Chi phí hạng mục chung là gì Update 01/2025

Tư vấn về điều kiện thi công các công trình tương tự của nhà thầu ? Trường hợp nào được phép thay đổi nhà thầu ? Quy định về chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu ? Quy định tư cách nhà thầu hợp lệ ? và các vấn đề pháp lý khác liên quan đến luật đấu thầu sẽ được Luật sư tư vấn cụ thể:

Từ khi Thông tư số 06/2016/TT-BXD ban hành thì: Chi phí lán trại tạm và trực tiếp phí khác được tách riêng đưa vào chi phí hạng mục chung bao gồm:

1) Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và Điều hành thi công (được xác định trên định mức đã quy định hoặc dự toán chi phí).

Bạn đang xem: Chi phí hạng mục chung là gì

2) Chi phí một số công việc thuộc hạng Mục chung nhưng không xác định được khối lượng từ thiết kế (được xác định trên định mức đã quy định)

3) Chi phí hạng Mục chung còn lại (được xác định bằng cách lập dự toán hoặc dự tính chi phí).

Vậy khi lập dự toán, đơn vị đã tính:

1) Chi phí hạng mục chung theo định mức quy định đối với chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và Điều hành thi công và

2) Chi phí một số công việc thuộc hạng Mục chung nhưng không xác định được khối lượng từ thiết kế hoặc có dự tính chi phí hạng Mục chung còn lại và đã được phê duyệt theo thẩm quyền.Xin hỏi: Khi thẩm tra quyết toán thì chi phí hạng mục chung này được quyết toán như thế nào? Tính toán theo định mức đã quy định tại Thông tư số 06/2016/TT-BXD nói trên giá trị xây lắp đã thẩm tra hoặc theo dự toán đã được duyệt hay cần hồ sơ gì ? Có phải chi tiết vật liệu, nhân công, máy cấu thành nên giá trị của các công việc trong từng chi phí của hạng mục chung không? Hay hồ sơ chi tiết gì mới quyết toán được chi phí này? (Trong quyết toán A-B, đơn vị tính dựa trên định mức và dự tính chi phí dự toán được duyệt theo giá trị xây lắp quyết toán A-B) ?

Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Tại khoản 5 Điều 8, Thông tư số 06/2016/TT-BXD có hướng dẫn như sau:

“5. Chi phí khác được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền hoặc bằng cách lập dự toán hoặc bằng giá trị hợp đồng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật.”

“1. Nguyên tắc thẩm tra:a) Thẩm tra tính tuân thủ các quy định về hợp đồng xây dựng có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hợp đồng và quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của cấp có thẩm quyền; việc thẩm tra quyết toán căn cứ vào hình thức giá hợp đồng ghi trong từng hợp đồng xây dựng (không phân biệt hình thức lựa chọn nhà thầu). Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm tra quyết toán kiểm tra hồ sơ hoàn công để xác định khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu đúng quy định.b) Trường hợp chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường được lập thiết kế, dự toán riêng cho hạng mục, tiến hành thẩm tra như thẩm tra gói thầu xây dựng độc lập.c) Trường hợp chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường được tính theo tỷ lệ (%) trong gói thầu xây dựng chính (không lập thiết kế, dự toán riêng); tiến hành thẩm tra việc áp dụng tỷ lệ (%) trên cơ sở kết quả thẩm tra gói thầu xây dựng chính.”

Như vậy, trường hợp chi phí hạng mục chung được lập thiết kế, dự toán riêng cho hạng mục hoặc được tính bằng giá trị hợp đồng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật, hồ sơ quyết toán thực hiện theo quy định, cơ quan thẩm tra quyết toán thực hiện thẩm tra như gói thầu độc lập và theo hợp đồng đã ký kết.Trường hợp chi phí chung được tính theo tỷ lệ % gói thầu xây dựng chính (không lập thiết kế, dự toán riêng); tiến hành thẩm tra việc áp dụng tỷ lệ (%) trên cơ sở kết quả thẩm tra gói thầu xây dựng chính.Kết luận: Tính theo tỷ lệ % là được, khi quyết toán các cơ quan quyết toán không cần yêu cầu nhà thầu, chủ đầu tư cung cấp chứng từ để quyết toán chi phí hạng mục chung này.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Thưa Luật sư! Nội dung quy định trong điều kiện năng lực thi công các công trình tương tự yêu cầu nhà thầu có hợp đồng tương tự chi tiết như sau: Hợp đồng tương tự mà nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn (80%) với tư cách là nhà thầu chính, thầu phụ hoặc thành viên liên danh, có giá trị hợp đồng >10 tỷ. Nhà thầu nộp theo hồ sơ dự thầu một hợp đồng có giá trị >10 tỷ, tuy nhiên bản quyết toán giá trị thực hiện lại >> Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến, gọi:1900.6162

Trả lời:

Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 không có điều nào quy định về ” Hợp đồng tương tự”. Tại điểm b, khoản 2 điều 39 về phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có nhắc đến hợp đồng tương tự như sau:”b) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn xác định giá đánh giá.

Các yếu tố được quy đổi trên cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm: chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến xuất xứ của hàng hóa, lãi vay, tiến độ, chất lượng của hàng hóa hoặc công trình xây dựng thuộc gói thầu, uy tín của nhà thầu thông qua tiến độ và chất lượng thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yếu tố khác;”

Công ty luật Minh Khuê cung cấp mẫu hợp đồng tương tự do nhà thầu thực hiện :

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

HỢP ĐỒNG TƯƠNG TỰ DO NHÀ THẦU THỰC HIỆN (1)

________, ngày ____ tháng ____ năm ____

Tên nhà thầu: ________________________

Thông tin về từng hợp đồng, mỗi hợp đồng cần đảm bảo các thông tin sau đây:

Tên và số hợp đồng

Ngày ký hợp đồng

Ngày hoàn thành

Giá hợp đồng

Tương đương _____ VND hoặc USD

Trong trường hợp là thành viên trong liên danh hoặc nhà thầu phụ, ghi giá trị phần hợp đồng mà nhà thầu đảm nhiệm

Tương đương _____ VND hoặc USD

Tên dự án:

Tên chủ đầu tư:

E-mail:

Mô tả tính chất tương tự theo quy định tại Mục 1 Chương III (2)

1. Loại hàng hóa

2. Về giá trị

3. Về quy mô thực hiện

Nhà thầu phải gửi kèm theo bản chụp các văn bản, tài liệu có liên quan.

Ghi chú:

(1) Nhà thầu kê khai theo mẫu này cho từng hợp đồng tương tự đã và đang thực hiện.

Trong trường hợp liên danh, yêu cầu từng thành viên trong liên danh kê khai theo mẫu này.

(2) Nhà thầu chỉ kê khai nội dung tương tự với yêu cầu của gói thầu.

Hợp đồng có tính chất tương tự có thể hiểu là hợp đồng có hàng hóa, giá trị hàng hóa, quy mô thực hiện tương tự với hợp đồng đã và đang thực hiện. Hợp đồng có quy mô tương tự có thể hiểu quy mô thực hiện lớn hay nhỏ tương tự như hợp đồng đã và đang thực hiện. Pháp luật không quy định tương tự trong hợp đồng là giống bao nhiêu phần trăm, sự tương tự này tùy thuộc vào quy định trong hồ sơ mời thầu cụ thể. Hợp đồng tương tự không nhất thiết phải có đồng thời hàng hóa tương tự và giá trị tương tự. Nhà thầu chỉ kê khai nội dung tương tự với yêu cầu của gói thầu.

Đối với trường hợp mà bạn hỏi, dù bản quyết toán giá trị thực hiện hợp đồng tương tự 10 tỷ thì hợp đồng tương tự này vẫn được đánh giá là đạt.

Xem thêm: Xem Mà Phải Sục Cu Là Gì ? Cách Thủ Dâm Cho Nam Sướng Nhất Qủa Đất

Thưa Luật sư, tôi có vấn đề như sau muốn trình bày với Luật sư. Công ty của tôi tổ chức đấu thầu gói thầu mua sắm hàng hóa một số vật tư thiết bị điện. Sau khi kết thúc việc đấu thầu, kiểm duyệt hồ sơ của nhà thầu trúng thầu, công ty của tôi nhận được một số tài liệu cho thấy điều kiện thực tế của nhà thầu không còn đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu về năng lực tài chính để thực hiện gói thầu theo hồ sơ mời thầu.

*

Luật sư tư vấn pháp luật đấu thầu, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 64 của Luật Đấu thầu năm 2013 quy định, tại thời điểm ký kết, nhà thầu được chọn phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện gói thầu.

Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung tiến hành xác minh thông tin về năng lực của nhà thầu, nếu vẫn đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu thì mới tiến hành ký kết hợp đồng.

Theo đó, trường hợp tại thời điểm ký kết hợp đồng nếu chủ đầu tư có đủ căn cứ chứng minh nhà thầu trúng thầu không còn đủ năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu để thực hiện gói thầu thì bên mời thầu, chủ đầu tư xem xét hủy kết quả lựa chọn nhà thầu với nhà thầu này và mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu vào thương thảo hợp đồng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 9 Nghị định 63/2014/NĐ-CP về các chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu như sau:

“1. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, chủ đầu tư quyết định mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (bao gồm cả thuế) đối với đấu thầu trong nước nhưng tối đa là 2.000.000 đồng đối với hồ sơ mời thầu và 1.000.000 đồng đối với hồ sơ yêu cầu; đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán theo thông lệ đấu thầu quốc tế.

2. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển:

a) Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;

b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,03% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng.

3. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu:

a) Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng;

b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

4. Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất:

a) Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;

b) Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

5. Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

6. Đối với các gói thầu có nội dung tương tự nhau thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm, các gói thầu phải tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì các chi phí: Lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính tối đa là 50% mức chi phí quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Trường hợp tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì phải tính toán, bổ sung chi phí lựa chọn nhà thầu vào dự án, dự toán mua sắm phù hợp với thực tế của gói thầu.

7. Chi phí quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này áp dụng đối với trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu trực tiếp thực hiện. Đối với trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc nêu tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn và các yếu tố khác.

8. Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu là 0,02% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

9. Chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu, chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và việc sử dụng các khoản thu trong quá trình lựa chọn nhà thầu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.”

Như vậy, pháp luật chỉ quy định mức tối thiểu và tối đa với từng loại chi phí trong đấu thầu theo quy định tại Điều 9 Nghị định 63/2014/ NĐ-CP . Theo quy định trên thì những khoản chi phí trong quá trình đấu thầu của phía cơ quan bạn phải căn cứ vào tỷ lệ phần trăm trên gói thầu cụ thể. Do đó cơ quan bạn phải linh hoạt điều chỉnh đối với từng loại chi phí, đảm bảo nằm trong giới hạn mức mà pháp luật quy định.

Trân trọng ./.

Xem thêm: V.A Là Gì ? Bệnh Không Thể Coi Thường Ở Trẻ! Va Và Phẫu Thuật Nạo Va

Thưa Luật sư. Cho tôi hỏi tình huống sau. Công ty tôi (A) hùn vốn với công ty khác (B) (50%-50%) để mở công ty liên doanh (C) thực hiện các công việc xây lắp. Khi công ty C mở các gói thầu xây lắp thì có thể tổ chức đấu thầu hay có cách nào chuyển khối lượng cho công ty tôi (A) thực hiện không ?
Vì theo điểm b, khoản 4, Điều 2 nghị định 63/2014/NĐ-CP về đấu thầu có quy định chủ đầu tư (công ty C) không được có quan hệ về vốn với bên tham gia thầu (công ty A) trên 30% vốn (bên tôi là 50%). Có cách nào để thực hiện việc này không ?

Trả lời

Theo quy định tại Điều 1, Điều 2 Luật Đấu thầu 2013 quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của Luật Đấu Thầu thì Luật Đấu thầu áp dụng đối với:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định quản lý nhà nước về đấu thầu;trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu, bao gồm:

1. Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với:

a) Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chínhtrị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vịthuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;

c) Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tạiđiểm a và điểm b khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nướctừ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dựán;

d) Mua sắm sử dụng vốn nhà nướcnhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổchức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vịsự nghiệp công lập;

đ) Mua sắm sử dụng vốn nhà nướcnhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;

e) Mua hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn nhà nước;

g) Mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước; nguồnquỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợppháp khác của cơ sở y tế công lập;

2. Lựa chọn nhà thầu thực hiện cung cấp dịch vụ tưvấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam để thực hiện dự án đầutư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam mà dự án đó sử dụng vốnnhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầutư của dự án;

3. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theohình thức đối tác công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất;

4. Lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực dầu khí, trừ việclựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí liên quan trực tiếp đến hoạt độngtìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo quy định của pháp luật về dầu khí”.

Mặt khác theo quy định tại điểm b, khoản 4 điều 2 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu có quy định về tư cách độc lập của nhà thầu :

“Điều 2. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

4. Nhà thầu được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu khác; với nhà thầu tư vấn; với chủ đầu tư, bên mời thầu quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 6 của Luật Đấu thầu khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

b) Nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau”;

=> Như vậy trong trường hợp này, phía công ty A không đảm bảo được tư cách độc lập về mặt pháp lý và độc lập về mặt tài chính với nhà thầu khác vì bên công ty A nắm giữ 50% phần vốn góp của công ty C. Do đó, công ty A không được tham gia đấu thầu đối với các gói thầu phía công ty C làm chủ đầu tư.

Chuyên mục: Định Nghĩa