Ttp là gì Update 01/2025

Hoàn thành ký kết TPP trong năm 2015 giữa 12 quốc gia (trong đó bao gồm cả hai cường quốc kinh tế là Mỹ, Nhật Bản) gần như sắp thành hiện thực. Đa phần các chuyên gia kinh tế đều nhận định TPP sẽ mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức cho Doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Những nhận định này đều nhấn mạnh TPP là một hiệp định mang tính bước ngoặt, sẽ làm thay đổi cuộc chơi trong nền thương mại Việt Nam và Quốc tế. 

Trước sự kiện lớn này, một câu hỏi đặt ra là: Bạn đã biết gì về TPP? Để trả lời cho câu hỏi này, với tư cách là một Luật sư tư vấn pháp luật trong lĩnh vực doanh nghiệp, kinh tế,… tôi khuyến nghị các doanh nhân Việt Nam hãy tìm hiểu và nắm bắt các kiến thức về TPP càng sớm càng tốt. Ít nhất là những kiến thức cơ bản dưới đây:

*

1. TPP Là gì?

– TPP được viết tắt của các từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương). Hiệp định này là thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia bao gồm: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản. Điều đáng lưu ý là thành viên chỉ có 12 nhưng các quốc gia thành viên hiện tại của TPP chiếm đến 40% GDP của cả thế giới và 26% lượng giao dịch hàng hóa toàn cầu.

Bạn đang xem: Ttp là gì

– Lịch sử của TPP: Bắt đầu từ một thỏa thuận giữa Singapore, Chile, New Zealand và Brunei vào năm 2009, trước khi Hòa Kỳ quyết định tham gia và dẫn đầu.

 – TPP sẽ còn mở rộng hơn nữa vì Hàn Quốc, Colombia, Costa Rica, Indonesia, Đài Loan, Thái Lan, và nhiều nước khác đang có ý định tham gia vào TPP. – Thỏa thuận TPP bao gồm 29 chương, trong đó chỉ có 5 chương là trực tiếp liên quan đến vấn đề trao đổi hàng hóa, dịch vụ, các chương còn lại đề cập nhiều vấn đề liên quan đến các chuẩn mực, tiêu chuẩn khác nhau về môi trường, chất lượng lao động, luật lệ tài chính, thực phẩm và thuốc men… 

– TPP sẽ bắt buộc Chính phủ phải loại bỏ nhiều lợi ích của các Doanh nghiệp Nhà nước và tạo cơ hội cạnh tranh cho các công ty ngoài quốc doanh. 

 2. Xóa bỏ thuế quan Mục đích của Hiệp định là hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Do đó, mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. Đây là cơ hội để hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào các nước thành viên TPP có lợi thế cạnh tranh. Ngược lại, hàng hóa trong nước sẽ chịu sức ép cạnh tranh khi hàng hóa của các nước thành viên nhập khẩu vào Việt Nam với giá cả thấp.

Xem thêm: Steatosis Là Gì – Bệnh Gan Nhiễm Mỡ Không Do Rượu

3. Thống nhất Luật lệ

TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước thành viên về sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, an toàn lao động…

4. Chính phủ có thể sẽ bị các Công ty nước ngoài khởi kiện tại Tòa án của TPP

Các công ty nước ngoài có quyền khởi kiện chính phủ của các quốc gia thành viên ra tòa án đặc biệt của TPP nếu Chính phủ các quốc gia thành viên đặt ra các luật lệ, chính sách đi trái với tiêu chí của TPP. Tòa án TPP có thẩm quyền buộc Chính phủ quốc gia bị kiện bồi thường về những cho các thiệt hại thực tế đã xảy ra và những thiệt hại về cơ hội bị mất (khoản lợi lẽ ra được hưởng) của các công ty nước ngoài. 

5. Thương lượng bí mật

Giữ bí mật về các điều luật của TPP là thỏa thuận được ký giữa các thành viên tham gia TPP. Các nước thành viên TPP chỉ được tiết lộ những thông tin cho các cơ quan chính phủ, tổ chức, và cá nhân có liên quan trực tiếp đến tư vấn chính sách giao dịch. 

6. Ảnh hưởng đến pháp luật các nước thành viên

Với tư cách là thành viên của TPP, các quốc gia này phải tuân thủ các điều luật quốc tế do TPP đặt ra nên đương nhiên những điều luật này sẽ tác động làm điểu chỉnh chính sách và pháp luật của các nước thành viên.

7. Các luật lệ sẽ vượt ra ngoài phạm vi của WTO 

Thành viên của WTO đã lên tới 161 thành viên nên nhược điểm của mô hình này là sự khó khăn và dài lâu để tiến đến một thỏa thuận chung liên quan đến bất kỳ vấn đề gì.

Xem thêm: Tìm Hiểu Về Vrm Là Gì ? Tầm Quan Trọng Của Vrm Đối Với Máy Tính

Mặt khác, TPP sẽ đặt ra được các luật lệ quốc tế mà vượt qua phạm vi điều chỉnh của WTO như chính sách đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát các công ty nhà nước, chất lượng sản phẩm và lao động….

Chuyên mục: Định Nghĩa