Đứng đầu hàng xã nhưng đứng dưới trăm quan, lý trưởng như một người làm dâu trăm họ, nhận được không ít lời chê, tiếng khen.
Lý trưởng là ai?
Lý trưởng là người đứng đầu làng xã thời xưa, dưới bộ máy của chính quyền quân chủ chuyên chế. Theo “Từ điển chức quan Việt Nam” của Đỗ Văn Ninh (NXB Thanh niên 2006), lý trưởng: “Thời Bắc Ngụy, Thái Hòa thứ 10 (486) quy định 25 nhà là 1 lý, lập lý trưởng. Từ Bắc Tề về sau gọi là lý chính. Từ Minh khôi phục lý trưởng. Cứ 100 hộ thì lập 1 lý trưởng. 10 giáp thủ, luân phiên ứng dịch, thúc biện tiền lương. Năm Kỉ Hợi (1419) Lý Bân định lập cứ 110 hộ làm 1 lý, mỗi năm 1 người làm lý trưởng, 1 người làm giáp thủ, ứng dịch hết lượt lại bắt đầu lại, thường bị roi vọt khổ sở”.
Bạn đang xem: Chánh tổng là chức gì
Chân dung lý trưởng (Ảnh: Delcampe.net) |
Ở Việt Nam, thời Hậu Lê chưa có chức lý trưởng, mà người đứng đầu hàng xã là xã trưởng. Cũng theo Đỗ Văn Ninh, “thời Lê, tháng 11 năm Mậu Thân (1428) đặt xã quan, xã lớn 3 người, xã vừa 2 người, xã nhỏ 1 người. Đời Lê Thánh Tông đổi xã quan làm xã trưởng. Thời Vĩnh Thọ (1638) sai các châu huyện chọn đặt xã trưởng, xã sử, xã tư, lấy nho sinh, sinh đồ làm, giữ việc chỉnh lý việc làng, khám hỏi kiện cáo. Từ đời Long Đức (1732) về sau, do dân bầu chức xã quan không được coi trọng nữa”. Đến thời Minh Mệnh, nhà Nguyễn đặt lại lý trưởng, giữ việc hành chính cấp xã, được cấp triện.
Nhà nho Phạm Xuân Lộc, người làng xã Dịch Vọng Tiền (Hà Đông xưa, nay thuộc Cầu Giấy, Hà Nội) viết trong cuốn “Nhân danh tập chí” (Tài liệu về tổ chức và tục lệ của làng quê Bắc Kỳ) năm 1923 xếp lý trưởng đứng ở trung hạng trong 3 hạng được phân cấp trong xã hội cũ, đó là thượng hạng, trung hạng và hạ hạng. “Trung hạng gồm những học trò đi thi trúng nhất trường hoặc nhị trường, lý trưởng, phó lý, chánh tổng, hương trưởng, thày đội, thầy đề, thày thông…
Ở làng quê, phàm những việc do quan trên thúc xuống bắt đi đắp đê điều, làm đường sá, đi phu đón tước quan lớn hoặc canh phòng đê lộ, canh gác làng ngoài đồng, tất cả những việc đó đều do những người thuộc giai hạng phải gánh vác thực hiện. Giai hạng ở đây là những người đàn ông tuổi từ 18 đến 49 mà không ra nhận đảm nhiệm việc dân (làm việc dân như giữ chức hương trưởng hay đã mua nhiêu nam) hoặc việc quan (làm việc quan như đảm nhiệm từ chức hương trưởng đến lý trưởng) (Theo “Nhân danh tập chí”. Nguyễn Văn Nguyên, Philippe Papin dịch và giới thiệu. NXB Thế giới, 2016).
Trăm dâu đổ đầu… lý trưởng
Lý trưởng là chức danh do làng xã bầu ra, không phải do triều đình bổ nhiệm và lý trưởng không được nhận lương bổng từ triều đình. Nhiệm vụ chính của lý trưởng là phụ trách quản lý sổ sách, đinh điền, thu sưu thuế, đốc thúc việc đê điều, đường sá. Giúp việc cho lý trưởng có phó lý. Khi lý trưởng vắng mặt thì phó lý làm thay công việc ở làng. Đứng đầu hàng xã nhưng đứng dưới trăm quan, lý trưởng như một người làm dâu trăm họ, nhận được không ít lời chê, tiếng khen.
Trong làng, “hương trưởng phụ trách cai quản đôn đốc tuần phu đi tuần canh phòng, canh gác, giữ gìn an ninh trong xã. Nếu có việc đắp đê, làm đường thì lý trưởng sẽ lệnh sai hương trưởng đi bắt phu thực hiện. Trong làng nếu có nhà nào bị trộm cướp lấy mất đồ đạc, của cải hoa màu thì người bị trách cứ đầu tiên là hương trưởng, sau đến tuần phu bởi lỗi lơ là tuần phòng canh gác không nghiêm, cuối cùng mới là lý trưởng và phó lý do không sai bảo đôn đốc hương trưởng làm việc cho cần cù mẫn cán. Trong làng hễ có công việc hay xảy ra chuyện gì thì quan phủ, huyện cứ bổ đầu lý trưởng, phó lý và hương trưởng mà sai bảo, trách tội”.
Nhà nho Phan Kế Bính có lẽ là người thấu hiểu và thông cảm với những người thay mặt làng xã để gánh vác việc công, theo nghĩa “Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Thông cảm với người “trăm dâu đổ đầu tằm”, làm việc công lại không có lương bổng nên sinh ra nhiều cái xấu.
Xem thêm: Check It Out Là Gì ? Check It Out Nghĩa Là Gì
Hình vẽ minh họa lý trưởng đang thu thuế |
Ông viết: “Tổng lý của ta, tiếng là thay mặt dân mà làm việc với quan, phần khó nhọc thì nhiều mà lương bổng thì không có. Chánh phó tổng chẳng qua cũng trông về dân làng, trông về việc phu phen đê điều, trông về mấy đám đánh nhau hoặc ăn trộm nhỏ nhặt, chúng nó đem nhau đến cậy phân xử, trông về mấy người làm việc của các làng lấy chữ hiệp cử, hoặc đôi khi tết nhất, họ có hảo tâm mà quỹ dị (quà cáp, biếu xén) ít nhiều. Cái bổng nhỏ chẳng qua mươi lăm quả cau, một vài bao chè, hoặc đến dăm ba đồng bạc, cái bổng lớn chẳng qua khoét được một vài chục cho chí một trăm bạc là cùng, mà khoét như thế thì khó quá, có xảo quyệt lắm mới được.
Về phần lý trưởng trong làng, nhờ về cái mộc triện (dấu gỗ) mà đôi khi kiếm được một vài bao chè, dăm ba đồng bạc, đám nào bán ruộng, bán đất, bán cửa, bán nhà thì may ra cũng được một vài chục bạc, còn thì cũng phải trông đến dân. Dân làng nào hảo tâm thì mỗi năm cấp cho lý trưởng được dăm bảy chục bạc, nhưng bạc ấy có đâu mà đưa, chẳng qua cho lý trưởng tự tiện lấy được ở món tiền công nào ra thì lấy, hoặc bán hoa lợi gì của làng, hoặc bán trùm, bán trưởng thế nào cho đủ thì thôi. Ngoài ra nữa thì trông vào những khi kỳ thần bái xã, những khi tu bổ làm sao cũng xẻo xéo được ít nhiều. Cho nên, người làm viêc ở nơi tốt bổng thì còn khá, ở về nơi đồng trắng nước trong thì có khi phải bán cả nhà. Mà họ không bòn, không khoét thì lấy đâu mà họ ăn mà họ làm việc cho làng. Cái thói họ đục của dân thì cũng đáng ghét, mà cái tình họ thì cũng đáng thương (Phan Kế Bính. “Việt Nam phong tục”. NXB Kim Đồng. 2017).
Lý trưởng thiện, lý trưởng ác
Cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 không chỉ cho thấy tinh thần yêu nước và ý chí giành lại độc lập của người Việt, mà còn cho thấy không ít người đương kim lý trưởng và cựu lý trưởng, phó lý đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa này.
Xem danh sách đảng viên Quốc dân Đảng tại phiên tòa đề hình Phú Thọ năm 1930 của thực dân Pháp sẽ thấy:
1. Những lý trưởng đương chức bị kết án có: Nguyễn Trọng Thông, quê ở làng Võng La, Thanh Thủy, Phú Thọ, bị kết án khổ sai chung thân; Đỗ Văn Trinh, quê ở làng Xuân Quang, Tam Nông, Phú Thọ, bị kết án bị phát vãng 20 năm tù khổ sai.
2. Những cựu phó lý, chánh tổng, cựu phó tổng tham gia bị kết án: Nguyễn Văn Si (phó kiện), khổ sai chung thân; Nguyễn Văn Hành (tổng Hành), Nguyễn Ngọc Lung (tổng Lung) bị kết án cầm cố chung thân; và Nguyễn Ngọc Thúy (lý Thúy) bị kết án lưu ở nơi có hào lũy cùng nhiều người khác là chánh tổng bị kết án phát vãng. Đây thực sự là những lý trưởng cần được tôn vinh và kính trọng.
Từ năm 1945, Bảo Đại thoái vị, Nhà nước cách mạng Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập, chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến (quân chủ chuyên chế) ở Việt Nam thì các chức quan cũ cũng bãi bỏ. Từ đó, chức danh lý trưởng cũng không còn tồn tại. Dẫu vậy, tìm hiểu về những người đã làm lý trưởng là vấn đề vẫn đọng lại nhiều câu chuyện thú vị.
Xem thêm: 8 Cách Làm Sốt Bbq Là Gì – 9 Cách Làm Sốt Bbq, Sốt Ướp Thịt Nướng
Tuy vị trí chức lý trưởng rất nhỏ, khó khăn và tai tiếng như vậy nhưng thực tế đời sống làng xã Việt Nam trước 1945, được làm lý trưởng là mong muốn của rất nhiều người. “Theo lệ năm Tự Đức thứ 14 thì ngôi thứ ở trong làng định như này: Văn từ nhất phẩm trở lên, ấm sinh, giám sinh và tú tài xuất thân mà được bát cửu phẩm, võ từ suất đội trở lên, khoa mục từ cử nhân trở lên thì ngồi gian giữa đình. Hương lão 70 tuổi trở lên, võ thất phẩm đội trường, văn bất cửu phẩm tá tạp, bát cửu phẩm thiên bách hộ, chánh tổng, ấm sinh, giám sinh, tú tài, viên tử, thiên bách hộ nạp tiên, miễn sai, miễn dao, đều ngồi gian tả. Lý trưởng, hương chức cùng dân làng thì ngồi ở gian hữu, lấy tuổi làm thứ tự. Ở những làng theo lệ thiên tước thì ngôi thứ dựa theo ngôi thứ trong sổ hương ẩm” (Theo Đào Duy Anh. “Việt Nam văn hóa sử cương”. Xuất bản Bốn phương. 1951). |
Bạn đang đọc bài viết “Cụ lý” ngày xưa tại chuyên mục Văn hóa của Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư baogocnhintangphat.comdientu
Chuyên mục: Định Nghĩa