Streptococcus pneumoniae là gì Update 01/2025

Bài viết dưới đây có sự tư vấn chuyên môn của Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1, Cố vấn cao cấp Trung tâm tiêm chủng gocnhintangphat.com.

Bạn đang xem: Streptococcus pneumoniae là gì

Được yêu cầu nhập viện điều trị khẩn cấp, nghi ngờ viêm phổi do nhiễm khuẩn phế cầu, bé B.P.A (5 tháng tuổi, TP.HCM) nằm mê man, li bì trong vòng tay mẹ. Chị N.A.T, mẹ bé vẫn chưa khỏi bàng hoàng: “Con tôi chỉ mới ho, khò khè 2 ngày vậy mà nay đã chuyển viêm phổi. Tuần sau tôi còn dự định đưa con tiêm vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn…”

*

Vi khuẩn phế cầu chính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có viêm phổi. Đây là loại vi khuẩn kháng lại rất nhiều loại kháng sinh nên chi phí điều trị vô cùng tốn kém và khó khăn. Trung bình cứ 20 giây, bệnh viêm phổi lại giết chết 1 đứa trẻ. Tại Việt Nam, hàng năm, bệnh viêm phổi cướp đi mạng sống của khoảng 4.000 trẻ em trong tổng số 2,9 triệu ca mắc.

Theo bác sĩ Nguyễn Hiền Minh – Trợ lý Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng dành cho Trẻ em và Người lớn gocnhintangphat.com, phế cầu là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó phổ biến nhất là viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa và nhiễm khuẩn huyết. Vi khuẩn phế cầu ngày càng tăng mạnh mức đề kháng với các loại kháng sinh, do đó gây áp lực trong việc điều trị, tạo gánh nặng với ngành y tế và xã hội bởi di chứng để lại của bệnh có thể rất nặng như mù, điếc, liệt hoặc chậm phát triển tâm thần kinh…

Bệnh gây ra do khuẩn phế cầu là gì?

Bệnh gây ra do khuẩn phế cầu bao gồm một nhóm các bệnh lý gây ra do vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae, thường được gọi là phế cầu.

Có rất nhiều chủng vi khuẩn Streptococcus pneumoniae khác nhau, nhiều chủng thường trú trong mũi, họng và đường thở của người khỏe mạnh (những người này được gọi là người lành mang trùng).

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết: “Phế cầu là một tác nhân vi khuẩn khá nguy hiểm hiện nay, khu trú vùng tai-mũi-họng ở người khỏe mạnh, thường gây bệnh ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi như viêm họng, viêm mũi, viêm tai và rất nặng là viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết. Do đó việc phòng ngừa là rất quan trọng. Biện pháp thụ động như vệ sinh vùng tai mũi họng, rửa tay, tăng sức đề kháng cơ thể chỉ là một phần. Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu vẫn là chủ động tiêm vắc xin, tiêm ngừa vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn giúp bảo vệ trẻ từ sớm”.

*

Vi khuẩn phế cầu nguy hiểm như thế nào?

Phế cầu là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết là 4 bệnh nguy hiểm nhất:

Viêm phổi: Viêm phổi là một bệnh cực kỳ nguy hiểm, là mối đe dọa lớn trên toàn thế giới, với gần 1 triệu ca tử vong hàng năm ở trẻ dưới 5 tuổi, chiếm ⅙ trong tổng số trường hợp tử vong ở lứa tuổi này. Bệnh có biểu hiện cấp tính là ho nhiều, ớn lạnh, sốt cao, vã mồ hôi, đau ngực, đau cơ, mệt mỏi và ho, bỏ bú, quấy khóc, thở nhanh… Vì triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường nên dễ bị các bậc phụ huynh xem nhẹ, từ đó trẻ rất dễ có nguy cơ diễn tiến nặng và tử vong nếu không điều trị kịp thời. Ước tính tỉ lệ tử vong vì bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn chiếm khoảng từ 10 – 20%, trên 50% ở trẻ nhỏ hoặc người già. Bệnh có biểu hiện cấp tính là sốt cao, đau ngực, ho, bỏ bú, quấy khóc, thở nhanh… trẻ rất dễ có nguy cơ diễn tiến nặng và tử vong nếu không điều trị kịp thời. Theo BS. Trương Hữu Khanh – Trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho biết: “Việt Nam là một trong 15 quốc gia chiếm 75% gánh nặng về viêm phổi trên toàn thế giới và cũng là môi trường có nguy cơ lây nhiễm rất cao”.

Viêm màng não: là bệnh lý đáng lo ngại ở trẻ nhỏ với 83% trường hợp thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Phế cầu gây viêm màng não thường xuất phát từ niêm mạc hầu họng. Các triệu chứng của viêm màng não có thể bao gồm: sốt cao, đau đầu, cứng cổ, khóc khi thay đổi tư thế, thóp phồng ở trẻ nhũ nhi, khóc thét, giảm trương lực cơ. Đây được cho là bệnh nguy hiểm nhất trong số các bệnh gây ra do khuẩn phế cầu, hậu quả rất trầm trọng: tỉ lệ tử vong tại các nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi là trên 50% trong tổng số trẻ mắc bệnh. Ngoài ra, trong số xấp xỉ 30 – 50% có thể qua khỏi cơn nguy hiểm nhưng phải chịu đựng những di chứng lâu dài có thể gây tàn tật như: bị điếc, mù, liệt, động kinh, chậm phát triển trí tuệ, trí nhớ kém, và bị chứng đau đầu kéo dài. Do đó, ngay khi phát hiện trẻ có các triệu chứng như đau đầu dữ dội, nôn ói, bỏ bú, quấy khóc, da tím tái, khó thở… nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để thăm khám.

Nhiễm khuẩn huyết do phế cầu: là bệnh cực kỳ nguy hiểm, gây tử vong khoảng 20% số ca mắc. Nhiễm khuẩn huyết gây ra do khuẩn phế cầu xâm nhập vào máu gây sốc. Bệnh đặc biệt nguy hiểm khi cơ thể đang có sẵn các bệnh lý khác. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết bao gồm: sốt cao đột ngột, nhịp tim nhanh, rối loạn đông máu, giảm lượng nước tiểu, lạnh run…

Viêm tai giữa (nhiễm trùng ở tai giữa): là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, với tỷ lệ trẻ mắc viêm tai giữa cao nhất là ở trẻ từ 6 – 18 tháng tuổi do vi khuẩn phế cầu khuẩn và vi khuẩn Haemophilus influenzae không định type (NTHi) gây nên. Vi khuẩn phế cầu di chuyển lên tai thông qua vòi nhĩ, gây viêm, đau tai, đọng dịch và mủ, sốt, bứt rứt, khó ngủ… Viêm tai giữa xảy ra do vi khuẩn lây từ trẻ này sang trẻ khác ở nơi đông người như: trường học, nhà trẻ, khu vui chơi… Triệu chứng thường thấy là có chất dịch trong tai giữa, đau, sốt, chảy mủ tai hoặc mất thính giác làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ, chậm và gây khó khăn trong học tập.

Bệnh do khuẩn phế cầu lây lan như thế nào?

Phế cầu là vi khuẩn rất dễ lây lan qua đường hô hấp, thông qua việc ho, hắt hơi, hôn, dùng chung vật dụng… hoặc tiếp xúc, va chạm với người bệnh hoặc người khỏe mạnh mang mầm bệnh.

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm vệ sinh kém, hệ miễn dịch yếu, nhập viện thường xuyên, sử dụng máy thở, mắc bệnh tiến triển như COPD, hen suyễn, tim mạch; hút thuốc lá,…

Đối tượng nào dễ mắc các bệnh gây ra do khuẩn phế cầu?

“Bệnh gây ra do khuẩn phế cầu dễ lây qua đường tiếp xúc, có thể xảy ra ở mọi người, mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ em dưới 2 tuổi và người lớn trên 65 tuổi có nguy cơ cao hơn.

Người bị suy giảm hệ miễn dịch, người có các bệnh lý mạn tính, bệnh lý về gan, phổi, tim, người hút thuốc lá… cũng được xếp vào nhóm đối tượng dễ bị vi khuẩn phế cầu tấn công”, bác sĩ Hiền Minh cho biết.

Làm gì để ngăn ngừa bệnh do khuẩn phế cầu?

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh: “Phế cầu khuẩn ngày càng gia tăng mức độ đề kháng với các loại kháng sinh, gây khó khăn trong việc điều trị và tạo áp lực, gánh nặng lên ngành y tế và toàn xã hội khi các loại kháng sinh điều trị ngày càng trở nên kém hiệu quả. Và để điều trị các bệnh do phế cầu khuẩn, phải sử dụng kháng sinh mạnh nhất đồng thời luôn phải phối hợp nhiều loại kháng sinh khác nhau”.

Tính đến năm 2014, thế giới đã có hơn 53 quốc gia đã áp dụng vắc xin phế cầu trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Kết quả đạt được rất khả quan. Tại Việt Nam, vắc xin phế cầu đã chứng minh được hiệu quả phòng bệnh khi hàng trăm nghìn trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn được ngăn chặn và cứu sống.

*

Khi nào nên cho trẻ tiêm vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn?

Hiện Việt Nam đang có 2 loại vắc xin phòng bệnh phế cầu là vắc xin Synflorix (Bỉ) dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi và vắc xin Prevenar 13 (Anh) dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi và người lớn.

Xem thêm: Chiếm Hữu Ngay Tình Là Gì – Phân Biệt Chiếm Hữu Ngay Tình Và Không Ngay Tình

Vắc xin phế cầu Synflorix (Bỉ) được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi với nhiều phác đồ khác nhau tùy theo độ tuổi. Theo đó lịch tiêm được khuyến cáo như sau:

Trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi

Mũi 1: vào 2 tháng tuổi.Mũi 2: vào 3 tháng tuổi.Mũi 3: vào 4 tháng tuổi.Mũi 4: sau 6 tháng kể từ mũi thứ 3.

(Liều đầu tiên của liệu trình này có thể bắt đầu từ 6 tuần tuổi. Khoảng cách giữa 3 liều đầu tiên là 1 tháng; liều nhắc lại sau 6 tháng kể từ mũi thứ 3).

Trẻ từ 7- 11 tháng (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó)

Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.Mũi 3: hai tháng sau mũi 2 và phải tiêm sau 1 tuổi.

Trẻ từ 1 tuổi đến 5 tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó)

Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.Mũi 2: cách mũi 1 là 2 tháng.

Vắc xin Prevenar 13 (Anh) được chỉ định cho trẻ em từ 6 tuần tuổi, người trưởng thành, người cao tuổi, đặc biệt là người mắc các bệnh mãn tính như phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD); lao phổi, tim mạch, tiểu đường…

Trẻ em từ 6 tuần tuổi – 6 tháng tuổi

Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng.Mũi 3: Cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng.Mũi nhắc lại: tiêm khi trẻ 11 – 15 tháng tuổi và cách mũi 3 tối thiểu 2 tháng.

Lưu ý: Mũi tiêm đầu tiên của phác đồ tiêm chủng có thể bắt đầu từ 6 tuần tuổi.

Trẻ em từ 7 – 11 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó)

Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng.Mũi nhắc lại: Tiêm khi trẻ trên 1 tuổi.

Lưu ý: Mũi tiêm nhắc lại cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng.

Trẻ em từ 12 – 23 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó)

Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 2 tháng.

Trẻ em từ 24 tháng tuổi – người lớn

Tiêm 1 mũi duy nhất.

Video đề xuất:

Nên tiêm vắc xin phế cầu Synflorix (Bỉ) ở đâu, giá bao nhiêu?

Phế cầu là vắc xin thường xuyên rơi vào tình trạng khan hiếm. Việc “hết hàng” vắc xin khiến nhiều Bố Mẹ chật vật khắp nơi để tìm được mũi vắc xin giúp con chủng ngừa đúng lịch, đủ mũi. Để giải tỏa lo lắng đó, gocnhintangphat.com luôn nỗ lực cố gắng cung cấp đủ vắc xin phòng bệnh do khuẩn phế cầu Synflorix, Prevenar 13 mang đến sự an tâm cho hàng nghìn Bố Mẹ có con nhỏ.

*

Với sứ mệnh đem lại dịch vụ tiêm chủng chất lượng cao, tiện lợi, gocnhintangphat.com đầu tư hệ thống cơ sở vật chất hiện đại với kho vắc xin GSP đạt chuẩn quốc tế cùng hệ thống phòng khám, phòng tiêm, các phòng chức năng tiện dụng.

Tiêm vắc xin ngừa phế cầu tại gocnhintangphat.com, các bé sẽ được khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm hoàn toàn miễn phí. Sau khi tiêm, bé được vui chơi tại khu giải trí trong nhà với đầy màu sắc. Trung tâm cũng trang bị những tiện nghi cho những bé còn nhỏ như phòng thay tã, phòng pha sữa, phòng cho bé bú, phòng thay bỉm tã miễn phí.

Xem thêm: Urban Là Gì ? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích Nghĩa Của Từ Urban

Bố mẹ có thể tham khảo bảng giá tại đây

Để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin phòng các bệnh do khuẩn phế cầu Synflorix (Bỉ), Prevenar 13 (Anh) Quý Khách có thể đăng ký tại đây hoặc gọi vào hotline 028.7300.6595, nhắn tin cho Fanpage gocnhintangphat.com – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc liên hệ trực tiếp hệ thống các trung tâm tiêm chủng gocnhintangphat.com trên cả nước.

Chuyên mục: Định Nghĩa