Chính sách đối ngoại là gì Update 01/2025

Chính sách đối ngoại là một công tác không thể thiếu trong việc xây dựng, phát triển đất nước ta thời đại ngày nay. Trong nhiều môn học, đề tài này thường xuyên được đề cập để học sinh, sinh viên nắm rõ được những phương hướng của Đảng và Nhà nước. Vậy, chính sách đối ngoại là gì? Việt Nam ta đã thực hiện những gì để tăng cường hiệu quả công tác đối ngoại?

*

1. Chính sách đối ngoại là gì?

Khái niệm

Chính sách đối ngoại (Foreign policy)của một quốc gia là tập hợp các chiến lược mà quốc gia đó sử dụng trong quá trình tương tác với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa – xã hội, nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau phù hợp với lợi ích của quốc gia đó.

Bạn đang xem: Chính sách đối ngoại là gì

Vai trò

Trong thời đại toàn cầu hóa như ngày nay, vai trò của đối ngoại ngày càng trở nên quan trọng. Việc không quốc gia nào có thể tồn tại biệt lập và sự giao lưu, hợp tác ngày càng được chú trọng, đối ngoại càng được ưu tiên hơn bao giờ hết.

Xem thêm: Bật Tính Năng Aero Trong Windows Aero Là Gì ? Định Nghĩa Và Cách Mang Giao Diện Aero Đến Với Windows 10

Có thể kể đến những vai trò nổi bật của chính sách đối ngoại như sau:

Là sự phát triển tiến bộ hơn của chính sách đối nội.Góp phần bảo vệ an ninh quốc gia.Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.Bảo vệ và tối đa hóa lợi ích quốc gia nói chung thông qua các con đường như hợp tác, cạnh tranh, xung đột hoặc thậm chí là chiến tranh.Các yếu tố quyết định

Các nhân tố chính quyết định đến chính sách, chủ trương đối ngoại của một quốc gia bao gồm:

Thế và lực của quốc gia trên trường quốc tế;Tình hình chính trị và an ninh thế giới;Mục tiêu quốc gia mong muốn đạt được;Ảnh hưởng của bộ máy hoạch định chính sách;Các nhân tố chính trị nội bộ (các nhóm lợi ích, giới truyền thông, công luận,…)

Trong đó, chính sách đối nội có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đối ngoại và quan hệ ngoại giao của quốc gia này đối với các quốc gia khác, điển hình như các chính sách về kinh tế, đầu tư, nhập cư,…

2. Chủ trương đối ngoại ở Việt Nam

Bước qua thế kỷ 21 với nhiều cơ hội và thách thức mới, Việt Nam luôn cố gắng phát huy đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ quốc tế.

Nước ta đã thực hiện được những chủ trương sau:

Mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ. Trong đó ưu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực; với các nước và trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn; các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Xem thêm: Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Là Gì ? Mô Tả Công Việc Chăm Sóc Khách Hàng

Ký kết nhiều hiệp định, thoả thuận quan trọng như Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ; Hiệp định về biên giới trên bộ; Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ; Hiệp định nghề cá với Trung Quốc; Hiệp định về phân định thềm lục địa với In-đô-nê-xia…

*

Tham gia sâu rộng và ngày càng hiệu quả ở các tổ chức khu vực như ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á -Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn á – Âu (ASEM),…

Mặc dù còn nhiều vấn đề bất cập trong chính sách đối ngoại nhưng nước Việt Nam ta luôn tìm cách xây dựng những chiến lược phát triển mới để đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về khái niệm chính sách đối ngoại và những chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác đối ngoại. Hi vọng bài viết này sẽ thực sự hữu ích!

Chuyên mục: Định Nghĩa