Thưa luật sư hồi còn trẻ do chưa hiểu biết về pháp luật nên tôi có mắc một số lỗi và bị ba tiền sự, chưa có tiền án. Tiền sự cuối cùng của tôi cũng đã cách đây 19 năm. Từ đó đến nay tôi luôn chấp hành tốt chủ trương chính sách của nhà nước. Vừa qua tôi lái xe gây tai nạn chết người và bị truy tố theo khoản 1 điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017. Vậy ba tiền sự của tôi đã hết thời hiệu có được coi là có tiền án , tiền sự, nhân thân xấu không?
Trả lời:
Căn cứBộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:
Điều 52. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc17 người đủ 70 tuổi trở lên;
k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc18 tàn ác để phạm tội;
n) Dùng thủ đoạn hoặc19 phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
Bạn đang xem: Tiền án là gì
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Trước hết bạn cần phân biệt được sự khác nhau giữa tiến án và tiền sự
1. Người có tiền án (án tích) là người đã bị kết án và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án. Người được xóa án tích thì coi như chưa bị kết án. Bộ luật Hình sự quy định nhiều hình thức xóa án tích: đương nhiên được xóa án tích (ví dụ, người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo); xóa án tích theo quyết định của tòa án (áp dụng với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh); xóa án tích trong trường hợp đặc biệt (ví dụ: người đã thi hành xong hình phạt tiến bộ rõ rệt, được chính quyền địa phương nơi cư trú đề nghị tòa xóa án tích)
2. Người có tiền sự là người đã bị kỷ luật hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.
Vậy bạn có 3 tiền sự có thể hiểu là bạn đã 3 lần bị xử phạt vi phạm hành chính, mặt khác theo quy định nêu trên thì bạn đã bị xử phạt hành chính cách đây 19 năm, vậy hiện tại bạn đã đương nhiên được xóa tiền sự này và được coi là một người có nhân thân bình thường, không có tiền án, tiền sự.
Thưa luật sư, Vào năm 2015, em của em có bi bắt vì tội gây rối trật tự ở quận tân phú và bị phạt hành chính mà không đóng phạt. Nhưng em của em lại lấy tên của em .
Hiện giờ em đang bị dính một cái tiền án về tội cướp giật, lúc đó không có một cơ quan tố tụng nào truy tố tội danh của em và cũng bị phạt tù. Em của em cũng vậy. Bây giờ em phải làm sao để xóa bỏ cái tiền án đó hộ khẩu thường trú của em là ở phường 2 quận 11 ?
Luật sư tư vấn thủ tục xóa án tích, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn! cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn pháp luật của chúng tôi, câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Trước hết bạn cần phân biệt được tiền án và tiền sự.
– Người có tiền án là người đã bị kết án và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án. Người được xóa án thì coi như chưa bị kết án.
– Người có tiền sự là người đã bị kỷ luật hành chính, xửa phạt vi phạm về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xửa phạt hành chính.
Em bạn gây rối trật tự, bị phạt hành chính mà không nộp phạt; Bạn trộm cắp tài sản tuy chưa bị truy tố trách nhiệm hình sự, không bị kết án. Như vậy là bạn là người có tiền sự chứ không phải là tiền án.
Tiền án – căn cứ phát sinh là bản án hình sự của Tòa án.
Tiền sự – căn cứ phát sinh là quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với tiền án, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
“Điều 70. Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.”
“Điều 71. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án
1. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này. Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người bị kết án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người bị kết án được Tòa án quyết định việc xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 07 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì Tòa án quyết định việc xóa án tích từ khi người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích.”
“Điều 72. Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt
Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.”
“Điều 73. Cách tính thời hạn để xóa án tích
1. Thời hạn để xóa án tích quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên.
2. Người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành.
3. Người bị kết án trong trường hợp phạm nhiều tội mà có tội thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích, có tội thuộc trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án thì căn cứ vào thời hạn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người đó.
4. Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt.”
Đối với tiền sự, Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 của Quốc hội quy định như sau:
“Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.”
Về việc kết hôn với người làm trong ngành công an: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không có quy định về việc người từng có tiền án, tiền sự thì không được kết hôn với người làm trong ngành công an, chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn thì bạn có quyền tự do kết hôn.
Những điều cần lưu ý: Tiền án, tiền sự sau một thời gian luật định sẽ được xóa. Được xóa thì được coi là chưa từng vi phạm. Luật Hôn nhân và gia đình không có quy định hạn chế kết hôn đối với người làm việc trong ngành công an.
Thưa luật sư, xin hỏi: Cháu là học sinh lớp 12. Cháu muốn học online. Cháu nhắn tin hỏi một bạn cháu thấy bình luận trên facebook. Cháu nhắn tin thống nhất với bạn ý cùng học một khóa học giá 3 triệu 600 nghìn. Hôm nay cháu vừa chuyển khoản thì người đó lấy lí do bị lừa. Cháu đòi trả lại tiền cho cháu thì người đó lấy lí do bị bố mẹ cấm, tiêu hết tiền rồi. Và chặn luôn nick facebook của cháu. Cháu mới phát hiện ra tên này bán hàng trên mạng. Và tài khoản ngân hàng của hắn giống y hệt như lúc nãy cháu lấy nick facebook khác nhắn tin hỏi mua hàng.
Vậy cho cháu hỏi bây giờ cháu có thể dùng biện pháp hình sự nào lấy lại được tiền hay báo với công an không ạ ?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 144 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015thì bạn có thể tố cáo hành vi lừa đảo đến cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận, huyện, nơi người đó cư trú, nếu không xác định được nơi cư trú của người đó, bạn có thể làm đơn tố cáo gửi Công an quận, huyện, nơi bạn cư trú. Trong đơn tố cáo, bạn cần trình bày rõ nội dung sự việc và gửi kèm các bằng chứng chứng minh nội dung tố cáo là có cơ sở (nội dung tin nhắn trên điện thoại, qua facebook, số điện thoại, địa chỉ facebook…).
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 triệu đồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành.
5, Có bị xử lý hình sự khi đã bị xử phạt hành chính trong quá khứ?
Chào luật sư, Tôi đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc năm 2016 !! Đến nay bị công an bắt cũng về hanh vi đánh bạc ! Số tiền lần này không đủ xử lý hình sự!! Vậy cho tôi hỏi lần này tôi có bị xử lý hình sự không ? Vì tôi đã có 01 tiền sự năm 2016! Hay là tiếp tục bị xử lý hành chính !
Điều 321. Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Nếu số tiền chưa đủ để xử lý hình sự thì bạn chỉ bị xử lý hình sự khi đã bị kết án về tội này hoặc tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc nhưng chưa được xóa án tích. Vì bạn mới chỉ bị xử phạt hành chính nên lần này tiếp tục bị xử phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
6, Con chưa thành niên tự ý mua điện thoại trả góp thì bố mẹ có phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ không?
Nếu như việc mua trả góp nhưng không trả được tiền của bạn không có thủ đoạn lừa dối hay trốn tránh nghĩa vụ hoặc có các dấu hiệu phạm tội khác thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc làm hợp đồng trả góp của bạn hoàn toàn thành thật, thông tin chính xác, việc không trả được tiền là vì lý do khác quan thì bạn chỉ chịu trách nhiệm dân sự trả tiền gốc, tiền lãi, tiền bồi thường với bên bán.
Còn nếu như việc con bạn lấy tên bạn để giao kết hợp đồng trả góp mua điện thoại mà không được sự đồng ý của bạn thì Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Điều 125. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:
a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.
Theo đó, giao dịch này không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ với bạn. Còn đối với con bạn cũng sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ bởi lẽ bên bán điện thoại phải biết về việc con bạn không có quyền đại diện tên bạn (thông qua ảnh chứng minh thư, nhận diện độ tuổi,…). Như vậy, rõ ràng bên bán điện thoại biết mà vẫn giao kết với con bạn nên sẽ không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Giao dịch này sẽ vô hiệu và 2 bên trả cho nhau những gì đã nhận. Tuy nhiên, con bạn cũng phải trả lại 1 chiếc điện thoại mới như ban đầu (không khác việc mua luôn chiếc điện thoại này).
Xem thêm: Điều Gì Xảy Ra Nếu Bạn Ăn Uranium Là Gì Xảy Ra Nếu Bạn Ăn Uranium?
Kết luận: bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bạn nên thỏa thuận hoàn trả nốt số tiền còn thiếu (có thể bao gồm cả lãi chậm trả) và lấy chiếc điện thoại đó.
7, Có án tích có được thi tốt nghiệp đại học không?
Thưa luật sư, xin hỏi: Con tên Thành sinh năm 1998. Lúc trước năm 2015, lúc đó học lớp 11: vì mê game và không có tiền chơi game và còn vì sự thiếu hiểu biết nên con đã có hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến hậu quả bị truy cứu trách nhiệm 18 tháng vì tội cướp tài sản (của 1 bạn cũng là học sinh như con). Con luôn nghĩ về sai lầm của mình nhưng mọi chuyện cũng qua rồi nên cũng cố mà sống trong dằn vặt. Rồi con quyết tâm làm lại cuộc đời. Sau đó con học lại ở 1 trường bổ túc và năm nay con cũng đã thi đỗ đại học. Nhưng con còn có điều rất băn khoăn: điều kiện để xét tốt nghiệp đại học “Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự “.Hồ sơ lý lịch trên trường của con thì không ghi gì cả. Giờ con băn khoăn là không biết nên học hay nên nghĩ nữa vì sợ không được xét tốt nghiệp. Mong luật sư tư vấn giúp con và mong luật sư hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của con để hiểu được khát vọng của con.
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:
Điều 70. Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.
Điều 71. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án
1. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này. Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người bị kết án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người bị kết án được Tòa án quyết định việc xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 07 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì Tòa án quyết định việc xóa án tích từ khi người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích.
Như vậy, bạn từng phạm tội Cướp tài sản thuộc chương XVI Các tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật Hình sự và đã bị phạt tù 18 tháng mà không phạm tội mới trong tời hạn 3 năm kể từ khi chấp hành xong bản án nên thuộc trường hợp được xóa án tích theo quyết định của Tòa án.
Thủ tục xin xóa án tích như sau:
Làm đơn, kèm các tài liệu như giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp; giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khỏan bồi thường, án phí, tiền phạt; giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Quận, Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp (theo mẫu quy định của ngành Công an), bản sao hộ khẩu; bản sao chứng minh nhân dân.
– Tòa án đã xét xử sơ thẩm là Tòa án có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận xóa án tích, hoặc ra Quyết định xóa án tích.
– Người xin xóa án tích nộp hồ sơ xin xóa án tích tại Tòa án đã xét xử sơ thẩm (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện).
– Người xin xóa án tích không phải nộp bất cứ khoản tiền lệ phí Tòa án nào (trừ trường hợp xin sao quyết định xóa án tích hoặc giấy chứng nhận xóa án tích).
Sau khi có quyết định xóa án tích của Tòa án, bạn sẽ được coi như không có tiền án và sẽ được xét tốt nghiệp bình thường. Do đó bạn nên nhanh chóng làm thủ tục xin xóa án tích để an tâm học tập và tốt nghiệp.
Mong luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp này. Tôi có ghi lô đề cho một vài người với giá trị là 5000 đồng 1 lần từ năm 2015 nhưng hiện nay đã chấm dứt. Hiện nay con tôi có ý định thi vào trường công an, vậy con tôi có bị ảnh hưởng bởi hành vi sai lầm của tôi trong quá khứ không? Mong sớm nhận được sự phản hồi của luật sư! Tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất: đối với hành vi ghi đề có giá trị 5 nghìn đồng thì đây là hành vi đánh bạc theo hình thức ghi lô đề.
Nếu đây là lần đầu bạn ghi lô đề, giá trị 5.000.000 đồng thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.”
Nếu bạn đã có nhiều lần mua số lô, số đề. Tại Điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 có quy định như sau:
“Điều 321. Tội đánh bạc
1.332 Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Do đó, căn cứ vào số tiền bạn đã mua số đề để xác định trách nhiệm pháp lý đối với bạn.
Thứ hai: Với hành vi đánh bạc trái phép của bạn có thể sẽ ảnh hưởng tới việc thi vào các trường công an của con bạn. Trước hết nếu muốn thi vào trường công an thì phải đáp ứng tiêu chuẩn tuyển sinh vào ngành quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BCA . Ngoài ra thì còn phải thẩm tra lý lịch ba đời phải đảm bảo các yếu tố sau:
– Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền
– Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.
– Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…
– Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.
– Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)
Nếu bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội đánh bạc theo quy định Bộ luật hình sự năm 2017, như vậy là bạn có tiền án. Để đảm bảo điều kiện cho con bạn thi vào công an thì bạn thực hiện thủ tục xóa án tích khi có đủ điều kiện xóa án tích theo quy định tại Điều 64 Bộ luật hình sự 1999 .
Nếu bạn bị xử phạt hành chính đối với hành vi mua số đề theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì như vậy bạn có tiền sự. Theo quy định Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sau 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính thì bạn sẽ được xóa tiền sự.
Khi đã xóa án tích hay xóa tiền sự thì nhân thân của bạn được xem là nhân thân tốt thì như vậy sẽ không còn ảnh hưởng đến con bạn nếu muốn thi vào trường công an. Tuy nhiên việc xác minh nhân thân của người thi vào trường công an còn phụ thuộc vào từng địa phương khác nhau do đó để biết chính xác về thông tin này, bạn nên tìm hiểu thêm quy định tại địa phương của bạn.
Trân trọng ./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty Luật Minh Khuê
Trả lời:
Người có tiền án là người đã bị kết án và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án. Người được xóa án tích thì coi như chưa bị kết án.
Trả lời:
Người có tiền sự là người đã bị kỷ luật hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính. Theo quy định, thời hạn xóa tiền sự là sau 1 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt.
Xem thêm: Tra Từ ‘ Stack Up Là Gì, Stack Up Nghĩa Là Gì Trong Tiếng Việt
Trả lời:
Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
+ 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
+ 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
+03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
+ 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Chuyên mục: Định Nghĩa