Social life là gì Update 01/2025

Làm thế nào để một nhóm nghiên cứu KHXH&NV độc lập chỉ gồm những người trẻ mới ra trường có thể tổ chức nghiên cứu một cách căn cơ, bài bản về những khía cạnh khác nhau của đời sống đương đại? Trong khi, nguồn lực ban đầu hầu như chỉ là số không.

“Nếu có dịp đi miền Nam, cháu phải tìm gặp nhóm nghiên cứu của anh Nguyễn Đức Lộc viện Social Life. Nhóm này đang tiếp cận những chủ đề nghiên cứu nhân học rất mới mẻ về xã hội đương đại”, PGS.TS Nguyễn Văn Huy nói trong một lần tôi trao đổi cùng ông về các khoảng trống trong nghiên cứu tiểu sử học – phương pháp nghiên cứu tìm hiểu câu chuyện cuộc đời của các cá nhân để hiểu được dòng chảy của xã hội – vẫn còn ít được chú ý ở Việt Nam. Lời giới thiệu của nhà nghiên cứu dân tộc học uy tín khiến cho tôi đi tìm đọc tuyển tập về “Đời sống xã hội Việt Nam đương đại” của viện Social Life đọc và đặt mục tiêu phải tìm gặp PGS.TS Nguyễn Đức Lộc và nhóm của anh.Bạn đang xem: Social life là gì

Tới 88 – 90 Ký Con, qua Nhà xuất bản Văn hóa văn nghệ TP HCM, văn phòng Social life ở lầu hai, chỉ có hai căn phòng chừng 30m2/phòng chứa đầy những sách và tài liệu, PGS.TS Nguyễn Đức Lộc đang cùng cộng sự thảo luận về một chuyến khảo sát sắp tới. Ông dừng cuộc thảo luận để nói chuyện cùng chúng tôi, còn lại, chỉ toàn những gương mặt trẻ măng vẫn tiếp tục bàn thảo sôi nổi về các công cụ đánh giá nông thôn.

Bạn đang xem: Social life là gì

Khó khăn, thử thách là một loại vốn cho người trẻ

Chừng năm bảy trước, một số nòng cốt đang ngồi trong cuộc họp ấy cùng một nhóm gồm toàn các nhà nghiên cứu trẻ khác mới ra trường là cộng tác viên của Social Life, đã tham gia nghiên cứu về đời sống xã hội Việt Nam đương đại theo ba chủ đề về người công nhân, những người thiểu số trong đô thị và người trẻ trong xã hội hiện đại dưới sự dẫn dắt của PGS.TS Nguyễn Đức Lộc. PGS.TS Nguyễn Đức Lộc ra thông báo tới các bạn trẻ làm nghiên cứu KHXH&NV khắp trong Nam, ngoài Bắc về ý định thực hiện nghiên cứu của nhóm mình. Chủ đề nghiên cứu được đưa ra, nhưng không có tài trợ nghiên cứu, chỉ một điều kiện duy nhất: cam kết hướng dẫn bởi các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm. Thông điệp “chúng tôi không có gì ngoài thử thách bằng cái khó” đó lại hấp dẫn được nhiều nhà nghiên cứu, giảng viên trẻ, sinh viên học viên mới ra trường. Bởi họ cũng chưa có gì ngoài sức trẻ và say mê nghiên cứu để hiểu về đời sống xã hội xung quanh mình và đang cần tìm một nơi để được thử sức, được rèn giũa, được lắng nghe ý tưởng nghiên cứu, được phản biện thực sự. Những người trẻ đang làm một số công việc khác nhau để có tiền nuôi dưỡng đam mê nghiên cứu, đã tự bỏ công sức điền dã và không cần thù lao. Còn PGS.TS Nguyễn Đức Lộc dành tiền lương giảng dạy (ở ĐH KHXH&NV TP.HCM và thỉnh giảng cho một số trường khác) để có tiền in sách cho cả nhóm và gửi bản thảo đến các nhà xuất bản đề nghị xuất bản theo hình thức cùng hợp tác, nhóm tác giả chỉ nhận nhuận bút 10% giá bìa.

Để có được bức tranh về xã hội đương đại, Social Life cũng áp dụng một phương pháp nghiên cứu mới, hiện còn chưa thực sự được chú ý ở Việt Nam – nghiên cứu về tiểu sử học (Biographical research), mà theo đánh giá của PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Viện là “nơi đầu tiên nghiên cứu về tiểu sử học ở Việt Nam”.

Kết quả, nhóm đã có được ba tập sách, mỗi tập vẽ nên một phần bức tranh của xã hội Việt Nam đương đại: Tập 1 về “Tình cảnh sống của người công nhân: Thân phận, rủi ro và chiến lược sống”; tập 2 với chủ đề “Những người thiểu số ở đô thị: Lựa chọn, trở thành, khác biệt” và tập 3 “Người trẻ trong xã hội hiện đại”. Các bài viết trong các tập sách đều qua nhiều vòng phản biện một cách nghiêm túc nên GS.TS Lương Văn Hy, Đại học Toronto nhận xét: “Tôi thực sự đánh giá cao về các tập sách đời sống xã hội Việt Nam đương đại của nhóm anh Lộc. Họ nắm vững lý thuyết, phương pháp và viết rất tốt. Nhất là khi họ rất trẻ, đa phần mới ra trường như vậy”.

Xem thêm: Solidity Là Gì – Tại Sao Ngôn Ngữ Lập Trình Solidity Được Nhiều

Những vấn đề còn ít được đề cập tới trong nghiên cứu KHXH ở Việt Nam như đạo đức nghiên cứu đều được Social Life chú trọng và rèn cho các học viên một cách nghiêm ngặt. Gần đây, “có một bạn nghiên cứu trẻ muốn tham gia nghiên cứu với chúng tôi và thực hiện nghiên cứu về đề tài khá nhạy cảm liên quan đến đời sống tình dục của những người nữ trẻ tuổi. Đề tài hết sức thú vị, nhưng chưa đảm bảo các qui tắc bảo mật thông tin. Chính vì vậy, tôi đành thảo luận với bạn nghiên cứu viên này dừng lại và tìm kiếm giải pháp, đề tài khác phù hợp hơn, chứ không thể chấp nhận cho bạn ấy tiếp tục thực hiện để công bố được.”, PGS.TS Nguyễn Đức Lộc kể. Để đảm bảo tính đạo đức khi nghiên cứu về các nhóm yếu thế, Social Life đang hướng tới tất cả đề tài của Social Life liên quan đến nhóm yếu thế sẽ phải chuẩn bị hồ sơ thẩm định để thông qua Hội đồng đạo đức học thuật tại Đại học Y Hà Nội (vì trường Đại học KHXH&NV TP HCM chưa có hội đồng đạo đức học thuật).

Sau năm năm, cách làm nghiên cứu mang tính liên ngành – sử dụng cả các phương pháp định lượng và định tính trong xã hội học, nhân học, tiểu sử học, với sự cẩn trọng nghiêm túc mà Social Life thể hiện qua ba tập sách đó và một số khảo sát khác đã đem lại uy tín cho Viện. Nhiều doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, và các hội nghề nghiệp, tổ chức làm phát triển độc lập đã tìm đến Social Life để đặt hàng tiến hành các khảo sát tham vấn độc lập, thực hiện những cuốn sách về tiểu sử học. Chỉ vào một loạt bản thảo, ấn phẩm đã hoàn thành của Social Life, PGS.TS Nguyễn Đức Lộc cho biết “nhiều nghiên cứu là do các khách hàng tự tìm tới đặt hàng thực hiện”. Dịch vụ khảo sát và tham vấn độc lập không chỉ giúp đem lại nguồn tài chính cho Social Life chi trả lương nhân viên toàn thời gian, cộng tác viên mà còn giúp Viện có được dữ liệu để tiếp tục nghiên cứu về xã hội đương đại. “Các đơn vị đặt hàng bên mình làm khảo sát, nhưng họ chỉ ‘xài’ hết khoảng 30% – 40% lượng thông tin đó để sớm áp dụng vào thực tiễn, giải quyết các vấn đề khó khăn mà họ đang gặp phải. Còn đối với mình, lượng dữ liệu thô đó là vô giá. Các bạn nghiên cứu viên trẻ có thể sử dụng để công bố bài tạp chí trong và ngoài nước. Một số thì có thể sử dụng làm luận văn, luận án”, PGS.TS Nguyễn Đức Lộc nói.

Đồng hành – “Research together”

Giờ đây, đã có được uy tín nhất định, Social Life vẫn đặt mục tiêu tạo điều kiện cho những người trẻ, xây dựng một không gian thực sự cổ vũ đam mê, tình yêu khoa học, hướng tới xuất bản các công trình có chất lượng, dần đáp ứng các chuẩn mực quốc tế.

Xem thêm: Hba1C Là Gì? Chỉ Số Hba1C Là Gì ? Vì Sao Bạn Cần Đến Nó? Chỉ Số Hba1C Là Gì

“Mặc dù thời gian gần đây, chúng ta luôn hô hào phải thúc đẩy công bố quốc tế, nhưng việc đào tạo sinh viên hay các nhà nghiên cứu trẻ chưa từng công bố quốc tế lại không được chú ý”, PGS.TS Nguyễn Đức Lộc nói. Quả thực, có một thực tế là số bài công bố quốc tế hiện nay vẫn chủ yếu khu trú, tập trung ở một số tác giả nhất định là những người đã từng được đào tạo hoặc tu nghiệp ở nước ngoài, phần đông thuộc nhóm tuổi từ 30 đến 50, và thường xuyên có bài công bố quốc tế, theo PGS.TS Nguyễn Văn Chính, trường Đại học KHXH&NV Hà Nội.

Con đường phía trước của Social Life còn rất dài, bởi nghiên cứu về xã hội đương đại thì cần “trở đi trở lại” các địa bàn nghiên cứu liên tục, cần có một database theo thời gian để có cái nhìn so sánh, trong 10 năm, 20 năm hoặc 30 năm. Nhưng hiện nay việc so sánh như vậy gần như là không thể, bởi không có các cơ sở dữ liệu, khảo sát được thiết kế chuẩn, hoặc nhóm nghiên cứu định tính của nhiều chục năm trước chưa có điều kiện để quay trở lại địa phương đó. Do vậy, việc thiết kế khảo sát, tạo ra một database ngay từ bây giờ là việc mà Social Life phải làm.□

Viện Social Life là tổ chức khoa học công nghệ độc lập, đặt mục tiêu nghiên cứu về các vấn đề xã hội Việt Nam đương đại và ứng dụng tri thức khoa học xã hội vào giải quyết các vấn đề thực tiễn phát triển của đời sống xã hội (nghiên cứu, khảo sát xã hội, tư vấn chính sách, dựbáo xã hội, v.v.) nhằmthúc đẩy sự tiến bộ xã hội ở Việt Nam. Tiền thân của Viện là Nhóm Nghiên cứu đời sống xã hội (trực thuộc Đại học KHXH&NV TP.HCM), ra đời khi PGS.TS Nguyễn Đức Lộc cùng một số nhà nghiên cứu muốn hình thành nên một nhóm nghiên cứu chỉ tập trung các nhà nghiên cứu trẻ, tìm hiểu và nghiên cứu về đời sống xã hội, ký ức xã hội.Chuyên mục: ĐỊNH NGHĨA

Chuyên mục: Định Nghĩa