Chị dậu tên thật là gì Update 04/2024

Chị Dậu là một trong những hình tượng tiêu biểu của nền văn học Việt Nam giai đoạn trước năm 1945.

Bạn đang xem: Chị dậu tên thật là gì

*

Câu 1: Chị Dậu là nhân vật trong tác phẩm nào?

Tắt đènVợ nhặtBước đường cùngĐồng hào có ma

Chị Dậu là nhân vật chính trong tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố (1893-1954). Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nền văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn trước năm 1945. Ảnh: Tạo hình chị Dậu trên phim.

*

Câu 2: Tác phẩm lần đầu được in trên báo nào?

Việt nữTiểu thuyết thứ bảyPhụ nữ tân vănGia Định báo

Tác phẩm Tắt đèn lần đầu được đăng trên báo Việt nữ vào năm 1937. Nội dung tác phẩm nói về cuộc sống khốn khổ của người nông dân Việt Nam dưới ách áp bức của chế độ thực dân nửa phong kiến trước Cách mạng Tháng Tám. Tác phẩm đã được chuyển thể thành phim điện ảnh vào năm 1980. Ảnh: NXB Văn học.

*

Câu 3: Chị Dậu có tên thật là gì?

Lê Thị ĐàoPhạm Thị SenTrần Thị HếnKhông có tên thật

Theo Tắt đèn, chị Dậu có tên thật là Lê Thị Đào, vốn là người phụ nữ xinh đẹp, thông minh, lanh lợi, giỏi giang, tháo vát. Lúc đầu, gia cảnh anh chị Dậu (Nguyễn Văn Dậu) có dư giả, nhưng vì liền lúc mẹ và em trai anh Dậu cùng qua đời, anh chị dù đã hết sức cần kiệm nhưng vẫn phải tiêu quá nhiều tiền cho hai đám ma. Sau đó, anh Dậu bỗng mắc bệnh sốt rét, không làm gì được, mọi vất vả dồn lên vai chị Dậu, khiến gia cảnh lâm vào thế “nhất nhì trong hạng cùng đinh”. Ảnh: Hình ảnh trong phim “Chị Dậu”.

*

Câu 4: Để có tiền nộp sưu cứu chồng, chị Dậu phải bán đứa con đầu lòng cho ai?

Nghị HáchBá KiếnHuyện HinhNghị Quế

Để có tiền nộp sưu cho bọn địa chủ, phong kiến cứu chồng, chị buộc phải bán đứa con gái đầu lòng (Cái Tý) và đàn chó mới đẻ cho Nghị Quế, một địa chủ phong kiến nổi tiếng kẹo kiệt, nham hiểm trong vùng đổi lấy 2 đồng nộp sưu. Cái Tý là đứa trẻ sớm biết làm, biết nghĩ, sớm biết lo toan nên đã nén nỗi nhớ mẹ, thương em chấp nhận sang nhà Nghị Quế đi ở. Ảnh: Phim “Chị Dậu”.

*

Câu 5: Tại sao chị Dậu ra tay đánh tên cai lệ và người nhà lý trưởng?

Bị cưỡng hiếpBảo vệ conBảo vệ chồngCả 3 đáp án trên

Sau khi phải bán con lấy tiền đóng sưu, bọn địa chủ phong kiến vẫn chưa tha cho chị, chúng bắt gia đình chị phải đóng thêm phần sưu của chú Hợi (em trai anh Dậu đã chết). Sau khi tha hồ quát tháo, hoạnh họe, mặc cho chị van xin, chúng quyết trói cổ anh Dậu mang đi lần nữa. Tức nước vỡ bờ, chị phản kháng quyết liệt: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”, rồi chị nói như thách thức: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Cuối cùng uất ức quá không thể chịu đựng, chị đã ra tay đánh cả cai lệ và tên người nhà lý trưởng. Ảnh: Phim “Chị Dậu”.

Xem thêm: Vegetable Glycerin Là Gì ? Có Công Dụng Gì Trong Mỹ Phẩm? Vegetable Glycerin Là Chất Gì

*

Câu 6. Hình ảnh nào xuất hiện trong đoạn cuối cùng tác phẩm Tắt đèn?

Rụng bàn tayNgã chỏng vóTrời tối đen như mựcMặt trời vừa ửng hồng

Phạm tội đánh quan sai, chị bị thúc giải lên quan. Tên quan huyện lại định ra tay sàm sỡ, chị bèn vứt tọt nắm bạc vào mặt hắn rồi vùng chạy. May mắn gặp một người nhà quan cụ trên tỉnh, cho chị 2 đồng nộp nốt tiền sưu và hứa hẹn cho chị công việc vắt sữa của mình để quan cụ uống (do quan cụ đã rụng hết răng không ăn được cơm). Thời gian đầu, chị làm được tiền và gửi về cho anh Dậu. Nhưng vào một đêm tối, quan cụ mò vào buồng của chị định giở trò đồi bại với chị… Tác phẩm kết thúc bằng câu “Chị vùng chạy ra ngoài giữa lúc trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy!”. Hình ảnh “Trời tối đen như mực” trong Tắt đèn cũng là số phận chung của người nông dân Việt Nam bị bần cùng hóa bởi chế độ thực dân nửa phong kiến. Ảnh: NXB Văn học.

*

Câu 7. Ngoài Tắt đèn, Ngô Tất Tố còn là tác giả của tác phẩm nổi tiếng nào sau đây?

Lều chõngTrong rừng nhoSuối thépCả 3 tác phẩm trên

Ngô Tất Tố là nhà văn, nhà báo, dịch giả, nhà nho có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn học Việt Nam. Ông quê ở Đông Anh (Hà Nội) ngày nay. Trong cuộc đời mình, ông có nhiều đóng góp cho văn học nước nhà, sáng tác nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện ký… Cả 3 tác phẩm trên đều do ông sáng tác. Ảnh: Hội Nhà văn.

Thầy giáo Chu Văn An từng viết sách y thuật nào?

Không chỉ nổi tiếng về dạy học, Chu Văn An còn là thầy thuốc, từng viết sách y thuật.

*

‘Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay’

0 30

“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho”, đó là câu nói mang tính chất tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn Nam Cao.

*

‘Đồng hào có ma’

0 1

“Đồng hào có ma” là một tác phẩm văn học nổi tiếng, được đưa vào giảng dạy trong chương trình văn học phổ thông ở nước ta.

Xem thêm: Stained Glass Là Gì – Stained Glass In Vietnamese

*

Những kiến thức cơ bản về Covid-19

0 300

Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới đã chỉ ra con đường lây nhiễm, dấu hiệu mắc và những điều cần làm sau khi tiếp xúc người mắc Covid-19.

Chuyên mục: Định Nghĩa