Tinh vi là gì Update 01/2025

Cuộc sống muôn màu, nghìn vẻ. Con người cũng muôn vẻ, nghìn màu. Nhân đọc mấy bài phát biểu của người đứng đầu Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ trong xây dựng Đảng, chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng, xin luận về mấy vẻ mấy màu.

Bạn đang xem: Tinh vi là gì

TINH TƯỚNG: Những năm gần đây xuất hiện một loại cán bộ, đảng viên tinh tướng. Có nhiều cách cắt nghĩa cho hai từ “tinh tướng” như kiểu “cua cậy càng, cá cậy vây” mà có lần Tổng Bí thư đề cập. Nhưng phải kể đến – như Bác Hồ nhiều lần nói, đó là loại cán bộ khi có một chút quyền hành trong tay thì hay lên mặt, tự cao tự đại. Ưa người ta tâng bốc mình, khen ngợi mình. Ưa sai khiến người khác. Hễ làm được việc gì hơi thành công thì hay khoe khoang, vênh váo, cho ai cũng không bằng mình. Không thèm học quần chúng, không muốn cho người ta phê bình, không tự phê bình trước quần chúng, mặc dù có khuyết điểm hoặc cán bộ do mình quản lý có sai lầm, khuyết điểm. Việc gì cũng muốn làm thầy người khác. Có lúc Bác gọi bệnh đó là “óc lãnh tụ”, tức là đánh được vài trận, làm được vài việc gì đã cho mình là tài giỏi lắm rồi, anh hùng lắm rồi, đáng làm lãnh tụ lắm rồi (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.5, tr.296).

Tinh tướng, tự cao, tự đại, tự xưng ta đây là anh hùng, lãnh tụ thường dẫn tới óc hẹp hòi. Tức là ở trong Đảng thì không biết cất nhắc những người tốt, sợ người ta hơn mình. Ở ngoài Đảng thì khinh người, cho ai cũng không cách mạng, không khôn khéo bằng mình. Vì thế mà không biết liên lạc hợp tác với những người có đạo đức tài năng ở ngoài Đảng.

Những kẻ tinh tướng nào có biết so với công cuộc giải phóng cả dân tộc thì những thành công đó chỉ là một chút cỏn con, đã thấm vào đâu! Mà so với những sự nghiệp to tát trong thế giới, càng không thấm vào đâu. Đem so với công việc của nhân dân, thì những đại anh hùng xưa nay chẳng qua làm tròn một bộ phận mà thôi.

Từ xưa đến nay, quần chúng không bao giờ tin cậy và yêu mến những kẻ tự cao, tự đại, tinh tướng, những kẻ có óc lãnh tụ, tự xưng đây là anh hùng, lãnh tụ.

TINH VI: Nghĩa đen của từ là nhỏ, rành rọt, sâu, phức tạp, chính xác. Tinh vi thường liên quan đến máy móc, bản vẽ. Trong cuộc sống hằng ngày, thường nói đến một bộ phận lớp trẻ “cậu/mày đừng có tinh vi, tinh tướng”. Tinh vi có cả nghĩa tốt và nghĩa xấu. Bài viết – theo trục tư duy những kẻ tinh tướng – bàn về mặt xấu.

Lần đầu tiên trong các tài liệu của Đảng – Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII – về Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đề cập đến hai từ “tinh vi”. Nghị quyết viết: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào một số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước”. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI cũng nói tới một bộ phận cán bộ “lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân”.

Xem thêm: Thất Điều Là Gì, Nguyên Nhân, Cơ Chế, Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Tiếp Cận Bệnh Nhân Thất Điều

Đảng nói đến một bộ phận cán bộ tinh vi trong lạm dụng quyền lực, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, tức là tình hình rất nghiêm trọng. Bởi vì tinh vi là rất phức tạp, khó liệu, khó phát hiện. Trong chủ nghĩa Mác-Lênin có nói đến thủ đoạn bóc lột tinh vi và những khía cạnh tinh vi của chủ nghĩa cá nhân.

Tinh tướng là nguy hiểm, nhưng cơ bản là “bề nổi”, “ăn xổi” theo kiểu ta đây. Loại cán bộ này dễ bộc lộ, “hở sườn” nên dễ bị phát hiện. Nhưng tinh vi thì không những nguy hiểm mà vô cùng nguy hiểm, cực kỳ nguy hiểm. Bởi vì, nếu nhìn bề ngoài, nghe lời nói, thậm chí cả một số việc làm hăng hái, tích cực, thì tưởng loại người này là cán bộ tốt. Nhưng vì tinh vi, nên đây chính là loại “chạch, lươn” chui sâu, leo cao đến tận Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, giữ cương vị Bí thư, Chủ tịch tỉnh, thành phố mới bị phát hiện. Loại cán bộ này thông thường nói thì rất mácxít, nói đúng đường lối, quan điểm của Đảng, nhưng việc làm thì ngấm ngầm phá hoại Đảng bằng tham nhũng, đi ngược lại lợi ích nhân dân. Nếu nhìn bề ngoài thì khó có thể nói họ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; khó nói họ phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng. Bởi vì họ lạm dụng quyền lực một cách tinh vi, núp dưới cái vỏ bọc tập thể để mưu lợi ích cá nhân. Họ có tiền và làm những việc “chỉ có hai người biết”, thậm chí qua “chân gỗ”. Họ là loại cán bộ trước mặt thì ai cũng tốt, sau lưng thì ai cũng xấu. Thấy xôi nói xôi ngọt, thấy thịt nói thịt bùi, theo gió bẻ buồm, xu nịnh, a dua.

*

Ông Trương Minh Tuấn, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông lãnh án 14 năm tù trong vụ án Mobifone mua AVG. nguồn ảnh nhadautu.vn

Bác Hồ chỉ bảo chúng ta cách xem xét hai loại cán bộ: cán bộ tốt và cán bộ làm được việc. Loại làm được việc nhưng hay khoe khoang, hay a dua, tìm việc nhỏ mà làm, trước mặt thì theo mệnh lệnh, sau lưng thì trái mệnh lệnh, hay công kích người khác, hay tâng bốc mình. Đó không phải là cán bộ tốt.

Còn loại khác thì trung thành, hăng hái, gần gũi quần chúng, làm việc không khoe khoang, ăn nói ngay thẳng, không che giấu khuyết điểm, không ham việc dễ, tránh việc khó, bao giờ cũng làm theo quyết định của Đảng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, lòng họ cũng không thay đổi. Những cán bộ đó, có khi công tác kém một chút, nhưng là cán bộ tốt.

TINH TƯỜNG: Trong khi còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên tinh tướng, tinh vi trong tham nhũng, chạy chức chạy quyền, thì rất cần sự tinh tường của nhân dân. Không có một tinh vi nào có thể qua được tai mắt của nhân dân. Bác Hồ nói “Dân rất tốt. Quần chúng tinh lắm. Quần chúng biết phân biệt thật giả, đúng sai. Họ biết nhiều việc mà các cấp lãnh đạo không biết. Dân sợ mình thù mà không dám nói đó thôi”.

Xem thêm: Mua Xe Gthl Là Gì ? Khác Hqcn Ntn? Có Nên Chơi Hay Không? Khác Hqcn Ntn

Chỉ có quần chúng là tinh tường, vì họ nhiều tai, nhiều mắt, cái gì họ cũng nghe, cũng thấy. Quần chúng nói ở đây là toàn bộ đồng bào, gần một trăm triệu con dân nước Việt Nam, không phải chỉ một bộ phận đại cử tri. Kinh nghiệm những năm qua cho thấy, chúng ta phát hiện ra những cán bộ to, nhỏ hư hỏng là nhờ sự “xì xèo, bàn tán, thậm thà thậm thụt” của quần chúng. Đừng xem thường quần chúng nhân dân, những người “không quan trọng” như nhiều lần Bác Hồ đã chỉ ra. Nếu chúng ta chỉ đóng cửa trong phòng máy lạnh, chỉ dựa vào các tổ chức Đảng, thì rất khó phát hiện ra những cán bộ, nhất là những người đứng đầu, lãnh đạo chủ chốt tham nhũng, làm bậy, vì họ rất tinh vi. Phải dựa vào quần chúng.

Hãy làm đúng tinh thần Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nói: “Phải biết dựa vào dân, lắng nghe dân. Cái gì quần chúng nhân dân hoan nghênh, ủng hộ thì chúng ta phải quyết tâm làm và làm cho bằng được. Ta làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại, nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả” (Nguyễn Phú Trọng: Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2019, tr.116 và 80).a

Chuyên mục: Định Nghĩa