Tâm thư là gì Update 01/2025

Tôi thấy giờ người ta viết tâm thư nhiều quá, không khéo chẳng mấy nữa ở Việt Nam lại xuất hiện thêm thuật ngữ mới: “văn hóa tâm thư”.

Bạn đang xem: Tâm thư là gì

*

Tâm thư của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng

Cứ mỗi ngày lướt web đọc báo, dạo 1 vòng facebook thì ai cũng có thể nhận ra ngay xu thế này: Các “bác” dân chủ viết tâm thư gửi cơ quan chính quyền, gửi các tổ chức nước ngoài; Mấy Đảng viên thoái hóa thì viết tâm thư xin ra khỏi Đảng; nhiều nghệ sĩ thì viết tâm thư gửi fan hâm mộ và giờ thì đến lượt du học sinh Nhật viết tâm thư gửi “người Việt Nam”.

*

“Bức thư tâm huyết” của một Đảng viên biến chất

Nhờ sự lăng xê của nhiều trang mạng lá cà lá cải mà những bức tâm thư này trở nên “dậy sóng”. Nói thật, báo mạng làm tôi nhiều lúc dị ứng với 2 từ “tâm thư” quá. Cứ mỗi khi nhìn thấy cái title chứa 2 từ này là mặc định trong đầu người đọc về nội dung lố bịch của bức thư đó. Bởi vậy nên nhiều người không thèm đọc nữa, không muốn đọc và tôi nghĩ cũng không cần phải đọc. Bởi tâm thư của phản động thì nhan nhản, cái nào cũng same same nhau, ngày nào cũng xuất bản vài bức, luận điệu cũ mèm; tâm thư của một số nghệ sĩ thì càng không đáng đọc, chỉ toàn nội dung vạch áo cho người xem lưng, lăng xê tên tuổi, mang tiếng là xin lỗi khán giả nhưng chẳng thấy sửa đổi. Đọc mà thấy nhàm, đọc mà thấy uổng phí thời gian.

Nhưng mà đợt này cái tâm thư của cái bạn Nhật ấy nó “dậy sóng” quá, nó “hot” quá, đúng là không thể bỏ qua. Thế mà khi đọc rồi lại thấy người Nhật này có “văn hóa viết tâm thư” sao mà giống người Việt Nam quá. Tâm thư là những lời tâm huyết, từ tấm lòng của người viết gửi tới một đối tượng nào đó. Ấy thế mà mấy tâm thư trên mạng kia (không loại trừ tâm thư của bạn du học sinh Nhật Bản) chỉ toàn là đi bêu rếu, bới móc cái xấu, cái sai, cái ấu trĩ của mình hoặc đối tượng được hướng đến. Thử hỏi mục đích của những tâm thư này là gì?

Nhân đây, tôi cũng xin đua đòi có đôi dòng tạm gọi là tâm thư gửi đến bạn du học sinh Nhật Bản (xem như bạn thật sự là người Nhật đi.?.):

Trước hết, tôi mạn phép thay mặt “người Việt Nam” cám ơn về những lời tâm sự rất thật của bạn. Nhưng tôi cũng có đôi điều góp ý cho bạn như thế này: Đầu tiên, chúng tôi không hề phủ nhận nền văn hóa lâu đời và những đức tính tốt đẹp của con người Nhật Bản. Vậy, cũng mong bạn tôn trọng nền văn hóa và bản sắc của chúng tôi. Nền văn hóa của chúng tôi không phải do “người Việt Nam” tự tung hô mà là sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế, thậm chí là của nhiều chuyên gia nước ngoài kể cả Mỹ và nhiều nước tư bản khác. Mà đương nhiên, nhận thức cũng như khả năng đánh giá của họ chắc chắn không thua kém bạn – một du học sinh đâu. Nền văn hóa và những bản sắc tốt đẹp của người Việt Nam không chỉ nằm trong những trang giấy, nếu không phải như vậy thì tại sao nhiều du khách đến Việt Nam lại dành những lời tốt đẹp cho “người Việt Nam” về lòng hiếu khách, sự chan hòa, tinh thần đoàn kết và đức tính chăm chỉ như vậy. Tôi nghĩ bạn không nhìn nhận sai, nhưng đang nhìn một phía và không toàn diện. Những lời của bạn, tôi nghĩ nó giống với sự phê phán, bôi nhọ nhiều hơn là một lời góp ý.

Xem thêm: Sàn Chuyển Là Gì – Những Điều Bạn Nên Biết Về Dầm Chuyển

*

Các du khách nước ngoài đều có ấn tượng tốt đẹp về đất nước Việt Nam

Hơn nữa, bạn chỉ mới sống tại Việt Nam 4 năm, tôi nghĩ bạn chưa đủ cơ sở để đưa ra nhận định gì về nền văn hóa 4000 năm của chúng tôi. Bạn nói về chủ nghĩa cá nhân của người Việt Nam, về ý thức của giới trẻ, về sự kiện Flappy Bird, về những tiêu cực trong xã hội như nạn phong bì…Thưa bạn, những thứ này nếu bạn không nói thì chúng tôi không nhận ra? Bạn đã sống tại Việt Nam 4 năm, tỏ ra là một người hiểu về Việt Nam nhiều như thế, chí ít bạn chắc cũng đã từng đọc báo Việt Nam. Những mặt trái mà bạn nêu ra báo chí ngày ngày đưa tin. Rõ ràng, chúng tôi nhận ra vấn đề và đang từng bước khắc phục nó. Chúng tôi hiểu để đạt được cái đích cuối cùng có thể lâu dài nhưng những thành công trong từng giai đoạn của chúng tôi là không thể phủ nhận.

“người Việt Nam” hiểu rằng mình đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn

Bạn chỉ nói về những điều tốt đẹp của dân tộc bạn, nhưng lại chỉ nhằm vào điểm xấu của chúng tôi. Vậy vì sao bạn lại chọn đất nước chúng tôi để đến du học? Vì sao bạn nhận thấy những điểm không tốt đó mà bạn vẫn sống ở đất nước chúng tôi trong suốt 4 năm qua? Đất nước nào cũng đang tồn tại rất nhiều vấn đề và Nhật Bản cũng không phải ngoại lệ. Mỗi quốc gia có điều kiện về tự nhiên, xã hội cũng như lịch sử hình thành và phát triển khác nhau. Vì vậy, mọi sự so sánh đều rất khó chính xác. Nhật Bản và Việt Nam không cùng đi trên cùng một con đường giống nhau. Con đường của chúng tôi là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, nói đơn giản là hướng tới một xã hội không còn người bóc lột người. Chúng tôi có quyền lựa chọn đường đi của quốc gia mình, đó là quyền tự quyết dân tộc. Chúng ta chỉ gặp nhau trong sự hợp tác cùng có lợi và cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Bởi vậy, mong bạn không dùng lăng kính của mình để đánh giá về những người không cùng hệ quy chiếu với bạn.

Những điều mà bạn nói có cái đúng, có cái chưa chuẩn xác nhưng mục đích của bạn là gì khi viết tâm thư này? Dù cho nó là gì đi nữa thì “người Việt Nam” chúng tôi cũng không phủ nhận những tiêu cực, khó khăn mà chúng tôi đang gặp phải. Nhưng chúng tôi đang từng ngày khắc phục và giải quyết. Chúng tôi có niềm tin rằng chúng tôi sẽ thành công. Đó là sự thật.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Toward Là Gì, Nghĩa Của Từ Towards, Towards Nghĩa Là Gì Trong Tiếng Anh

Vậy mới nói, các bạn khi đọc tâm thư cũng cảnh giác một chút. Tâm thư ngày nay không phải cái nào cũng là những lời xuất phát từ tấm lòng đâu.

Nhiều bạn trẻ Việt Nam “phát sốt” vì tâm thư của bạn du học sinh Nhật

Tái bút (dành riêng cho các bạn Việt Nam “dậy sóng” vì bức tâm thư này): Mong các bạn nhớ rằng các bạn cũng nằm trong cụm từ “người Việt Nam”. Dù khập khiễng nhưng cũng xin các bạn chấp nhận sự so sánh này. Việc các bạn ủng hộ thái quá những quan điểm phiến diện của bạn du học sinh này cũng như hành động PR miễn phí cho bạn đó vậy, cũng đồng nghĩa với việc bạn đang tự đi tuyên truyền những cái xấu của mình. Tương tự, bạn bị người khác chửi, sỉ nhục, lăng mạ; còn bạn bắc loa thông báo cho mọi người rằng bạn bị chửi nhưng bị chửi đúng lắm, đáng lắm, chuẩn lắm???

Chuyên mục: Định Nghĩa