Theo quy định về pháp luật giao thông đường bộ, vỉa hè và lòng đường chỉ được sử dụng cho các mục đích giao thông, việc thực hiện các hoạt động khác trên đường phố phải theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Bạn đang xem: Vỉa hè là gì
Vỉa hè được thiết kế nhằm mục đích chính là phần đường dành cho người đi bộ, ở một số nơi, ngoài mục đích chính thì vỉa hè còn được sử dụng tạm thời vào các mục đích khác như trông giữ xe…Hiện nay, trên địa bàn cả nước và đặc biệt là các thành phố lớn, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường vẫn tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp.
Bên cạnh việc người điều khiển phương tiện giao thông lấn chiếm đi trên vỉa hè thì việc người dân sử dụng toàn bộ vỉa hè làm điểm trông, giữ xe cũng rất phổ biến. Những tình trạng này một phần là do người dân không nắm rõ và hiểu hết các quy định của pháp luật. Ở trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn về quy định chiều rộng vỉa hè như thế nào? theo pháp luật hiện hành.
Vỉa hè là gì?
Vỉa hè là phần dọc theo 02 bên đường khoảng trống giữa đường với các hộ dân liền kề hoặc những công trình gần đường, thường được lát gạch chuyên dùng và là phần đường dành riêng cho người đi bộ, một số nơi cho phép sử dụng một phần vỉa hè để đỗ xe máy, xe đạp, ô tô tạm thời (vỉa hè hay còn gọi là lề đường, hè phố).
Theo quy định về pháp luật giao thông đường bộ, vỉa hè và lòng đường chỉ được sử dụng cho các mục đích giao thông, việc thực hiện các hoạt động khác trên đường phố phải theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; đối với những trường hợp sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông và việc sử dụng vào mục đích khác này sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định riêng.
Vỉa hè nhằm mục đích chính là phần đường dành cho người đi bộ. Vậy quy định chiều rộng vỉa hè như thế nào?
Quy định chiều rộng vỉa hè
Đối với quy định của pháp luật về chiều rộng vỉa hè, hiện nay tại Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT quy định về việc ban hành “hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020” Theo đó, vỉa hè tối thiểu được quy định dựa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường theo các cấp độ khác nhau. Tại văn bản này, tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường theo các cấp A, B, C, D tuy nhiên chỉ đường cấp A và đường cấp B mới có nội dung quy định về chiều rộng vỉa hè. Cụ thể:
– Đường cấp A
+ Tốc độ tính toán: 30 (20) km/h;
+ Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,5 m;
+ Chiều rộng lề đường tối thiểu: 1,50 (1,25) m;
+ Chiều rộng nền đường tối thiểu: 6,5 (6,0) m;
+ Độ dốc siêu cao lớn nhất: 6%;
+ Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 60 (30) m;
+ Bán kính đường cong nằm tối thiểu không siêu cao: 350 (200) m;
+ Độ dốc dọc lớn nhất: 9 (11)%;
+ Chiều dài lớn nhất của đoạn có dốc dọc lớn hơn 5%: 300 m;
+ Tĩnh không thông xe: 4,5 m.
Theo đó,chiều rộng vỉa hè tối thiểu ở tuyến đường cấp A là 1,50 (1,25) m
– Đường cấp B
+ Tốc độ tính toán: 20 (15) km/h;
+ Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,5 (3,0) m;
+ Chiều rộng lề đường tối thiểu: 0,75 (0,5) m;
+ Chiều rộng của nền đường tối thiểu: 5,0 (4,0) m;
+ Độ dốc siêu cao lớn nhất: 5%;
+ Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 30 (15) m;
+ Độ dốc dọc lớn nhất: 5 (13)%;
+ Chiều dài lớn nhất của đoạn có dốc dọc lớn hơn 5%: 300 m;
+ Tĩnh không thông xe: 3,5 m.
Đối với tuyến đường cấp B, chiều rộng vỉa hè quy định tối thiểu là 0,75 (0,5) m.
Như vậy, quy định chiều rộng vỉa hè như thế nào sẽ có sự khác nhau giữa các tỉnh. Bộ Giao thông vận tải quy định về chiều rộng tối thiểu của vỉa hè, còn chiều rộng cụ thể tại các tuyến đường sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Xem thêm: Widescreen Là Gì ? Widescreen Nghĩa Là Gì
Sử dụng vỉa hè thế nào cho đúng luật?
Theo quy định tại Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định về việc sử dụng vỉa hè như sau:
Việc sử dụng vỉa hè không vào mục đích giao thông tạm thời được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Vỉa hè chỉ được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp sau:
– Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thời gian sử dụng không quá 30 ngày. Nếu sử dụng vỉa hè trên 30 ngày phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Tổ chức đám tang và điềm trông giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình, thời gian không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt không quá 72 giờ.
– Tổ chức đám cưới và điểm trông giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình, thời gian sử dụng không quá 48 giờ.
– Điểm trông giữ xe phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, diễu hành, thời gian không quá thời gian tổ chức hoạt động đó.
– Điểm trung chuyển vật liệu, phế tải xây dựng để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình trong khoảng thời gian từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
Sử dụng vỉa hè tạm thời không vào mục đích giao thông phải đảm bảo các điều kiện như sau:
+ Phần vỉa hè còn lại dành cho người đi bộ có chiều rộng tối thiểu là 1,5 mét
+ Vỉa hè có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được sử dụng tạm thời.
Ngoài ra, trong văn bản này còn quy định các trường hợp và điều kiện sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường để trông giữ xe; sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao thông. Nhưng nhìn chung, việc sử dụng lòng đường hay vỉa hè đều phải đảm bảo không gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
Xem thêm: 50 Lời Chúc Tết Tiếng Anh Là Gì, Học Các Từ Vựng Tiếng Anh Về Tết Âm Lịch
Trên đây là nội dung tư vấn về quy định chiều rộng vỉa hè như thế nào? Mọi thắc mắc có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 19006557.
Chuyên mục: Định Nghĩa