Bạn đang xem: Chằn tinh là con gì
Ở mỗi một hình thức thể hiện của rắn, hoặc với mỗi một biến thể, hình tượng rắn đều mang những ý nghĩa nhất định. Có thể tìm thấy điều này trong các câu truyện cổ tích, huyền thoại, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật, mỹ thuật, tạo hình.v.v…Trước hết, rắn với biến thể là trăn có thể tìm thấy khá nhiều trong các câu chuyện cổ tích. Trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”, mặc dù có nhiều dị bản khác nhau nhưng đều kể về một con trăn tinh (hay chằn tinh) tu luyện lâu năm chuyên đi hại người. Mỗi năm, dân làng phải nộp cho chằn tinh một mạng người, song cuối cùng nó bị tiêu diệt bởi chàng Thạch Sanh hiền lành, dũng cảm. Dưới hình dạng của trăn hay chằn tinh, rắn thường biểu trưng cho thế lực cái ác, phản ánh ước nguyện của dân chúng trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Trong đó người hiền lành, tốt bụng sẽ gặp điều may mắn, những kẻ độc ác, gian dối thì bị trừng trị. Không chỉ để lại ấn tượng sâu sắc trong lĩnh vực văn học, tích chuyện Thạch Sanh đánh chằn tinh hiện còn được lưu lại trong dòng tranh dân gian Đông Hồ.Còn trong truyện “Rể trăn”, lại xuất hiện hai con trăn hoàn toàn đối lập nhau: một con là hiện thân của chàng trai có diện mạo đẹp đẽ, hiền lành, tốt bụng, con còn lại có hình hài gớm giếc chuyên đi hại người. Con trăn hiền lành biết giúp đỡ người khác dễ dàng nhận được tình cảm yêu mến của con người, trong khi con trăn chuyên đi hại người bị nhận kết cục tồi tệ là cái chết.Trong huyền thoại Thần Tản Viên, rắn xuất hiện trong vai trò là con trai vua thủy tề bị trẻ trăn trâu đánh chết vứt bên bờ sông được một chàng trai tốt bụng cứu sống sau rắn quay lại hậu tạ… Rắn trong huyền thoại Thần Tản Viên là mô tuýp phổ biến phản ánh tâm thức tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp. Rắn ở đây được đồng nghĩa với các vị thần nước, thần sông, thần suối.Trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, rắn lại xuất hiện dưới hình hài là những con thủy quái hay còn gọi là thuồng luồng – đại diện cho thế lực siêu nhiên mang theo những hiểm họa đe dọa mùa màng và sự sinh tồn của con người. Sự chiến thắng của Sơn Tinh trong truyện phản ánh tín ngưỡng nguồn nước và ước vọng ngàn đời của các cư dân nông nghiệp lúa nước…Rắn xuất hiện với biến thể là giao long có thể tìm thấy trong truyền thuyết Lạc Long Quân, huyền thoại Linh Lang Vương… Trong hình hài là giao long, rắn dường như được phủ lên một lớp văn hóa muộn, bởi nó đã bước đầu nhuốm màu sắc phong kiến. Mặc dầu những biểu hiện bề ngoài của giao long chưa có cái uy nghiêm, oai phong của rồng, song nó đang từng bước tiến tới những ý nghĩa biểu trưng của sức mạnh thần quyền và vương quyền. Có ý kiến cho rằng giao long mang nhiều ý nghĩa với tục thờ cúng tổ tiên, liên quan đến tục người Việt cổ thường xăm mình khi xuống nước để không bị giao long ăn thịt, lâu dần coi đó là tổ tiên.
Xem thêm: Ý Nghĩa Hai Chữ ‘ Tu Hành Là Gì, Ý Nghĩa Hai Chữ Tu Hành
Nhiều công trình nghiên cứu đã xác định, truyền thuyết Lạc long Quân vào hồi thế kỷ XIII đã được một số nhà nho sưu tầm và đưa vào thư tịch, với mong muốn lưu giữ muôn đời và nhắc nhở con cháu về nguồn gốc xa xưa này…Hình ảnh của rắn thực sự mang màu sắc phong kiến, đồng nhất với hình ảnh của vương quyền khi nó gắn liền với hình ảnh của rồng. Rắn là con vật có thật trong tự nhiên song nó là hình mẫu khởi thủy của rồng (bởi vì rồng chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng). Không ít các nhà nghiên cứu đã khẳng định mối liên hệ đặc biệt này giữa rắn và rồng.Ở lĩnh vực mỹ thuật, tạo hình, theo nhà nghiên cứu văn học dân gian Chu Quang Trứ, rồng bắt nguồn từ rắn. Các nhà nghiên cứu Trương Chính và Ðặng Ðức Siêu nhận định: Rồng Lý – Trần là một con rắn dài, quấn làm nhiều khúc, đầu không sừng, không râu. Còn GS. Trần Quốc Vượng thì cho rằng: Rồng Thăng Long Ðại Việt là loại Rồng – Rắn, mình tròn trịa và thanh tú, với nhiều khúc uốn lượn nhịp nhàng, là loài có vẩy, ở nước và cũng tượng trưng cho nước, cho mây mưa, vốn là cái nhân tố bận tâm hàng đầu của người dân trồng lúa nước. Ngoài ra còn có những biến thể khác nữa của rắn. Đó là truyền thuyết về Ông cộc, Ông dài gắn liền với tín ngưỡng thờ rắn ở một số vùng Bắc Giang, Hà Nam. Hoặc trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, rắn xuất hiện với hình ảnh của đôi Thanh xà và Bạch xà nằm vắt ngang trên chính điện (Phủ Dầy), được gọi là Ông lốt. Trong đồ mã cúng Mẫu bao giờ cũng có rắn ba đầu hoặc rắn Tam đầu cửu vĩ… Có ý kiến cho rằng rắn ba đầu chính là mô phỏng rắn thần Naga của Ấn Độ do những ảnh hưởng giao thoa văn hóa giữa người Việt với người Chăm trong quá trình lịch sử…Một thống kê gần đây cho biết: trong bộ “Kho tàng cổ tích Việt Nam” của Nguyễn Đổng Chi, trong tổng số 200 chuyện thì đã có 11 chuyện đề cập đến hình tượng rắn hoặc các biến thể của rắn như giao long, thuồng luồng, chằn tinh… trong đó có những chuyện ca ngợi sự giúp đỡ của rắn đối với con người, một số truyện khác lại nói đến việc rắn hại người. Qua đó có thể thấy rằng rắn có được một vị trí khá quan trọng đời sống văn hóa tâm thức của người dân Việt Nam.
Chuyên mục: Định Nghĩa