0 Bình luận / 3301 Lượt xem
Vải TC hay còn có tên gọi khác là vải Tixi hoặc cotton 35/65 là một loại vải tổng hợp được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như sản xuất trang phục may mặc hay các sản phẩm chăn ga gối đệm. Vậy vải TC là gì cũng như những đặc tính nổi trội mà nó mang lại như thế nào cho người sử dụng. Tất cả sẽ được làm sáng tỏ ở nội dung bài viết ngay sau đây.Bạn đang xem: Tc là gì
Nội dung chính
1 Vải TC là vải gì?2 Phân loại vải TC3 Đặc tính của vải TC4 Ứng dụng5 Cách vệ sinh và bảo quản
Vải TC là vải gì?
TC là một loại vải tổng hợp từ 2 chất liệu cotton và Polyester với tỉ lệ thành phần là 35% cotton và 65% Polyester.
Bạn đang xem: Tc là gì
Vì thành phần của vải TC bao gồm cotton và Polyester nên sản phẩm mang trên mình đầy đủ các tính chất của 2 loại vải cấu thành lên nó là sợi cotton và sợi Polyester.
Để phù hợp với nhu cầu sử dụng vải của người tiêu dùng, hiện nay vải TC còn có nhiều biến thể khác bằng cách thay đổi thành phần tổng hợp lên sợi tiêu biểu như vải TC 65/35 khi này hàm lượng vải cotton sẽ nhiều hơn cũng đồng nghĩa với việc giá thành sẽ cao hơn.
Cấu tạo
Thành phần vải TC là cotton và polyester nên nó mang trên mình đầy đủ những đặc tính nổi bật của vải cotton.
Ngoài ra trong vải này còn có một tỉ lệ nhất định sợi Spandex giúp vải co giãn cực tốt. Tùy theo tỉ lệ Spandex được thêm vào mà khả năng co giãn của loại vải này có thể 2 chiều hoặc 4 chiều.
Phân loại vải TC
Người ta thường phân loại vải TC dựa trên độ dày mỏng của chúng. Hiện nay chất liệu này phân chia thành 3 loại: TC dày, TC mỏng, TC 30 và TC 40. Trong đó:
TC dày
Loại vải này có chất lượng tốt nhất. Độ dày thể hiện ở trọng lượng của vải 1kg/2m2. Sự khác biệt duy nhất của vải TC dày là độ dày lớn hơn những loại khác kéo theo đó chất lượng sợi vải ngày càng được tăng lên.
Với độ dày và khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt, điều hòa thân nhiệt đúng chuẩn nên vải Tixi được ứng dụng để may quần áo, sản xuất chăn ga gối cao cấp.
TC mỏng
Trọng lượng nhẹ hơn TC dày ở mức 1kg/3m2. Thành phần vải TC mỏng vẫn bao gồm 65% Polyester và 35% cotton. Loại vải này rất phù hợp để may các sản phẩm dành cho thời tiết khí hậu nhiệt đới.
TC 30
Trọng lượng của vải TC 30 là 1kg/2m7-2m9. Bên cạnh đồ mềm mại thì chất liệu này vẫn có độ cứng của Polyester nên rất phùi hợp với các sản phẩm may mặc dùng cho nam giới.
Tỉ lệ thành phần trên vải TC vẫn là 35% cotton và 65% polyester.
TC 40
Dòng vải này sử dụng nguyên liệu cao cấp hơn so với những vải khác cùng loại. Bề mặt TC 40 mịn màng và cầm nhẹ tay hơn rất nhiều. Trọng lượng của vải TC 40 là 1kg/3m4.
Với đặc tính như vậy nên có không ít khách hàng đã nhầm lẫn Tixi 40 với chất liệu cotton 100%. Với độ mỏng tối ưu nên TC 40 có thể ứng dụng tạo thành rất nhiều sản phẩm khác nhau và dĩ nhiên được yêu thích đặc biệt trong mùa hè nóng nực.
Đặc tính của vải TC
Khả năng thấm hút
Vải TC truyền thống thừa hưởng khả năng thấm hút khá tốt từ chất liệu cotton. Hiện nay với việc cải thiện hàm lượng cotton trong vải TC thì chất lượng sợi vải cũng nâng lên đáng kể. Khả năng thấm hút của sợi vải này cũng phụ thuộc hoàn toàn vào tỉ lệ cotton.
Tính thẩm mỹ cao
Vì sự kết hợp giữa 2 chất liệu cao cấp nên vải TC vừa có độ mềm mịn của Cotton lại vừa có độ bóng khỏe của polyester. Với chất liệu vải này các nhà sản xuất có thể nhuộm nhiều loại màu sắc khác nhau trên bề mặt đem đến những sản phẩm với nhiều tùy chọn sắc màu – thể hiện những cá tính riêng biệt.
Xem thêm: Data Theft Là Gì ? (Từ Điển Anh (Identity Theft) Là Gì
Khắc phục nhược điểm của vải cotton
Đa số người tiêu dùng đều phàn nàn rằng sau mỗi lần giặt bề mặt vải cotton rất dễ bị xù và nhăn nheo bề mặt trông vô cùng mất thẩm mỹ.
Thế nhưng ở vải TC nhược điểm này đã hoàn toàn được khắc phục. Những sản phẩm làm từ chất liệu vải TC sau khi giặt không bị mất forrm dáng ban đầu, không hề bị nhăn. Chỉ số co ngót ở vai TC rất thấp nên chúng có thể dễ dàng được giặt sạch, duy trì độ bền màu tối ưu và tuổi thọ vô cùng cao.
Giá thành hợp lý
Vải TC có giá thành rẻ hơn hẳn so với chất liệu cotton truyền thống vì thế mà chất liệu này được ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm và được người dùng đón nhận tích cực.
Nhược điểm
Không thể phủ nhận những ưu điểm mà vải TC mang lại nhưng trên thực tế khả năng thấm hút và thoáng mát của loại vải này không thể hoàn hảo như sợi vải cotton 100%.
Nhận biết vải TC
Việc nhận biết vải TC vô cùng đơn giản. Khi đốt loại vải này cho ngọn lửa cháy rất yếu và lượng tro thường vón thành cục lớn.
Ứng dụng
Vải TC hiện nay được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
Sản xuất quần áo
Với ưu điểm đứng vải nên vải TC được sử dụng rất nhiều trong may quần áo thời trang đặc biệt là may áo font dành cho những người thường xuyên phải vận động nhiều như nhân viên quán ăn, các hoạt động picnic.
Sản xuất chăn ga gối đệm
Hiện nay vải TC được sử dụng khá phổ biến trong ngành sản xuất chăn ga gối đệm đặc biệt là sản xuất các loại vỏ ruột gối và vỏ ruột chăn.
Bằng việc sử dụng chất liệu TC làm vải bọc cho các ruột chăn, ruột gối đã giúp form dáng tự nhiên của sản phẩm được duy trì chứ không bị xẹp lún qua thời gian. Đặc biệt, TC còn có khả năng kháng bụi và kháng bụi bẩn vô cùng hiệu quả nên những sản phẩm này luôn đảm bảo có tuổi thọ kéo dài lâu nhất.
Cách vệ sinh và bảo quản
Cách tốt nhất để duy trì độ bền của vải TC là vệ sinh và bảo quản đúng cách trong suốt quá trình sử dụng. Khi dùng những sản phẩm từ chất liệu này, cần nắm rõ những quy tắc vệ sinh làm sạch như sau.
Sử dụng chất làm mềm vải
Hãy chuẩn bị 1 thau nước lạnh để ngâm sản phẩm sau đó đổ 1/4 cốc nước làm mềm vải vào đó và ngâm qua đêm. Sau đó giặt lại bằng nước sạch.
Việc làm này sẽ giúp sản phẩm chất liệu TC của bạn có độ bền tốt hơn.
Phân loại trước khi giặt
Các sản phẩm từ vải Tc cần phải giặt riêng với những chất liệu khác nên trước khi giặt cần thực hiện công tác phân loại.
Xem thêm: Phải Luôn ” Chân Cứng Đá Mềm Là Gì, Nghĩa Của Từ Chân Cứng Đá Mềm
Phơi và bảo quản
Bảo quản sản phẩm tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nấm mốc.
Tìm hiểu các chất liệu khác
Để hiểu về các chất liệu khác trong ngành may mặc và sản xuất chăn ga gối đệm, Đệm Xinh đã tổng hợp đầy đủ các chất liệu tại bảng sau:
Vải Ren | Vải Lanh | Vải Kaki |
Vải Kate | Vải Lụa | Vải Bamboo |
Vải Modal | Vải Satin | Vải Gấm |
Chất liệu Foam | Vải Jacquard | Vải Polyester |
Vải Tencel | Lông vũ | Vải Cotton |
Vải Đũi | Vải Jeans | Vải Nỉ |
Vải Voan | Vải TC | Vải Acrylic |
Vải Len | Vải Thô | Vải Thun |
Vải Spandex | Vải không dệt |
Tổng kết
Mong rằng với những chia sẻ về vải TC là gì trên đây đã giúp bạn hiểu rõ chất liệu này và an tâm sử dụng những sản phẩm làm từ chất liệu này.
Chuyên mục: Định Nghĩa