VĂN KIỆN
HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN TỚI THƯƠNG MẠI CỦA QUYỀNSỞ HỮU TRÍ TUỆ
(Kýngày 15.4.1994)
Danhmục các Điều
Phần I. Các điều khoảnchung và các nguyên tắc cơ bản
Điều 1 Cơ sở và phạm vi củacác nghĩa vụ
Điều 2 Các Công ướcvề sở hữu trí tuệ
Điều 3 Đãi ngộ quốc gia
Điều 4 Chế độ đãi ngộ tối huệquốc
Điều 5 Các thoả thuận đaphương về việc đạt được hoặc duy trì hiệu lực bảo hộ
Điều 6 Trạng thái đã khaithác hết
Điều 7 Mục tiêu
Điều 8 Nguyên tắc
Phần II. Các tiêu chuẩnliên quan đến khả năng đạt được, phạm vi
và việc sử dụng cácquyền sở hữu trí tuệ
Mục 1 Bản quyền và cácquyền có liên quan
Điều 9 Mối quan hệ với Công ướcBerne
Điều10 Các chương trìnhmáy tính và các bộ sưu tập dữ liệu
Điều 11 Quyền cho thuê
Điều12 Thời hạn bảo hộ
Điều13 Hạn chế và ngoạilệ
Điều14 Bảo hộ những ngườibiểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát thanh, truyền hình
Mục 2: Nhãn hiệu hàng hoá
Điều15 Đối tượng có khảnăng bảo hộ
Điều16 Các quyền được cấp
Điều17 Ngoại lệ
Điều18 Thời hạn bảo hộ
Điều19 Yêu cầu sử dụng
Điều20 Các yêu cầu khác
Điều21 Cấp li-xăng (chuyểngiao quyền sử dụng) và chuyển nhượng quyền sở hữu
Mục 3: Chỉ dẫn địa lý
Điều22 Bảo hộ chỉ dẫn địalý
Điều23 Bảo hộ bổ sung đốivới các chỉ dẫn địa lý dùng cho rượu vang và rượu mạnh.
Bạn đang xem: Trips là gì
Điều24 Đàm phán quốc tế,Ngoại lệ
Mục 4: Kiểu dáng công nghiệp
Điều25 Các yêu cầu bảohộ
Điều26 Bảo hộ
Mục 5: Patent
Điều27 Đối tượng có khảnăng được cấp Patent
Điều28 Các quyền được cấp
Điều29 Điều kiện đối vớingười nộp đơn xin cấp patent
Điều30 Ngoại lệ đối vớicác quyền được cấp
Điều31 Các hình thức sửdụng khác không được phép của người nắm giữ quyền
Điều32 Huỷ bỏ/Đình chỉ
Điều33 Thời hạn bảo hộ
Điều34 Các sáng chế quytrình: nghĩa vụ dẫn chứng
Mục 6: Thiết kế bố trí(topograph) mạch tích hợp
Điều35 Mối quan hệ vớiHiệp ước IPIC
Điều36 Phạm vi bảo hộ
Điều 37 Các hành vi không cầnphải có phép của người nắm giữ quyền
Điều38 Thời hạn bảo hộ
Mục 7: Bảo hộ thông tin bí mật
Điều 39
Mục 8: Khống chế các hoạt độngchống cạnh tranh trong các hợp đồng li-xăng
Điều 40
Phần III. Thực thi quyền sởhữu trí tuệ
Mục 1: Các nghĩa vụ chung
Điều 41
Mục 2: Các thủ tục và các biệnpháp chế tài dân sự và hành chính
Điều42 Các thủ tục đúngđắn và công bằng
Điều43 Chứng cứ
Điều44 Lệnh của toà án
Điều45 Đền bù thiệt hại
Điều46 Các biện pháp chếtài khác
Điều47 Quyền được thôngtin
Điều48 Bồi thường chobên bị
Điều49 Các thủ tục hànhchính
Mục 3: Các biện pháp tạm thời
Điều 50
Mục 4: Các yêu cầu đặc biệtliên quan đến các biện pháp kiểm soát biên giới
Điều51 Đình chỉ thôngquan tại các Cơ quan hải quan
Điều52 Đơn
Điều53 Khoản bảo đảm hoặcbảo chứng tương đương
Điều54 Thông báo về việcđình chỉ
Điều55 Thời hạn đình chỉ
Điều56 Bồi thường chongười nhập khẩu và chủ sở hữu hàng hoá
Điều 57Quyền kiểm tra và thông tin
Điều58 Hành động mặcnhiên
Điều59 Các biện pháp chếtài
Điều60 Nhập khẩu với sốlượng nhỏ
Mục 5: Các thủ tục hình sự
Điều 61
Phần IV. Các thủ tục để đạtđược và duy trì các quyền sở hữu trí tuệ,
và thủ tục liên quantheo yêu cầu của các bên liên quan
Điều 62
Phần V. Ngăn ngừa và giảiquyết tranh chấp
Điều63 Tính minh bạch
Điều64 Giải quyết tranhchấp
Phần VI.Các điều khoảnchuyển tiếp
Điều65 Các điều khoảnchuyển tiếp
Điều66 Những Thành viênlà nước kém phát triển
Điều67 Hợp tác kỹ thuật
Phần VII. Các quy định vềcơ chế; điều khoản cuối cùng
Điều68 Hội đồng về nhữngvấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
Điều69 Hợp tác quốc tế
Điều70 Bảo hộ các đốitượng đang tồn tại
Điều71 Xem xét lại và sửađổi
Điều 72 Bảo lưu
Điều73 Những ngoại lệ vềan ninh
Các thành viên,
Với mongmuốn giảm bớt những lệch lạc và những trở ngại trong hoạt động thương mạiquốc tế, lưu ý tới sự cần thiết phải thúc đẩy việc bảo hộ một cách có hiệu quảvà toàn diện các quyền sở hữu trí tuệ, và bảo đảm rằng các biện pháp và thủ tụcthực thi các quyền sở hữu trí tuệ không trở thành rào cản đối với hoạt độngthương mại hợp pháp;
Thừa nhậnrằng để đạt được mục tiêu nói trên cần phải có các quy định và nguyên tắc mớiliên quan đến:
a)khả năng áp dụng các nguyên tắc cơ bản của GATT 1994 và của các Thoả ước,Công ước quốc tế thích hợp về sở hữu trí tuệ;
b)việc quy định các tiêu chuẩn và nguyên tắc đầy đủ liên quan đến khả năngđạt được, phạm vi và việc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thươngmại;
c)việc quy định các biện pháp hữu hiệu và phù hợp nhằm thực thi các quyềnsở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại, có tính đến sự khác biệt giữa các hệthống pháp luật quốc gia;
d)việc quy định các thủ tục hữu hiệu và nhanh chóng nhằm ngăn ngừa và giảiquyết đa phương các tranh chấp giữa các chính phủ; và
e)các quy định chuyển tiếp nhằm đạt được sự tham gia đầy đủ nhất vào kếtquả của các cuộc đàm phán;
Thừa nhậnsự cần thiết phải có một cơ cấu đa phương các nguyên tắc, quy tắc và trật tự nhằmxử lý hoạt động thương mại quốc tế liên quan đến hàng giả;
Thừa nhậnrằng các quyền sở hữu trí tuệ là các quyền tư hữu;
Thừa nhậnnhững mục tiêu sách lược xã hội cơ bản của các hệ thống quốc gia về việc bảo hộsở hữu trí tuệ, trong đó có các mục tiêu phát triển và công nghệ;
Thừa nhậncả những nhu cầu đặc biệt của những Thành viên là nước kém phát triển đối với sựlinh hoạt tối đa trong việc áp dụng trong nước các luật và các quy định để chocác nước đó có thể tạo ra một nền tảng công nghệ bền vững và có khả năng pháttriển;
Nhấn mạnhtầm quan trọng của việc giảm bớt sự căng thẳng bằng cách đưa ra những cam kết đủmạnh để giải quyết các tranh chấp về các vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan đếnthương mại thông qua các thủ tục đa phương;
Với mongmuốn thiết lập mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa WTO và Tổ chức Sở hữu trítuệ Thế giới (trong Hiệp định này được gọi là “WIPO”) cũng như các tổchức quốc tế liên quan khác;
Thoả thuậnnhư sau:
Phần I
Các điều khoản chung và các nguyên tắc cơ bản
Điều 1
Cơ sở và phạm vi của các nghĩa vụ
1.Các Thành viên phải thi hành các điều khoản của Hiệp định này. Các Thànhviên có thể, nhưng không bị bắt buộc, áp dụng trong luật của mình việc bảo hộ mạnhhơn so với các yêu cầu của Hiệp định này, miễn là việc bảo hộ đó không trái vớicác điều khoản của Hiệp định này. Các Thành viên sẽ tự do quyết định phươngpháp thích hợp nhằm thi hành các điều khoản của Hiệp định này trong hệ thốngpháp luật và thực tiễn của mình.
2.Nhằm các mục tiêu của Hiệp định này, thuật ngữ “sở hữu trí tuệ”có nghĩa là tất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ nêu tại các mục từ mục 1 đến mục7 của Phần II.
3. Các Thành viên phải chấp nhận cách đối xử được quyđịnh trong Hiệp định này đối với các công dân của các Thành viên khác. . Đốivới từng loại quyền sở hữu trí tuệ tương ứng, các công dân của các Thành viênkhác được hiểu là những thể nhân và pháp nhân nào đáp ứng các điều kiện để nhậnđược sự bảo hộ quy định trong Công ước Paris (1967), Công ước Berne (1971),Công ước Rome, Hiệp ước về sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp, như thể tất cảcác Thành viên của WTO đều là Thành viên của các Công ước, Hiệp ước đó.. Bất kỳ Thành viên nào sử dụng khả năng quy định trong khoản 3 Điều 5 hoặc khoản2 Điều 6 Công ước Rome đều phải thông báo như đã nêu trong các điều khoản nóitrên cho Hội đồng về những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trítuệ (“Hội đồng TRIPS”).
Điều 2
Các Công ước về sở hữu trí tuệ
1.Đối với các phần II, III, và IV của Hiệp định này, các Thành viên phảituân theo các Điều từ Điều 1 đến Điều 12 và Điều 19 của Công ước Paris (1967).
2.Không một quy định nào trong các phần từ phần I đến phần IV của Hiệp địnhnày làm ảnh hưởng đến các nghĩa vụ đang tồn tại mà các Thành viên có thể có đốivới nhau theo Công ước Paris, Công ước Berne, Công ước Rome và Hiệp ước về sở hữutrí tuệ đối với mạch tích hợp.
Điều 3
Đãi ngộ quốc gia
1.Mỗi Thành viên phải chấp nhận cho các công dân của các Thành viên khác sựđối xử không kém thiện chí hơn so với sự đối xử của Thành viên đó đối với côngdân của mình trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, trong đó có lưu ýtới các ngoại lệ đã được quy định tương ứng trong Công ước Paris (1967), Công ướcBerne (1971), Công ước Rome và Hiệp ước về sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp.Đối với những người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phátthanh truyền hình, nghĩa vụ này chỉ áp dụng với các quyền được quy định theo Hiệpđịnh này. Bất kỳ Thành viên nào sử dụng các quy định tại Điều 6 Công ước Bernevà khoản 1(b) Điều 16 Công ước Rome cũng phải thông báo như đã nêu trong các điềukhoản nói trên cho Hội đồng TRIPS.
2.Các Thành viên chỉ có thể sử dụng các ngoại lệ nêu tại khoản 1 liên quanđến các thủ tục xét xử và hành chính, kể cả việc chỉ định địa chỉ dịch vụ hoặcbổ nhiệm đại diện trong phạm vi quyền hạn của một Thành viên, nếu những ngoại lệđó là cần thiết để bảo đảm thi hành đúng các luật và quy định không trái vớicác quy định của Hiệp định này và nếu cách tiến hành các hoạt động đó không làmột sự hạn chế trá hình hoạt động thương mại.
Điều 4
Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc
Đối với việcbảo hộ sở hữu trí tuệ, bất kỳ một sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễntrừ nào được một Thành viên dành cho công dân của bất kỳ nước nào khác cũng phảiđược lập tức và vô điều kiện dành cho công dân của tất cả các Thành viên khác.Được miễn nghĩa vụ này bất kỳ sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừnào mà một Thành viên dành cho nước khác:
a)trên cơ sở các thoả ước quốc tế về việc giúp đỡ trong tố tụng hoặc thựcthi luật theo nghĩa tổng quát chứ không giới hạn riêng biệt về bảo hộ sở hữutrí tuệ;
b)phù hợp với các quy định của Công ước Berne (1971) hoặc Công ước Rome,theo đó sự đãi ngộ không phải là đãi ngộ quốc gia mà là sự đãi ngộ áp dụng tạimột nước khác;
c)đối với các quyền của những người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âmvà các tổ chức phát thanh truyền hình không phải do Hiệp định này quy định;
d) trên cơ sởcác thoả ước quốc tế liên quan đến việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đã có hiệu lựctrước khi Hiệp định WTO có hiệu lực, với điều kiện là các thoả ước đó đượcthông báo cho Hội đồng TRIPS và không tạo nên sự phân biệt đối xử tuỳ tiện hoặcbất hợp lý đối với công dân của các Thành viên khác.
Điều 5
Các thoả thuận đa phương về việc đạt được hoặc duy trì hiệulực bảo hộ
Các nghĩa vụquy định tại các Điều 3 và 4 không áp dụng cho các thủ tục quy định trong cácThoả ước đa phương được ký kết dưới sự bảo trợ của WIPO liên quan đến việc đạtđược và duy trì các quyền sở hữu trí tuệ.
Điều 6
Trạng thái đã khai thác hết
Nhằm mục đíchgiải quyết tranh chấp theo Hiệp định này, phù hợp với quy định của các Điều 3và 4, không được sử dụng một quy định nào trong Hiệp định này để đề cập đến trạngthái đã khai thác hết của quyền sở hữu trí tuệ.
Điều 7
Mục tiêu
Việc bảo hộvà thực thi các quyền sở hữu trí tuệ phải góp phần thúc đẩy việc cải tiến, chuyểngiao và phổ biến công nghệ, góp phần đem lại lợi ích chung cho người tạo ra vàngười sử dụng kiến thức công nghệ, đem lại lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế,và tạo sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ.
Điều 8
Nguyên tắc
1.Trong việc ban hành hoặc sửa đổi các luật và quy định pháp luật củamình, các Thành viên có thể thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm vấn đềy tế và dinh dưỡng cho nhân dân, và thúc đẩy lợi ích công cộng trong những lĩnhvực có tầm quan trọng sống còn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và côngnghệ của mình, với điều kiện là các biện pháp đó không được trái với các quy địnhcủa Hiệp định này.
2.Có thể cần đến những biện pháp phù hợp, miễn là không trái với các quy địnhcủa Hiệp định này, để ngăn ngừa sự lạm dụng các quyền sở hữu trí tuệ bởi nhữngngười nắm quyền hoặc ngăn chặn các hành vi gây cản trở hoạt động thương mại mộtcách bất hợp lý hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chuyển giao công nghệ quốc tế.
Phần II
Các tiêu chuẩn liên quan đến khả năng đạt được, phạm vivà việc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ
Mục 1
Bản quyền và các quyền có liên quan
Điều 9
Mối quan hệ với Công ước Berne
1.Các Thành viên phải tuân thủ các Điều từ Điều 1 đến Điều 21 và Phụ lục củaCông ước Berne (1971). Tuy nhiên, các Thành viên không có các quyền và nghĩa vụtheo Hiệp định này đối với các quyền được cấp theo hoặc phát sinh trên cơ sở Điều6bis của Công ước đó.
2.Phạm vi bảo hộ bản quyền bao gồm sự thể hiện, và không bao gồm các ý đồ,trình tự, phương pháp tính hoặc các khái niệm toán học.
Điều 10
Các chương trình máytính và các bộ sưu tập dữ liệu
1.Các chương trình máy tính, dù dưới dạng mã nguồn hay mã máy, đều phải đượcbảo hộ như tác phẩm văn học theo Công ước Berne (1971).
2.Các bộ sưu tập dữ liệu hoặc tư liệu khác, dù dưới dạng đọc được bằng máyhay dưới dạng khác, mà việc tuyển chọn hoặc sắp xếp nội dung chính là thành quảcủa hoạt động trí tuệ đều phải được bảo hộ. Việc bảo hộ nói trên, với phạm vikhông bao hàm chính các dữ liệu hoặc tư liệu đó, không được làm ảnh hưởng tới bảnquyền đang tồn tại đối với chính dữ liệu hoặc tư liệu đó.
Điều 11
Quyền cho thuê
ít nhất là đốivới chương trình máy tính và tác phẩm điện ảnh, mỗi Thành viên phải dành chocác tác giả và người thừa kế hợp pháp của họ quyền cho phép hoặc cấm việc chocông chúng thuê bản gốc hoặc bản sao các tác phẩm bản quyền của họ nhằm mụcđích thương mại. Thành viên sẽ được miễn nghĩa vụ này đối với tác phẩm điện ảnh,nếu hoạt động cho thuê như vậy không dẫn đến tình trạng sao chép rộng rãi cáctác phẩm đó, khiến cho độc quyền sao chép dành cho các tác giả và những ngườithừa kế hợp pháp của họ ở nước Thành viên đó bị suy giảm về giá trị vật chất.Liên quan đến chương trình máy tính, nghĩa vụ này không áp dụng đối với hoạt độngcho thuê nếu bản thân chương trình đó không phải là đối tượng chủ yếu để chothuê.
Điều 12
Thời hạn bảo hộ
Trừ tác phẩm nhiếpảnh và tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, nếu thời hạn bảo hộ tác phẩm không đượctính theo đời người, thời hạn đó không được dưới 50 năm kể từ khi kết thúc nămdương lịch mà tác phẩm được công bố một cách hợp pháp, hoặc 50 năm tính từ khikết thúc năm dương lịch mà tác phẩm được tạo ra nếu tác phẩm không được công bốmột cách hợp pháp trong vòng 50 năm từ ngày tạo ra tác phẩm.
Điều13
Hạn chế và ngoại lệ
Các Thànhviên phải giới hạn những hạn chế và ngoại lệ đối với các độc quyền trong nhữngtrường hợp đặc biệt nhất định, không mâu thuẫn với việc khai thác bình thường mộttác phẩm và không làm tổn hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của ngườinắm quyền.
Điều 14
Bảo hộ những người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âmvà các tổ chức phát thanh, truyền hình
1.Đối với việc ghi âm chương trình biểu diễn, những người biểu diễn phảiđược ngăn cấm các hành vi sau đây nếu thực hiện mà không được họ cho phép: ghiâm lần đầu buổi biểu diễn và sao chép bản ghi đó. Những người biểu diễn cũng phảiđược ngăn cấm những hành vi sau đây nếu thực hiện mà không được họ cho phép:phát qua phương tiện vô tuyến và truyền cho công chúng buổi biểu diễn trực tiếpcủa họ.
2.Những người sản xuất bản ghi âm phải có quyền cho phép hoặc cấm việc saochép trực tiếp hoặc gián tiếp các bản ghi âm của họ.
3.Các tổ chức phát thanh truyền hình phải có quyền cấm các hành vi sau đâynếu thực hiện mà không được họ cho phép: ghi, sao chép bản ghi và phát lại quaphương tiện vô tuyến chương trình, cũng như truyền hình cho công chúng cácchương trình. Những Thành viên nào không dành các quyền đó cho các tổ chức phátthanh truyền hình đều phải dành cho chủ bản quyền của các đối tượng trongchương trình phát thanh truyền hình khả năng ngăn cấm các hành vi trên, phù hợpvới các quy định của Công ước Berne (1971).
4.Quy định tại Điều 11 đối với chương trình máy tính phải được áp dụng, vớinhững sửa đổi thích hợp, cho những người sản xuất bản ghi âm và bất kỳ người nắmgiữ quyền nào khác đối với bản ghi âm theo quy định trong luật quốc gia của mỗiThành viên. Vào ngày 14.4.1994, Thành viên nào đang áp dụng hệ thống quy định vềtiền thù lao hợp lý cho những người nắm giữ quyền cho thuê bản ghi âm đều có thểduy trì hệ thống đó, với điều kiện là việc cho thuê bản ghi âm nhằm mục đíchthương mại không làm cho độc quyền sao chép của người nắm quyền bị suy giảm vềgiá trị vật chất.
5.Thời hạn bảo hộ theo Hiệp định này đối với những người biểu diễn và sản xuấtbản ghi âm phải kéo dài ít nhất là đến hết thời hạn 50 năm tính từ khi kết thúcnăm dương lịch mà việc ghi âm hoặc buổi biểu diễn được tiến hành. Thời hạn bảohộ theo khoản 3 trên đây phải kéo dài ít nhất là 20 năm tính từ khi kết thúcnăm dương lịch mà chương trình phát thanh truyền hình được thực hiện.
6.Liên quan đến các quyền nêu tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 3 trên, bấtkỳ Thành viên nào cũng có thể quy định các điều kiện, các hạn chế, các ngoại lệvà các bảo lưu trong phạm vi cho phép của Công ước Rome. Tuy nhiên, quy định tạiĐiều 18 Công ước Berne (1971) cũng phải được áp dụng, với những sửa đổi thích hợp,cho quyền đối với bản ghi âm của người biểu diễn và người sản xuất bản ghi âm.
Mục 2
Nhãn hiệu hàng hoá
Điều 15
Đối tượng có khả năng bảo hộ
1.Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệthàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của cácdoanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hoá. Các dấu hiệu đó, đặc biệtlà các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình hoạ và tổ hợpcác mầu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng đượcđăng ký là nhãn hiệu hàng hoá. Trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khảnăng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ tương ứng, các Thành viên có thể quy địnhrằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được thông qua việcsử dụng. Các Thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký là các dấuhiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được.
2.Khoản 1 trên đây không có nghĩa là cấm các Thành viên từ chối đăng kýnhãn hiệu hàng hoá dựa vào những căn cứ khác, miễn là những căn cứ khác đókhông trái với quy định của Công ước Paris (1967).
3.Các Thành viên có thể quy định khả năng được đăng ký phụ thuộc vào việcsử dụng. Tuy nhiên, không được coi việc sử dụng thực sự nhãn hiệu hàng hoá là điềukiện để nộp đơn đăng ký. Không được từ chối đơn đăng ký với lý do duy nhất là dựđịnh sử dụng không được thực hiện trước khi kết thúc thời hạn 3 năm kể từ ngàynộp đơn.
4.Bản chất của hàng hoá hoặc dịch vụ sẽ mang nhãn hiệu hàng hoá không ảnhhưởng tới khả năng được đăng ký của nhãn hiệu hàng hoá đó.
5.Các Thành viên phải công bố từng nhãn hiệu hàng hoá trước khi hoặc ngaysau khi nhãn hiệu được đăng ký và phải dành cơ hội hợp lý cho việc nộp đơn yêucầu huỷ bỏ việc đăng ký đó. Ngoài ra, các Thành viên có thể quy định cơ hội đểđược phản đối việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.
Điều 16
Các quyền được cấp
1.Chủ sở hữu một nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký phải có độc quyền ngăn cấmnhững người không được phép của mình sử dụng trong hoạt động thương mại các dấuhiệu trùng hoặc tương tự cho hàng hoá hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhữnghàng hoá hoặc dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng nhưvậy có nguy cơ gây nhầm lẫn. Việc sử dụng cùng một dấu hiệu cho cùng một loạihàng hoá hoặc dịch vụ phải bị coi là có nguy cơ gây nhầm lẫn. Các quyền nêutrên sẽ không làm tổn hại đến bất kỳ quyền nào tồn tại trước, cũng không cản trởcác Thành viên cấp các quyền trên cơ sở sử dụng.
2.Điều 6bis Công ước Paris (1967) phải được áp dụng , với nhữngsửa đổi thích hợp, đối với các dịch vụ. Để xác định một nhãn hiệu hàng hoá có nổitiếng hay không, phải xem xét danh tiếng của nhãn hiệu hàng hoá đó trong bộ phậncông chúng có liên quan, kể cả danh tiếng tại nước Thành viên tương ứng đạt đượcnhờ hoạt động quảng cáo nhãn hiệu hàng hoá đó.
3.Điều 6bis Công ước Paris (1967) phải được áp dụng, với nhữngsửa đổi thích hợp, đối với những hàng hoá hoặc dịch vụ không tương tự với nhữnghàng hoá hoặc dịch vụ được đăng ký kèm theo một nhãn hiệu hàng hoá, với điều kiệnlà việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đó cho những hàng hoá hoặc dịch vụ nói trêncó khả năng làm người ta hiểu rằng có sự liên quan giữa những hàng hoá hoặc dịchvụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký và với điều kiện là lợi íchcủa chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký có nguy cơ bị việc sử dụng nóitrên gây tổn hại.
Điều 17
Ngoại lệ
Các Thành viêncó thể quy định một số ngoại lệ nhất định đối với các quyền được cấp liên quanđến một nhãn hiệu hàng hoá, chẳng hạn như việc sử dụng với mục đích lành mạnhcác thuật ngữ mang tính chất mô tả, với điều kiện là những ngoại lệ đó khônglàm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá và của cácbên thứ ba.
Điều 18
Thời hạn bảo hộ
Đăng ký lần đầuvà mỗi lần gia hạn đăng ký một nhãn hiệu hàng hoá phải có thời hạn hiệu lựckhông dưới 7 năm. Hiệu lực đăng ký một nhãn hiệu hàng hoá phải có khả năng đượcgia hạn không giới hạn số lần gia hạn.
Điều 19
Yêu cầu sử dụng
1.Nếu việc sử dụng là điều kiện để duy trì hiệu lực đăng ký thì đăng ký chỉcó thể bị đình chỉ hiệu lực sau một thời gian liên tục, ít nhất là 3 năm, khôngsử dụng, và chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá không nêu được những lý do chính đángcản trở việc sử dụng. Những điều kiện khách quan gây trở ngại cho việc sử dụngnhãn hiệu hàng hoá, như việc hạn chế nhập khẩu hoặc các yêu cầu khác của Chínhphủ đối với hàng hoá hoặc dịch vụ được bảo hộ thông qua nhãn hiệu hàng hoá đó,phải được coi là lý do chính đáng đối với việc không sử dụng.
2.Việc một người khác sử dụng nhãn hiệu hàng hoá dưới sự kiểm soát của chủsở hữu nhãn hiệu hàng hoá phải được công nhận là sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đónhằm duy trì hiệu lực đăng ký.
Điều 20
Các yêu cầu khác
Không đượcđưa ra các yêu cầu đặc biệt gây cản trở một cách bất hợp lý đến việc sử dụngnhãn hiệu hàng hoá trong hoạt động thương mại, chẳng hạn như yêu cầu sử dụng kếthợp với một nhãn hiệu hàng hoá khác, sử dụng dưới hình thức đặc biệt hoặc sử dụngtheo một cách nào đó làm hại đến khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của mộtdoanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Điều nàykhông loại trừ yêu cầu buộc nhãn hiệu hàng hoá dùng để chỉ dẫn doanh nghiệp sảnxuất hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ phải được sử dụng đồng thời với, nhưngkhông nhất thiết phải gắn liền với, nhãn hiệu hàng hoá dùng để phân biệt từnghàng hoá hoặc dịch vụ cụ thể của doanh nghiệp đó.
Điều 21
Cấp li-xăng (chuyển giao quyền sử dụng) và chuyển nhượngquyền sở hữu
Các Thànhviên có thể quy định các điều kiện cấp li-xăng (chuyển giao quyền sử dụng) vàchuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá, trong đó không được quy định việccấp li-xăng không tự nguyện đối với nhãn hiệu hàng hoá và chủ sở hữu nhãn hiệuhàng hoá đã đăng ký phải có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoácó hoặc không kèm theo việc chuyển nhượng cơ sở kinh doanh có nhãn hiệu hànghoá đó.
Mục 3
Chỉ dẫn địa lý
Điều 22
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý
1.Trong Hiệp định này chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hoá bắt nguồntừ lãnh thổ của một Thành viên hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổđó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyếtđịnh.
Xem thêm: Tập Thể Dục Là Gì – Tập Thể Dục / Fitness
2.Liên quan đến chỉ dẫn địa lý, các Thành viên phải quy định những biệnpháp pháp lý để các bên liên quan ngăn ngừa:
a) việc sử dụngbất kỳ phương tiện nào để gọi tên hoặc giới thiệu hàng hoá nhằm chỉ dẫn hoặc gợiý rằng hàng hoá đó bắt nguồn từ một khu vực địa lý khác với xuất xứ thực, vớicách thức lừa dối công chúng về xuất xứ địa lý của hàng hoá;
b) bất kỳhành vi sử dụng nào cấu thành một hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo ýnghĩa của Điều 10bis Công ước Paris (1967).
3.Mỗi Thành viên phải, mặc nhiên nếu pháp luật quốc gia cho phép như vậyhoặc theo yêu cầu của bên liên quan, từ chối hoặc huỷ bỏ hiệu lực đăng ký nhãnhiệu hàng hoá có chứa hoặc được cấu thành bằng một chỉ dẫn địa lý dùng cho hànghoá không bắt nguồn từ lãnh thổ tương ứng, nếu việc sử dụng chỉ dẫn đó trênnhãn hiệu hàng hoá cho những hàng hoá như vậy tại nước Thành viên đó khiến côngchúng hiểu sai về xuất xứ thực.
4.Quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 trên đây phải được áp dụngđối với cả các chỉ dẫn địa lý mặc dù đúng theo nghĩa đen về lãnh thổ, khu vựchoặc địa phương là nơi xuất xứ của hàng hoá, nhưng lại làm công chúng hiểu làhàng hoá đó bắt nguồn từ lãnh thổ khác.
Điều 23
Bảo hộ bổ sung đối với các chỉ dẫn địa lý dùng cho rượuvang và rượu mạnh
1.Mỗi Thành viên phải quy định những biện pháp pháp lý để các bên liênquan ngăn ngừa việc sử dụng một chỉ dẫn địa lý của các rượu vang cho những loạirượu vang không bắt nguồn từ lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó hoặc sử dụngchỉ dẫn địa lý của rượu mạnh cho những loại rượu mạnh không bắt nguồn từ lãnhthổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về xuất xứthật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch hoặc được sửdụng kèm theo các từ như “loại”, “kiểu”, “dạng”,”phỏng theo” hoặc những từ tương tự như vậy.
2.Việc đăng ký một nhãn hiệu hàng hoá dùng cho rượu vang, có chứa hoặc đượccấu thành bằng chỉ dẫn địa lý của rượu vang, hoặc nhãn hiệu hàng hoá dùng chorượu mạnh, có chứa hoặc được cấu thành bằng chỉ dẫn địa lý của rượu mạnh phải bịtừ chối hoặc bị huỷ bỏ hiệu lực, một cách mặc nhiên nếu pháp luật quốc gia củaThành viên cho phép như vậy, hoặc theo yêu cầu của bên liên quan, đối với nhữngloại rượu vang hoặc rượu mạnh không có xuất xứ tương ứng.
3.Mỗi chỉ dẫn địa lý trong số các chỉ dẫn địa lý đồng âm dùng cho rượuvang đều được bảo hộ phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 22. Mỗi Thành viên phảixác định các điều kiện thực tế để các chỉ dẫn đồng âm được phân biệt với nhautrong đó phải bảo đảm đối xử công bằng với các nhà sản xuất và bảo đảm để ngườitiêu dùng không bị lừa dối.
4.Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo hộ các chỉ dẫn địa lý dùng chorượu vang, Hội đồng TRIPS phải tiến hành các cuộc đàm phán về việc thành lập mộthệ thống đa phương để thông báo và đăng ký các chỉ dẫn địa lý dùng cho rượuvang cần được bảo hộ tại các nước Thành viên tham gia hệ thống đó.
Điều 24
Đàm phán quốc tế, Ngoại lệ
1.Các Thành viên thoả thuận sẽ tham gia các cuộc đàm phán nhằm tăng cườngviệc bảo hộ từng chỉ dẫn địa lý cụ thể theo Điều 23. Không Thành viên nào đượcsử dụng các quy định tại các khoản từ 4 đến 8 sau đây để từ chối tham gia đàmphán hoặc ký kết các thoả thuận song phương hoặc đa phương. Trong các cuộc đàmphán đó, các Thành viên phải có thiện chí xem xét khả năng tiếp tục áp dụng cácquy định nói trên đối với từng chỉ dẫn địa lý cụ thể mà việc sử dụng các chỉ dẫnđó là nội dung đàm phán.
2.Hội đồng TRIPS phải thường xuyên xem xét lại việc áp dụng quy định của Mụcnày; lần xem xét lại thứ nhất phải được thực hiện trong vòng 2 năm từ khi Hiệpđịnh WTO có hiệu lực. Bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩavụ theo các quy định đó đều có thể được Hội đồng xem xét. Theo yêu cầu của mộtThành viên, Hội đồng phải trao đổi ý kiến với một hay nhiều Thành viên bất kỳnào khác về vấn đề không thể có giải pháp thoả đáng thông qua những cuộc thươnglượng song phương hoặc đa phương giữa các Thành viên liên quan. Hội đồng phảitiến hành các hoạt động theo thoả thuận có thể có giữa các Thành viên nhằm tạothuận lợi cho việc thực hiện và đẩy mạnh các mục tiêu của Mục này.
3.Để thi hành Mục này, không một Thành viên nào được giảm nhẹ việc bảo hộchỉ dẫn địa lý đã tồn tại trong nước ngay trước thời điểm Hiệp định WTO bắt đầucó hiệu lực.
5.Đối với nhãn hiệu hàng hoá đã được nộp đơn đăng ký hoặc đã được đăng kýmột cách có thiện ý hoặc đối với các quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá đạt đượcthông qua việc sử dụng có thiện ý thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
a) trước thờiđiểm thi hành các quy định này ở nước Thành viên đó như quy định tại Phần VI dướiđây; hoặc
b) trước khichỉ dẫn địa lý liên quan được bảo hộ ở nước xuất xứ;
Các biện phápđược áp dụng để thi hành quy định của Mục này không được làm ảnh hưởng đến khảnăng được đăng ký hoặc hiệu lực đăng ký của nhãn hiệu hàng hoá, hoặc quyền sử dụngnhãn hiệu hàng hoá, với lý do nhãn hiệu hàng hoá nói trên trùng hoặc tương tự vớichỉ dẫn địa lý.
6.Không một quy định nào trong Mục này buộc mỗi Thành viên phải áp dụngcác quy định của mình cho một chỉ dẫn địa lý của bất cứ một Thành viên nào khácdùng cho hàng hoá hoặc dịch vụ nếu chỉ dẫn đó trùng với thuật ngữ mà theo ngônngữ phổ thông trong lãnh thổ của Thành viên đó có nghĩa là tên gọi thông thườngcủa hàng hoá hoặc dịch vụ đó. Không một quy định nào trong Phần này buộc mỗiThành viên phải áp dụng các quy định của mình cho một chỉ dẫn địa lý của bất cứmột Thành viên nào khác dùng cho các sản phẩm của cây nho, nếu chỉ dẫn đó trùngvới tên gọi thông thường của một giống nho quả đã có trong lãnh thổ của Thànhviên đó vào thời điểm Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực.
7.Một Thành viên có thể quy định rằng bất kỳ một đề nghị nào theo quy địnhcủa Mục này về việc sử dụng hoặc việc đăng ký một nhãn hiệu hàng hoá đều phảiđược đề đạt trong vòng 5 năm kể từ khi việc sử dụng đối nghịch nói trên của chỉdẫn được bảo hộ đã được biết đến rộng rãi tại nước Thành viên đó hoặc sau ngàynhãn hiệu hàng hoá được đăng ký tại nước Thành viên đó với điều kiện nhãn hiệuhàng hoá đã được công bố vào ngày đăng ký, nếu ngày đó sớm hơn ngày mà việc sửdụng đối nghịch trên đã được biết đến một cách rộng rãi tại nước Thành viên đó,với điều kiện là chỉ dẫn địa lý này được sử dụng hoặc đăng ký một cách có thiệný.
8.Các quy định của Mục này không được làm ảnh hưởng đến quyền của bất kỳngười nào được sử dụng trong hoạt động thương mại, tên của mình hoặc tên củangười chuyển nhượng hoặc để thừa kế doanh nghiệp cho mình, trừ trường hợp tênđó được sử dụng theo cách thức lừa dối công chúng.
9.Thoả ước này không quy định nghĩa vụ bảo hộ những chỉ dẫn địa lý khôngđược bảo hộ hoặc đã bị đình chỉ bảo hộ, hoặc không còn được sử dụng ở nước xuấtxứ của những chỉ dẫn đó.
Mục 4
Kiểu dáng công nghiệp
Điều 25
Các yêu cầu bảo hộ
1.Các Thành viên phải bảo hộ các kiểu dáng công nghiệp mới hoặc nguyên gốcđược tạo ra một cách độc lập. Các Thành viên có thể quy định rằng kiểu dáng côngnghiệp không được coi là mới hoặc nguyên gốc nếu không khác biệt cơ bản với nhữngkiểu dáng đã biết hoặc với tổ hợp các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng đã biết.Các Thành viên có thể quy định rằng việc bảo hộ đó không áp dụng cho những kiểudáng mà hình dáng chủ yếu do các đặc tính kỹ thuật và chức năng quyết định.
2.Mỗi Thành viên phải bảo đảm rằng các tiêu chuẩn bảo hộ đối với các kiểudáng hàng dệt, đặc biệt là yêu cầu về lệ phí, xét nghiệm hoặc công bố, khônglàm giảm một cách bất hợp lý cơ hội tìm kiếm và và đạt được sự bảo hộ đó. CácThành viên được tự do chọn áp dụng luật kiểu dáng công nghiệp hoặc luật bản quyềnđể thực hiện nghĩa vụ này.
Điều 26
Bảo hộ
1.Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ phải có quyền cấm những ngườikhông được phép của mình sản xuất, bán hoặc nhập khẩu những sản phẩm mang hoặcthể hiện một kiểu dáng là bản sao, hoặc về cơ bản là một bản sao, của kiểu dángđược bảo hộ đó, nếu các hành vi nói trên được thực hiện nhằm mục đích thương mại.
2.Các Thành viên có thể quy định một số ngoại lệ nhất định đối với việc bảohộ kiểu dáng công nghiệp, với điều kiện là các ngoại lệ đó không mâu thuẫn vớiviệc khai thác bình thường các kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ và khônglàm tổn hại một cách bất hợp lý tới lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu kiểu dángđược bảo hộ, và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba.
3.Thời hạn bảo hộ theo quy định ít nhất phải là 10 năm.
Mục 5
Patent
Điều 27
Đối tượng có khả năng được cấp Patent
1.Tuỳ thuộc vào quy định tại các khoản 2 và khoản 3 sau đây, patent phảiđược cấp cho bất kỳ một sáng chế nào, dù là sản phẩm hay là quy trình, thuộc mọilĩnh vực công nghệ, với điều kiện sáng chế đó phải mới, có trình độ sáng tạo vàcó khả năng áp dụng công nghiệp. Tuỳ thuộc vào khoản 4 Điều 65, khoản8 Điều 70 và khoản 3 Điều này, các patent phải được cấp và các quyền patent phảiđược hưởng không phân biệt nơi tạo ra sáng chế, lĩnh vực công nghệ và bất kểcác sản phẩm được nhập khẩu hay được sản xuất trong nước.
2.Các Thành viên có thể loại trừ không cấp patent cho những sáng chế cầnphải bị cấm khai thác nhằm mục đích thương mại trong lãnh thổ của mình để bảo vệtrật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội, kể cả để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ củacon người và động vật hoặc thực vật hoặc để tránh gây nguy hại nghiêm trọng chomôi trường, với điều kiện những ngoại lệ đó được quy định không chỉ vì lý doduy nhất là việc khai thác các sáng chế tương ứng bị pháp luật của nước đó ngăncấm.
3.Các Thành viên cũng có thể loại trừ không cấp patent cho:
a) các phươngpháp chẩn đoán bệnh, các phương pháp nội và ngoại khoa để chữa bệnh cho ngườivà động vật;
b) thực vậtvà động vật không phải là các chủng vi sinh, và các quy trình sản xuất thực vậtvà động vật, chủ yếu mang tính chất sinh học và không phải là các quy trình phisinh học hoặc vi sinh. Tuy nhiên, các Thành viên phải bảo hộ giống cây bằng hệthống patent hoặc bằng một hệ thống riêng hữu hiệu, hoặc bằng sự kết hợp giữahai hệ thống đó dưới bất kỳ hình thức nào. Các quy định của điểm này phải đượcxem xét lại sau 4 năm kể từ khi Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực.
Điều 28
Các quyền được cấp
1.Patent phải xác nhận các độc quyền sau đây của chủ sở hữu patent:
a) nếu đối tượngcủa patent là một sản phẩm, cấm các bên thứ ba thực hiện các hành vi sau đây nếukhông được phép của chủ sở hữu: chế tạo, sử dụng, chào bán, bán sản phẩm đó hoặcnhập khẩu sản phẩm đó để thực hiện những mục đích nói trên;
b) nếu đối tượngcủa patent là một quy trình, cấm các bên thứ ba thực hiện hành vi sử dụng quytrình đó và các hành vi sau đây nếu không được phép của chủ sở hữu: sử dụng,chào bán, bán hoặc nhập khẩu nhằm mục đích đó ít nhất đối với các sản phẩm đãđược tạo ra trực tiếp bằng quy trình đó.
2.Các chủ sở hữu patent cũng phải có quyền chuyển nhượng, để thừa kế
quyền sở hữupatent đó và ký kết các hợp đồng li-xăng.
Điều 29
Điều kiện đối với người nộp đơn xin cấp patent
1.Các Thành viên phải yêu cầu người nộp đơn xin cấp patent bộc lộ sáng chếmột cách rõ ràng và đầy đủ đến mức căn cứ vào đó một chuyên gia trong lĩnh vựckỹ thuật tương ứng có thể thực hiện sáng chế, và có thể yêu cầu người nộp đơnchỉ ra cách thức tối ưu trong số cách thức thực hiện sáng chế mà tác giả sángchế biết tính đến ngày nộp đơn, hoặc tính đến ngày ưu tiên của đơn nếu có yêu cầuhưởng quyền ưu tiên.
Điều 30
Ngoại lệ đối với các quyền được cấp
Các Thànhviên có thể quy định một số ngoại lệ nhất định đối với các độc quyền được cấptrên cơ sở patent với điều kiện là các ngoại lệ đó không mâu thuẫn với việckhai thác bình thường patent đó và không làm tổn hại một cách bất hợp lý tới lợiích hợp pháp của chủ sở hữu patent, và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba.
Điều 31
Các hình thức sử dụng khác không được phép của người nắmgiữ quyền
Trường hợp luậtcủa một Thành viên quy định việc cấp phép sử dụng đối tượng patent dưới hình thứckhác khi không được phép của người nắm giữ quyền, bao gồm cả việcsử dụng do Chính phủ hoặc do các bên thứ ba được Chính phủ cho phép thực hiện,các quy định sau đây phải được tôn trọng:
a)việc cấp phép sử dụng phải được xem xét theo tình huống cụ thể;
b)chỉ được cấp phép sử dụng nếu, trước khi sử dụng, người có ý định sử dụngđã cố gắng để được người nắm giữ quyền cấp phép với giá cả và các điều kiện thươngmại hợp lý nhưng sau một thời gian hợp lý, những cố gắng đó vẫn không đem lại kếtquả. Yêu cầu này có thể được Thành viên bỏ qua trong tình trạng khẩn cấp quốcgia hoặc các trường hợp đặc biệt cấp bách khác hoặc trong các trường hợp sử dụngvào mục đích công cộng, không nhằm mục đích thương mại. Tuy nhiên, trong nhữngtrường hợp có tình trạng khẩn cấp quốc gia hoặc các trường hợp đặc biệt cấpbách khác, người nắm quyền phải được thông báo ngay khi điều kiện thực tế chophép. Trong trường hợp sử dụng vào mục đích công cộng, không nhằm mục đíchthương mại, nếu Chính phủ hoặc người được Chính phủ uỷ thác, mặc dù không tiếnhành tra cứu sáng chế, nhưng biết hoặc có căn cứ rõ ràng để biết rằng Chính phủhoặc người được Chính phủ uỷ thác đang hoặc sẽ sử dụng một patent đang có hiệulực thì người nắm quyền phải được thông báo ngay;
c)phạm vi và thời gian sử dụng phải được giới hạn trong việc thực hiện mụcđích cấp phép sử dụng, và đối với công nghệ bán dẫn, chỉ được cấp phép sử dụngvào mục đích công cộng, không nhằm mục đích thương mại, hoặc nhằm chế tài nhữnghoạt động bị cơ quan xét xử hoặc cơ quan hành chính coi là chống cạnh tranh;
d)quyền sử dụng này phải là không độc quyền;
e)quyền sử dụng này phải là quyền không chuyển nhượng được, trừ trường hợpchuyển nhượng cùng với bộ phận của doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh được hưởngquyền sử dụng đó;
f)chỉ được cấp phép sử dụng chủ yếu để cung cấp cho thị trường nội địa củaThành viên cấp phép;
g)việc cho phép sử dụng phải có khả năng bị đình chỉ khi các điều kiện dẫnđến việc cấp phép chấm dứt tồn tại và không có khả năng tái hiện nhưng phải bảovệ một cách thoả đáng lợi ích hợp pháp của những người được cấp phép sử dụng.Khi được yêu cầu, các cơ quan có thẩm quyền phải được quyền xem xét lại sự tiếptục tồn tại các điều kiện đó;
h)trong mọi trường hợp, người nắm giữ quyền phải được trả tiền đền bù thoảđáng tuỳ theo giá trị kinh tế của quyền sử dụng đã cấp;
i)hiệu lực pháp lý của mọi quyết định cấp phép sử dụng đều phải là đối tượngcó thể bị xem xét lại theo thủ tục tư pháp hoặc xem xét lại theo thủ tục độc lậpkhác tại cơ quan cấp cao hơn ở Thành viên đó;
j)mọi quyết định liên quan đến khoản tiền đền bù cho việc sử dụng đều phảilà đối tượng có thể bị xem xét lại theo thủ tục tư pháp hoặc thủ tục độc lậpkhác tại cơ quan cấp cao hơn ở Thành viên đó;
k)các Thành viên không có nghĩa vụ phải áp dụng các điều kiện quy định tạicác điểm (b) và (f) trong trường hợp cấp phép sử dụng nhằm chế tài những hoạt độngbị cơ quan xét xử hoặc hành chính coi là chống cạnh tranh. Để xác định số lượngtiền đền bù trong những trường hợp nêu trên, có thể dựa vào mức độ cần thiết phảichấn chỉnh các hoạt động chống cạnh tranh. Các cơ quan có thẩm quyền chỉ có quyềntừ chối việc đình chỉ quyền sử dụng khi các điều kiện dẫn đến việc cấp phép sửdụng có khả năng tái hiện;
l)trường hợp cấp phép sử dụng patent (“patent thứ nhất”) để tạo điềukiện khai thác một patent khác (“patent thứ hai”), là patent không thểkhai thác được nếu không xâm phạm patent thứ nhất, phải áp dụng các điều kiện bổsung sau đây:
(i) sáng chế thuộc patent thứhai phải là một bước tiến bộ kỹ thuật quan trọng có ý nghĩa kinh tế lớn so vớisáng chế thuộc patent thứ nhất;
(ii) chủ sở hữu patent thứ nhấtphải được cấp li-xăng ngược lại với những điều kiện hợp lý để sử dụng sáng chếthuộc patent thứ hai; và
(iii) quyền sử dụng sáng chếthuộc patent thứ nhất phải là quyền không chuyển nhượng được, trừ trường hợpchuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng quyền sở hữu patent thứ hai.
Điều 32
Huỷ bỏ/Đình chỉ
Phải quy địnhmột cơ hội để mọi quyết định huỷ bỏ hoặc đình chỉ hiệu lực patent đều có thể đượcxem xét lại theo thủ tục tư pháp.
Điều 33
Thời hạn bảo hộ
Thời hạn bảohộ theo quy định không được kết thúc trước khi hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn.
Điều 34
Các sáng chế quy trình: nghĩa vụ dẫn chứng
1.Trong thủ tục tố tụng dân sự đối với việc xâm phạm các quyền của chủ sởhữu quy định tại khoản 1(b) Điều 28, nếu đối tượng của patent là quy trình chếtạo một loại sản phẩm, các cơ quan xét xử phải có quyền yêu cầu bị đơn chứngminh rằng quy trình được sử dụng để thu được chính loại sản phẩm đó không phảilà quy trình đã được cấp patent. Vì vậy, ít nhất trong trường hợp thuộc mộttrong hai trường hợp sau đây, các Thành viên phải quy định rằng mọi sản phẩm loạiđó được sản xuất mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu patent đều phải bị coi làsản phẩm thu được bằng quy trình đã được cấp patent trừ khi chứng minh được điềungược lại;
(a) nếu loạisản phẩm thu được bằng quy trình đã được cấp patent là sản phẩm mới;
(b) nếu có mộtkhả năng lớn là chính loại sản phẩm đó thu được chế tạo bằng quy trình được cấppatent và chủ sở hữu patent dù đã có những cố gắng hợp lý vẫn không thể xác địnhđược quy trình thực sự đã được sử dụng.
2.Mỗi Thành viên đều được tự do quy định rằng nghĩa vụ chứng minh nêu tại khoản1 chỉ ràng buộc bị đơn trong trường hợp thoả mãn điều kiện quy định tại điểm(a) hoặc trong trường hợp thoả mãn điều kiện quy định tại điểm (b).
3.Khi yêu cầu dẫn phản chứng, phải xét đến lợi ích hợp pháp của bị đơntrong việc bảo hộ các bí mật sản xuất và kinh doanh.
Mục 6
Thiết kế bố trí (topograph) mạch tích hợp
Điều 35
Mối quan hệ với Hiệp ước IPIC
Các Thànhviên thoả thuận bảo hộ thiết kế bố trí (topograph) mạch tích hợp (trong Hiệp địnhnày gọi là “thiết kế bố trí”) phù hợp với các Điều từ Điều 2 đến Điều7 (không kể khoản 3 Điều 6), Điều 12 và khoản 3 Điều 16 Hiệp ước về sở hữu trítuệ đối với mạch tích hợp, và đồng thời phù hợp với các quy định sau đây.
Điều 36
Phạm vi bảo hộ
Theo quy địnhtại khoản 1 Điều 37, các Thành viên phải coi những hành vi sau đây là bất hợppháp, nếu thực hiện mà không được phép của người nắm giữ quyền :nhập khẩu, bán, hoặc phân phối dưới hình thức khác nhằm mục đích thương mại thiếtkế bố trí đang được bảo hộ, mạch tích hợp thể hiện thiết kế bố trí đang được bảohộ, hoặc sản phẩm chứa mạch tích hợp như vậy, chừng nào sản phẩm đó vẫn còn chứathiết kế bố trí bị sao chép bất hợp pháp.
Điều 37
Các hành vi không cần phải có phép của người nắm giữ quyền
1.Bất kể Điều 36, không một Thành viên nào được coi là bất hợp pháp việcthực hiện bất kỳ hành vi nào nêu tại Điều đó đối với mạch tích hợp chứa thiết kếbố trí bị sao chép bất hợp pháp hoặc bất kỳ sản phẩm nào chứa mạch tích hợp nhưvậy, nếu tại thời điểm tiếp nhận mạch tích hợp hoặc sản phẩm chứa mạch tích hợpđó người thực hiện hoặc khiến người khác thực hiện những hành vi nói trên khôngbiết hoặc không có căn cứ hợp lý để biết rằng trong đó chứa thiết kế bố trí bịsao chép bất hợp pháp. Các Thành viên phải quy định rằng kể từ thời điểm có đủthông tin rằng thiết kế bố trí đó bị sao chép bất hợp pháp, người đó có thể thựchiện bất kỳ hành vi nào nói trên đối với hàng hoá đã tiếp nhận hoặc đã đặt trướcthời điểm đó, nhưng phải trả cho người nắm quyền một khoản tiền tương đương vớikhoản tiền bản quyền thoả đáng như là thanh toán theo một li-xăng tự nguyện đốivới thiết kế bố trí đó.
2.Các điều kiện quy định tại các điểm từ điểm (a) đến điểm (k) Điều 31 phảiđược áp dụng, với những sửa đổi thích hợp, đối với bất kỳ li-xăng không tự nguyệnnào về thiết kế bố trí đó, hoặc việc sử dụng thiết kế bố trí đó mà không đượcphép của người nắm giữ quyền do Chính phủ thực hiện hoặc do người khác thực hiệncho Chính phủ.
Điều 38
Thời hạn bảo hộ
1.Tại những Thành viên quy định rằng đăng ký là điều kiện bảo hộ, thời hạnbảo hộ thiết kế bố trí không được kết thúc trước khi kết thúc 10 năm tính từngày nộp đơn đăng ký hoặc từ ngày việc khai thác nhằm mục đích thương mại xảyra lần đầu tiên ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
2.Tại những Thành viên không quy định đăng ký là điều kiện để bảo hộ, cácthiết kế bố trí phải được bảo hộ trong thời hạn không dưới 10 năm tính từ ngày việckhai thác nhằm mục đích thương mại xảy ra lần đầu tiên ở bất cứ nơi nào trên thếgiới.
3.Bất kể khoản 1 và khoản 2 trên đây, Thành viên có thể quy định rằng thờihạn bảo hộ sẽ chấm dứt khi hết 15 năm kể từ khi tạo ra thiết kế bố trí.
Mục 7
Bảo hộ thông tin bí mật
Điều 39
1.Để bảo đảm chống cạnh tranh không lành mạnh một cách hữu hiệu theo quy địnhtại Điều 10bis Công ước Paris (1967), các Thành viên phải bảo hộthông tin bí mật theo quy định tại khoản 2 sau đây và bảo hộ các dữ liệu được trìnhnộp cho các Chính phủ hoặc các cơ quan Chính phủ theo quy định tại khoản 3 sauđây.
2.Các thể nhân và pháp nhân phải có được khả năng ngăn chặn để thông tinmà mình kiểm soát một cách hợp pháp không bị tiết lộ cho những người không đượcmình đồng ý, không bị những người đó chiếm đoạt hoặc sử dụng theo cách thứctrái với hoạt động thương mại trung thực, nếu thông tin đó:
– có tính chấtbí mật với nghĩa là những người thường xuyên xử lý loại thông tin đó nói chungkhông biết đến hoặc không thể dễ dàng tiếp cận thông tin đó dưới dạng thông tintoàn bộ, tức là dưới dạng ghép nối theo trật tự chính xác mọi chi tiết củathông tin đó;
– có giá trịthương mại vì có tính chất bí mật; và
– được người kiểm soát hợppháp thông tin đó giữ bí mật bằng những biện pháp phù hợp thực tế.
3.Nếu các Thành viên quy định rằng điều kiện để được phép tiếp thị dược phẩmhoặc sản phẩm hoá nông có chứa các thành phần hoá học mới là phải nộp kết quả thửnghiệm hoặc các dữ liệu bí mật khác thu được nhờ những nỗ lực lớn, thì phải bảohộ để các dữ liệu đó không bị sử dụng trong thương mại một cách không lành mạnh.Ngoài ra, các Thành viên phải bảo hộ để các dữ liệu đó không bị tiết lộ, trừtrường hợp cần bảo vệ công chúng hoặc trừ khi có thực hiện các biện pháp nhằm bảođảm để các dữ liệu đó không bị sử dụng trong thương mại một cách không lành mạnh.
Mục 8
Khống chế các hoạt động chống cạnh tranh trong các hợp đồngli-xăng
Điều 40
1.Các Thành viên thừa nhận rằng một số hoạt động hoặc điều kiện cấpli-xăng gắn liền với các quyền sở hữu trí tuệ có tính chất hạn chế cạnh tranhcó thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động thương mại và có thể cản trở việc chuyểngiao và phổ biến công nghệ.
Xem thêm: ” Chém Gió Tiếng Anh Là Gì ? 10 Từ Lóng Của Teen Việt Bằng Tiếng Anh
2.Không một quy định nào trong Hiệp định này cấm các Thành viên không đượccụ thể hoá trong luật pháp quốc gia của mình các hoạt động hoặc các điều kiện cấpli-xăng có thể bị coi là lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ, gây ảnh hưởng xấu chohoạt động cạnh tranh trên thị trường tương ứng trong những trường hợp nhất định.Như quy định ở trên, Thành viên có thể áp dụng các biện pháp thích hợp để ngănngừa hoặc khống chế các hoạt động trên, trong đó có thể bao gồm điều kiện cấpngược (buộc Bên nhận cấp cho Bên giao) li-xăng độc quyền, điều kiện nhằm ngăn cấmviệc không thừa nhận hiệu lực và việc cấp li-xăng trọn gói, phù hợp với các quyđịnh của Thoả ước này, và phù hợp với luật pháp tương ứng của Thành viên đó.
3.Theo yêu cầu của bất kỳ Thành viên nào có lý do để cho rằng chủ sở hữuquyền sở hữu trí tuệ là công dân hoặc cư dân của Thành viên khác đang thực hiệncác hành vi vi phạm quy định pháp luật của mình liên quan đến đối tượng của Mụcnày và mong muốn bảo đảm sự tuân thủ quy định pháp luật đó, mỗi Thành viên đượcyêu cầu đều phải thương lượng với Thành viên đưa ra yêu cầu, nhưng không ảnh hưởngđến bất kỳ hoạt động nào theo quy định pháp luật đó và toàn quyền tự quyết củamỗi Thành viên. Thành viên được yêu cầu phải quan tâm một cách chu đáo và cóthiện ý, và phải tạo cơ hội thích hợp để thương lượng với Thành viên đưa ra yêucầu, và phải hợp tác thông qua việc cung cấp thông tin công khai về vấn đề đượcxem xét và các thông tin khác mà Thành viên đó biết, phù hợp với luật quốc giavà việc ký kết các thoả thuận về nghĩa vụ gi
Chuyên mục: Định Nghĩa