thành Tin tức Chế độ – Chính sách Hành chính công Văn bản Thông tin liệt sĩ Dữ liệu chính sách
Tất cả chủ đề Chính sách hậu phương Quân đội, “Đền ơn, đáp nghĩa” Chính sách thương binh, liệt sĩ, người có công Đi tìm đồng đội Chính sách tại ngũ Chính sách người tham gia kháng chiến; chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế Chính sách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp Chính sách bảo hiểm xã hội Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Chủ đề khác
Em là cán bộ hưởng lương nhà nước, em được cử đi đào tạo sĩ quan dự bị 3 tháng, trong 3 tháng đấy em có được hỗ trợ tiền cho gia đình là 160.000 đồng/ngày hay không. Em thì chưa qua bộ đội nên ở huyện bảo là không được hưởng chế độ trợ cấp gia đình mà chỉ được hưởng 01 tháng lương của Thiếu úy, như vậy có đúng không?.
Trả lời
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp của bạn trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị chưa phải là quân nhân dự bị; do đó, không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp gia đình quân nhân dự bị; mặt khác, theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 79 thì học viên khi tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, ngoài tiền lương, phụ cấp hiện hưởng, được hưởng thêm 01 tháng tiền lương theo cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị được phong. Do vậy, cơ quan quân sự địa phương trả lời bạn như vậy là đúng với quy định.
Bạn đang xem: Xuất ngũ là gì
Sau này, khi bạn đã là sĩ quan dự bị, nếu được huy động làm nhiệm vụ thì trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ, gia đình bạn sẽ được hưởng trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị theo quy định./.
Phòng Nghiên cứu tổng hợp/Cục Chính sách.
Trả lời
Nội dung câu hỏi của đồng chí, Cục Chính sách xin trả lời như sau:
1. Về chế độ, chính sách đối với sĩ quan phục viên
– Được hưởng trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ (nay là lương cơ sở); được ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế – xã hội khác;
– Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương;
– Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định hiện hành của pháp luật.
2. Về bồi thường chi phí đào tạo
3. Về thủ tục; tổ chức thực hiện
Đề nghị đồng chí trực tiếp báo cáo với Thủ trưởng đơn vị và cơ quan chức năng của đơn vị (cán bộ, chính sách) để được hướng dẫn./.
Phòng Nghiên cứu tổng hợp/Cục Chính sách.
Trả lời
“2. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm quản lý việc thi hành các chế độ trợ cấp hàng tháng về thương tật, mất sức lao động, hưu trí, tiền tuất đối với quân nhân đã chuyển ra ngoài quân đội, các chế độ trợ cấp hàng tháng về thương tật, tiền tuất đối với quân nhân dự bị và dân quân tự vệ”.
Đề nghị Ông liên hệ với Cơ quan chức năng theo quy định nêu trên để được xem xét, trả lời./.
Phòng Nghiên cứu tổng hợp/Cục Chính sách.
Trả lời
Căn cứ đối tượng, điều kiện được hỗ trợ nêu trên, đề nghị đồng chí liên hệ với cơ quan chích sách hoặc cơ quan quân y đơn vị để được xem xét, giải quyết.
Xem thêm: Subscription Là Gì ? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích Annual Subscription Là Gì
Chúc đồng chí và gia đình luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc./.
Trả lời
Đề nghị Ông liên hệ với cơ quan quân sự địa phương để được xem xét, giải quyết theo quy định./.
Phòng Nghiên cứu tổng hợp/CCS.
Trả lời
Chế độ phụ cấp đối với sĩ quan dự bị đã đăng ký vào ngạch dự bị nhưng chưa xếp vào đơn vị dự bị động viên quy định tại Nghị định số 26/2002/NĐ-CP, trước đây do không phù hợp với thực tiễn nên không còn được thực hiện./.
Phòng Nghiên cứu tổng hợp/Cục Chính sách.
Trả lời
Bố tôi tên là Ngô Văn Minh sinh năm 1950, quê ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng, nhập ngũ tháng 8 năm 1969 và xuất ngũ năm 1976. Bố con đã từng làm chế độ thương binh mấy năm trước đây. Do mất một số giấy tờ nên bố tôi đã phải xin làm lại. Tới khi làm được đầy đủ giấy tờ nộp trên cấp huyện thì cấp huyện có nói là bố tôi bên quân đội nên phải sang huyện đội lúc bấy giờ để nộp hồ sơ. Khi sang huyện đội thì lại được giải thích là nếu làm hồ sơ trước năm 2005 thì có chỉ tiêu, còn giờ thì không có. Vậy tôi xin hỏi hiện giờ còn có chỉ tiêu dành cho bố tôi không ạ?
Trả lời
Nội dung câu hỏi của bạn đọc, Cục Chính sách xin trả lời như sau:
Theo quy định, hồ sơ đề nghị giám định thương tật phải được xác lập từ cơ sở; đề nghị gia đình mang giấy tờ hiện có liên quan đến quá trình công tác và bị thương trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu đến Ban Chỉ huy quân sự huyện Vĩnh Bảo, hoặc Ban Chính sách, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Hải Phòng để được hướng dẫn cụ thể về hồ sơ đề nghị giám định thương tật theo quy định hiện hành.
Cục Chính sách trả lời để bạn biết, chúc bạn và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc./.
Phòng Thương binh liệt sĩ – Người có công/CCS.
Xem thêm: Bí Quyết Chi Tiêu Trong Gia Đình Là Gì, Chi Tiêu Trong Gia Đình Là Gì
Bố tôi có thời gian hơn 3 năm làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia (02/1983 – 10/1986). Sau khi xuất ngũ, bố tôi làm tự do, đến năm 2008 thì vào làm việc tại cơ quan có đóng bảo hiểm xã hội đến nay. Năm 2018, bố tôi có nhận được tiền trợ cấp của Quyết định 62, số tiền trợ cấp là 4.100.000 VNĐ. Hiện tại, bố tôi muốn cộng dồn số năm đi quân đội vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu thì bên quân sự huyện có trả lời: Phải làm đơn tới cơ quan đang làm việc, đơn tới bảo hiểm xã hội, xác nhận hoàn trả số tiền trên để lấy thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cam kết không hưởng Quyết định 62 nữa, để bên bảo hiểm xã hội ký và đóng dấu vào thì họ mới tiến hành giải quyết.Bố tôi thực hiện như hướng dẫn trên của quân sự huyện thì bên bảo hiểm xã hội trả lời là: Họ không xác nhận việc này, chỉ cần hoàn trả số tiền trên là được.Quay lại bên quân sự huyện họ bảo vẫn phải có xác nhận của bảo hiểm xã hội để họ trình lên cấp trên giải quyết. Bố tôi đã đi lại rất nhiều lần, tôi cũng tìm hiểu các thông tin qua đài, báo, mạng nhưng không có văn bản hay hướng dẫn nào về việc này. Rất mong chính sách quân đội xem xét và hướng dẫn giải quyết vấn đề cho bố tôi.
Trả lời
Để bảo đảm quyền lợi cho chính bố của Ông, tránh trường hợp sau khi Quân đội đã ra quyết định thu hồi chế độ theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg thì lại nảy sinh vướng mắc không thực hiện cộng nối thời gian công tác với cơ quan Bảo hiểm xã hội được do không đủ điều kiện hoặc vì một lý do nào đó. Khi đó, việc làm lại chế độ theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg là rất phức tạp; gây khó khăn, phiền hà cho chính bố của Ông và các cơ quan, đơn vị, địa phương. Do vậy, trường hợp bố của Ông rất cần có sự xác nhận, bảo đảm từ phía cơ quan Bảo hiểm xã hội; nếu không thì bố của Ông phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình.
Tôi nhập ngũ tháng 3/2007 tới tháng 12/2010 thì xuất ngũ. Khi xuất ngũ tôi có hưởng trợ cấp một lần. Số thời gian công tác khi nhập ngũ của tôi là 3 năm 10 tháng.Sau khi xuất ngũ, từ năm 2015 đến nay tôi có công tác tại một cơ quan và có đóng bảo hiểm xã hội. Tôi xin hỏi: Trường hợp của tôi có thể cộng nối bảo hiểm 3 năm 10 tháng tại ngũ kia vào bảo hiểm hiện tại không? Vì năm 2007 Luật bảo hiểm xã hội mới hiện hành, khi xuất ngũ tôi cũng không được hướng dẫn là nhận trợ cấp hay lấy thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Trả lời
Căn cứ quy định nêu trên, Ông xuất ngũ tháng 12/2010, đến nay đã quá thời gian theo quy định (12 tháng); do vậy, Ông không thuộc diện được bảo lưu thời gian và mức đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 3/2007 đến tháng 12/2010 để cộng nối với thời gian có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội./.
Chuyên mục: Định Nghĩa