Sàn upcom là gì Update 01/2025

Sàn Upcom là gì? Cách giao dịch trên sàn như thế nào? Sự khác biệt giữa sàn upcom và thị trường Otc ra sao? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp một cách chi tiết kèm với những kinh nghiệm được đúc kết khi giao dịch.

Bạn đang xem: Sàn upcom là gì

1. Sàn Upcom là gì

1.1 Nguyên nhân ra đời của sàn Upcom

Cuối năm 2006, một đợt đợt bùng nổ đua nhau lên sàn chứng khoán đã diễn ra. Nguyên nhân dẫn đến điều này do làn sóng cổ phần hóa lần đầu ra công chúng ( IPO ) của các doanh nghiệp nhà nước và chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đã có rất nhiều doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa trong giai đoạn này. Tuy nhiên, tổng số doanh nghiệp cổ phần hóa được phép lên sàn chứng khoán vào cuối năm 2006 cũng không đáng kể.

Những cổ phiếu của những doanh nghiệp chưa được niêm yết hay còn gọi là thị trường tự do đã lên cơn sốt nóng và nguy cơ xảy ra bong bóng trên thị trường.

Thị trường tự do ở thời điểm này có cách thức giao dịch không khác gì so với thị trường bất động sản. Các nhà giao dịch, nhà đầu tư chỉ cần có CMND, hợp đồng chuyển nhượng, số cổ phiếu tự do đã có thể giao dịch thoải mái. Thống kê cho thấy, thị trường tự do có mức vốn hóa lớn gấp vài lần so với thị trường chính thức.

Ủy ban chứng khoán không thể quản lý được thị trường tự do. Vì vậy, ủy ban chứng khoán đã quyết định thành lập sàn Upcom với kỳ vọng tất cả các cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường OTC có thể được niêm yết lên sàn Upcom.

1.2 Sàn giao dịch chứng khoán Upcom là gì

Sàn giao dịch UpCom ra đời với mục tiêu thu hẹp thị trường tự do, mở rộng thị trường giao dịch có tổ chức, được quản lý bởi nhà nước, giúp nhà đầu tư giao dịch chứng khoán an toàn và thuận lợi. Sàn Upcom được quản lý bởi sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Tuy nhiên, sau khi sàn giao dịch chứng khoán Upcom ra đời, khối lượng cổ phiếu giao dịch trên sàn rất thấp và hầu như không nhiều nhà đầu tư quan tâm. Các công ty thua lỗ bị hủy niêm yết trên sàn HOSE và HNX được chuyển xuống sàn UpCom đã khiến cho sàn Upcom trong nhiều năm được xem như là sàn “rác”.

Thế nhưng, hiện nay sàn UpCom đã giao dịch rất tích cực. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về điều kiện đăng ký giao dịch trên sàn Upcom.

1.3 Điều kiện niêm yết trên sàn Upcom

Căn cứ quyết định 108/2009 QĐ-BTC, quyết định 108/2015 QĐ-BTC, các công ty muốn đăng ký giao dịch tại sàn giao dịch chứng khoán UpCom cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Công ty đại chúng chưa đủ điều kiện niêm yết phải đăng ký giao dịch trên sàn Upcom.

Công ty đại chúng đủ điều kiện niêm yết nhưng chưa niêm yết phải đăng ký giao dịch trên sàn UpCom.

Các công ty đại chúng đã bị hủy niêm yết nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là một công ty đại chúng (bao gồm cả các trường hợp công ty bị hủy niêm yết do hợp nhất, hoán đổi cổ phiếu).

Chứng khoán đã được lưu ký tại trung tâm lưu ký chứng khoán.

Công ty phải được một Công ty chứng khoán cam kết hỗ trợ.

Hồ sơ đăng ký giao dịch trên sàn UpCom như sau:

Giấy đề nghị giao dịch chứng khoán tại TTGDCK.

Hợp đồng cam kết hỗ trợ theo mẫu do TTGDCK quy định.

Giấy chứng nhận lưu ký chứng khoán do TTGDCK cấp.

Trong quá trình đăng ký giao dịch tại sàn Upcom, các bước từ đăng ký lưu ký chứng khoán cho đến chuẩn bị hồ sơ đều do doanh nghiệp tự chuẩn bị và chịu trách nhiệm về mức độ minh bạch của thông tin. Không có đơn vị thứ ba tham gia vào việc kiểm định tính xác thực của thông tin doanh nghiệp cung cấp. Tuy nhiên, bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp thuộc năm trước đó sẽ được kiểm toán.

Sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký giao dịch, sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ có quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận doanh nghiệp lên sàn Upcom. Quyết định này được đưa ra sau 5 ngày đối với công ty đại chúng chưa niêm yết và 3 ngày đối với công ty đại chúng hủy niêm yết.

Giá tham chiếu cổ phiếu doanh nghiệp cho ngày giao dịch đầu tiên được chính doanh nghiệp quyết định.

2. Cách thức giao dịch tại sàn Upcom

2.1 Thời gian giao dịch

Từ 9h đến 11h30: mở cửa giao dịch theo phương thức khớp lệnh liên tục và thỏa thuận

11h30 đến 13h nghỉ giữa phiên.

Từ 13h đến 15h: bắt đầu giao dịch phiên thứ 2 với phương thức khớp lệnh liên tục và thỏa thuận

2.2 Giao dịch trên sàn upcom theo phương thức khớp lệnh liên tục

Trên bảng giá Upcom sẽ có bên mua và bên bán. Khi nhà đầu tư muốn giao dịch sẽ nhập lệnh mua hoặc lệnh bán. Nếu bên cột mua và cột bán có khớp giá thì giao dịch sẽ được tự động khớp lệnh.

2.3 Giao dịch bằng cách thỏa thuận

Giao dịch thỏa thuận là phương thức trong đó nhà đầu tư tự thỏa thuận với nhau về mức giá, các điều kiện liên quan đến giao dịch cổ phiếu Upcom và trái phiếu. Sau đó, các nhà đầu tư có thể đến TTGDCK để được hỗ trợ ghi nhận giao dịch vào hệ thống.

2.4 Hướng dẫn xem bảng giá chứng khoán Upcom

Bước 1: Truy cập vào trang web chính thức cung cấp bảng giá Upcom tại địa chỉ https://banggia.hnx.vn/

Bước 2: Chọn menu cổ phiếu Upcom như hình bên dưới

*

Bước 3: Bảng giá các mã cổ phiếu sẽ được sắp xếp theo thứ tự từ a đến z. Bạn có thể chọn theo bảng chữ cái để tiện hơn cho việc theo dõi. Vd: Bạn muốn xem các mã cổ phiếu bắt đầu bằng chữ d thì bạn chọn vào mục DEF như hình bên dưới.

*

Nhà đầu tư cũng có thể xem bảng giá upcom theo nhóm các doanh nghiệp có giá trị vốn hóa như sau:

Rê chuột vào cột cổ phiếu Upcom, sau đó chọn Upcom Lager để theo dõi nhóm cổ phiếu upcom có mức vốn hóa lớn. Các nhóm cổ phiếu khác thao tác tương tự.

*

Upcom Medium tương ứng với các cổ phiếu có mức vốn hóa trung bình.

Upcom Small tương ứng với nhóm các cổ phiếu có mức vốn hóa nhỏ.

Upcom Index tương ứng với các cổ phiếu nằm trong rổ cổ phiếu Upcom Index

GD thỏa thuận: các mã cổ phiếu giao dịch theo phương pháp thỏa thuận

2.5 Nguyên tắc khớp lệnh

Ưu tiên về giá: giá bên bán và bên mua sẽ ưu tiên khớp lệnh trước ở mức giá cao.

Xem thêm: Đồng Môn Là Gì ? Nghĩa Của Từ Đồng Môn Là Gì

Ưu tiên về thời gian: Nếu 2 bên có cùng giá và khối lượng thì ưu tiên khớp lệnh bên có thời gian gian đặt lệnh trước.

2.6 Đơn vị giao dịch

Đơn vị giao dịch đối với lô chẵn: 100 cổ phiếu/trái phiếu.

Đối với lô lẻ có khối lượng từ 01 đến 99 cổ phiếu hoặc trái phiếu. Đơn vị giao dịch áp dụng cho cả 2 phương thức khớp lệnh liên tục và thỏa thuận. kết quả của phương thức khớp lệnh liên tục.

2.7 Đơn vị yết giá

Mỗi đơn vị yết giá cổ phiếu tương ứng với 100 đồng.

Không áp dụng đơn vị yết giá đối với giao dịch trái phiếu và giao dịch thỏa thuận.

2.8 Biên độ dao động

Biên độ dao động giá phiếu trong ngày không vượt quá ± 15%.

Cổ phiếu mới niêm yết giá giao dịch ngày đầu tiên, cổ phiếu không phát sinh giao dịch trên 25 phiên liên tiếp mới giao dịch trở lại, biên độ dao động được áp dụng là ± 40% so với giá tham chiếu.

2.9 Giá tham chiếu

Giá tham chiếu được tính là bình quân gia quyền giá giao dịch bằng phương pháp khớp lệnh liên tục của ngày được giao dịch gần nhất.

2.10 Lệnh giao dịch

Lệnh giao dịch được áp dụng trên sàn là lệnh LO (lệnh giới hạn). Thời gian áp dụng lệnh được tính kể từ khi hệ thống xác nhận lệnh được nhập cho đến lệnh hủy bỏ hoặc kết thúc phiên giao dịch.

2.11 Thay đổi hoặc hủy lệnh trong phiên giao dịch

Trong quá trình giao dịch, việc sửa đổi, hủy lệnh chỉ có hiệu lực đối với lệnh gốc chưa được thực hiện hoặc khối lượng còn lại của lệnh gốc chưa thực hiện.

Đối với trường hợp sửa chữa khối lượng tăng: thứ tự ưu tiên về mặt thời gian được áp dụng kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống.

Trường hợp sửa chữa khối lượng giảm thì thứ tự ưu tiên không có sự thay đổi.

3. Sự khác biệt giữa thị trường OTC và sàn Upcom

3.1 Thị trường OTC

Được quản lý theo hình thức không tập trung.

Nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu phải thông qua phương pháp tự thỏa thuận và phải tham gia vào các hội, nhóm.

Để xác lập mức giá cho cổ phiếu nhà đầu tư phải tự thương lượng và thỏa thuận.

Thị trường Otc không thông qua sàn giao dịch và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Bởi vì tính chất tự thỏa thuận và không thông qua sàn giao dịch nên quản lý thị trường tự do (OTC) khó quản lý.

3.2 Sàn Upcom

Được quản lý theo hình thức tập trung

Nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc giao dịch cổ phiếu.

Cơ chế xác lập giá bao gồm cả phương pháp khớp lệnh liên tục và tự thỏa thuận.

Các giao dịch phải thông qua sàn nên rủi ro thấp và dễ quản lý hơn.

4. Kinh nghiệm giao dịch trên sàn Upcom

Nhà đầu tư nên sử dụng xem qua chỉ số Upcom Index trước khi tiến hành đầu tư. Bởi vì, chỉ số này sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn rõ nét hơn về quy mô của sàn. 

Nhà đầu tư mới, nên bắt đầu với các cổ phiếu nằm trong Upcom Large. Các cổ phiếu nằm trong rổ cổ phiếu này có mức vốn hóa lớn và thanh khoản tốt. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư mới.

Nhà đầu tư cần phân tích kỹ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các chỉ số dự báo để đưa ra quyết định chọn mua cổ phiếu Upcom.

Không nên chỉ dựa vào chỉ số Upcom Index mà cần kết hợp thêm với các chỉ số khác như Upcom Large Index để tránh rơi vào bẫy “ xanh vỏ, đỏ lòng”.

5. Các sự kiện lớn của sàn Upcom

6. Quy mô giao dịch trên sàn Upcom

Tính đến tháng 5/2018, sàn Upcom có đến 738 doanh nghiệp đăng ký giao dịch. Mức vốn hóa thị trường đạt 656.436 tỷ đồng, gấp 3 lần mức vốn hóa của HNX tại cùng thời điểm. Trong năm 2016, 2017 quy mô vốn hóa của thị trường Upcom tăng trưởng kỷ lục với mức lần lượt 397% và 123,4%.

Trong 5 tháng đầu năm 2018, thanh khoản của sàn ghi nhận mức kỷ lục 462 tỷ đồng/phiên. Cổ phiếu trên sàn Upcom ngày càng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Có những thời điểm khối ngoại bán ròng trên HNX nhưng lại mua ròng trên sàn Upcom.

Giao dịch trên sàn Upcom hứa hẹn sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thị trường Upcom góp phần quan trọng trong việc cung cấp môi trường giao dịch thuận tiện cho nhà đầu tư.

Xem thêm: Ảnh Hưởng Là Gì – Nghĩa Của Từ Ảnh Hưởng

gocnhintangphat.com vừa gửi đến bạn những thông tin chi tiết nhất về sàn upcom là gì, cách thức giao dịch cũng như sự khác nhau giữa sàn Upcom và thị trường otc. Từ những kinh nghiệm mà chúng tôi vừa gửi đến bạn, hy vọng bạn sẽ sớm tham gia trên thị trường Upcom đầy tiềm năng này. Hãy tiếp tục ủng hộ chúng tôi bằng cách theo các bài viết mới nhất trong đầu tư chứng khoán.

Chuyên mục: Định Nghĩa