Tpp là gì? Update 01/2025

*

*

Liên kết Tổng LĐ LĐ VN Bộ Công Thương Bộ LĐ TB & XH Cổng TT ĐT Chính Phủ Công đoàn Xây dựng VN Công đoàn Y tế VN Công đoàn Điện lực VN Công đoàn Bưu điện VN Công đoàn GTVT VN

*

Tel : (04) 39 348 922

Giấy phép số 12/GP-TTĐT ngày 29 tháng 4 năm 2014 về thiết lập Trang Thông tin điện tử tổng hợp trên Internet

Nơi cấp: Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông

Lịch sử Công đoàn Công Thương VN | Chức năng, nhiệm vụ | Các kỳ Đại hội | Hệ thống tổ chức | Ban Thường vụ | Ban Chấp hành | Danh bạ điện thoại
Công đoàn Công Thương VN | Công đoàn cấp trên cơ sở | Công đoàn cơ sở trực thuộc | Công đoàn Công Thương địa phương | Thông tin tổng hợp | Hoàng Sa, Trường Sa
Công đoàn Công Thương Việt Nam | Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam | Bộ Công Thương | Đảng, Chính Phủ, Quốc Hội | Bộ Lao động TB & XH | Bộ, Ngành TW
10 năm thành lập CĐCTVN | Báo cáo tổng hợp | Số liệu thống kê | Sổ tay cán bộ Công đoàn | Tư liệu ảnh | Video | Tài liệu Nữ công | Bản tin | Phát biểu của lãnh đạo
Góc Nữ công | Công đoàn vì lợi ích đoàn viên | Sức khỏe người lao động | Tản mạn, thơ, truyện | Thư giãn

TPP giúp thúc đẩy việc làm, tăng trưởng bền vững và tiến bộ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Vậy TPP là gì?

Vậy thì chính xác TPP là gì?

TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm: Australia, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản.

Bạn đang xem: Tpp là gì?

Ngoài ra các nước Colombia, Philippines, Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc đã bày tỏ sự quan tâm đến TPP.

Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên.

Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động…

Thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia này, thông qua các biện pháp giảm (thậm chí là loại bỏ hoàn toàn trong một số trường hợp) các hàng rào thuế quan giữa các nước, giúp tăng cường trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Cùng với tăng cường dòng chảy vốn, TPP cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhóm 12 thành viên.

Nền tảng của TPP là gì?

Cuối năm 2005, các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký một hiệp định thương mại tự do (FTA) với tên gọi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là Hiệp định TPP. Tháng 9/2008, Mỹ tuyên bố tham gia TPP, nhưng không phải “gia nhập” vào TPP cũ mà sẽ cùng các bên đàm phán một hiệp định FTA hoàn toàn mới, tuy nhiên, vẫn lấy tên gọi là Hiệp định TPP. Sau đó, Australia, Peru, Việt Nam, Malaysia, Canada, Mexico và Nhật Bản lần lượt tham gia vào TPP, đưa tổng số thành viên TPP hiện nay lên thành 12.

Khởi động từ tháng 3/2010, đàm phán TPP đến nay đã trải qua 19 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ. TPP được kỳ vọng là mô hình mới về hợp tác kinh tế khu vực, tạo thuận lợi tối đa cho thương mại, đầu tư và nếu có thể sẽ trở thành hạt nhân để hình thành FTA chung cho toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Vì sao TPP quan trọng?

12 quốc gia tham gia đều là thành viên của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) với tổng dân số 650 triệu người, trung bình thu nhập bình quân đầu người đạt 31.481 USD (năm 2011), tổng GDP lên đến hơn 20 nghìn tỷ USD. Khi có hiệu lực, TPP tạo ra một thị trường chung đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra không thể không chú ý đến việc đây là sáng kiến do Mỹ dẫn đầu. Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và luôn coi khu vực châu Á – Thái Bình Dương là chìa khóa để tăng trưởng trong tương lai.

Một số ý kiến còn cho rằng Mỹ đang cố gắng sử dụng TPP làm công cụ để cạnh tranh với Trung Quốc ở khu vực này. Nhiều người cũng tin rằng các thành viên khác của APEC cũng sẽ tham gia TPP trong vài năm tới, khiến TPP càng quan trọng hơn.

Xem thêm: Suy Ngẫm Về Thói Ích Kỷ Là Gì ? Những Tình Huống Ích Kỷ Cần Thiết

21 nước APEC chiếm tới 44% thương mại toàn cầu và 40% dân số thế giới.

Các lĩnh vực trong hiệp định TTP

– Thương mại điện tử

– Dịch vụ xuyên biên giới

– Thuế

– Môi trường

– Dịch vụ tài chính

– Sở hữu trí tuệ

– Chi tiêu công của chính phủ

– Đầu tư

– Lao động

– Pháp luật

– Giải quyết tranh chấp

– Nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa

– Kiểm dịch thực phẩm

– Viễn thông

– Dệt may

– Bồi thường thiệt hại thương mại

– Doanh nhân sẽ được nhập cảnh dễ dàng hơn vào các nước thành viên

Những lợi ích khi tham gia TPP

– Dễ dàng xin visa nhập cảnh vào các quốc gia thành viên.

– Tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân.

– Đất nước sạch đẹp, an toàn hơn nhờ các yêu cầu bắt buộc về môi trường.

– Xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ sang 12 nước thành viên với mức thuế rất thấp và sẽ gỡ bỏ trong tương lai. Rất có lợi cho các ngành dệt may, nông sản.

– Được các nước phát triển hỗ trợ về kỹ thuật và tay nghề lao động.

– Người dân được sử dụng sản phẩm chất lượng cao với giá thành rẻ, bên cạnh đó là đảm bảo vệ sinh an toàn đối với mặt hàng thực phẩm.

Lộ trình đàm phán TPP

Đàm phán TPP là một quá trình dài với rất nhiều cuộc họp ở nhiều cấp khác nhau. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán thực sự chỉ bắt đầu từ năm 2010 và mục tiêu đặt ra là chốt lại vào năm 2012.

Xem thêm: Lãi Suất Tiết Kiệm Là Gì – Có Nên Gửi Tiết Kiệm Vào Ngân Hàng

Trong 2 năm gần đây là 2014 và 2015, tiếp tục có nhiều cuộc đàm phán cấp Bộ trưởng và cấp trưởng đoàn đàm phán diễn ra tại nhiều nước.

Chuyên mục: Định Nghĩa