Chính phủ điện tử là gì Update 01/2025

Không công bố lịch trình di chuyển của bệnh nhân COVID-19, chỉ công bố các điểm đến có nguy cơ dịch tễ

*

Không tăng giá xăng, dầu

(Chinhphu.vn) – Ba vấn đề nóng cũng là 3 trụ cột quan trọng của xã hội gồm: Giao thông, giáo dục và y tế trở thành chủ đề chính của 3 phiên thảo luận chuyên đề tại hội thảo Chính phủ điện tử lần thứ 15.

Bạn đang xem: Chính phủ điện tử là gì

Các diễn giả tham dự hội thảo

Hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử (eGov) lần thứ 15 do Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ và UBND TPHCM tổ chức vừa diễn ra tại TPHCM, trong đó tập trung thảo luận việc ứng dụng CNTT giải quyết những vấn đề trụ cột của xã hội.

Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử năm nay có chủ đề: “Phát triển Chính phủ điện tử và Cổng dịch vụ công trực tuyến hướng đến Chính phủ số – Mô hình và giải pháp công nghệ”. Sự kiện được tổ chức trong bối cảnh Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp đang nỗ lực, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số xây dựng Chính phủ điện tử, phát triển Chính phủ số và chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ nhắc lại quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về xây dựng Chính phủ điện tử là “nghĩ lớn, nhìn tổng thể, hành động nhanh và bắt đầu từ những việc cụ thể”.
Trong giai đoạn 2018-2020, Văn phòng Chính phủ đã chủ trì, phố hợp với các bộ, ngành, địa phương và các tập đoàn CNTT, các chuyên gia trong nước, quốc tế tập trung xây dựng và triển khai nhiều hệ thống thông tin quan trọng làm nền tảng cho việc phát triển Chính phủ điện tử của nước nhà. Cụ thể có những chương trình nổi bật như Trục lien thông văn bản Quốc gia; Hệ thống thông tin họp và xử lý công việc của Chính phủ; Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia và Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đặc biệt là Cổng dịch vụ công Quốc gia kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh. Các hệ thống thông tin này đã được đưa vào vận hành và có sản phẩm cụ thể, tạo bước chuyển lớn trong giải quyết các mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan trong hệ thống hành chính, giữa Chính phủ với người dân và Chính phủ với doanh nghiệp. Vừa tạo lực kéo vừa tạo lực đẩy trong triển khai Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số; góp phần thực hiện mục tiêu kéo của Chính phủ vừa phát triển kinh tế vừa hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 đến người dân và DN.

Ông Ngô Hải Phan cho biết, các bộ, ngành, địa phương đều đã triển khai dịch vụ công trực tuyến, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) được nâng cao, đạt tỉ lệ 97,3% đúng hẹn. Tỉ lệ cung cấp TTHC trên môi trường điện tử tăng nhanh; tỉ lệ hồ sơ TTHC trên môi trường điện tử thông qua các dịch vụ công cũng tăng, đặc biệt tại các bộ.

TPHCM là một trong những địa phương đầu tiên tích hợp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cho biết tại hội thảo, TPHCM sẵn sàng mở ra các kênh chia sẻ dữ liệu, thông tin giúp người dân và doanh nghiệp (DN) sử dụng hiệu quả, tạo ra giá trị nhiều mặt.

Trong từng lộ trình, TPHCM đều nhất quán lấy người dân và DN làm trung tâm cải tiến quy trình dịch vụ của các cơ quan Nhà nước, mục đích cuối cùng để phục vụ người dân và DN một cách tốt nhất.

Tại phiên tọa đàm cấp cao với chủ đề “Giải pháp công nghệ góp phần nâng cao hiệu quả Cổng Dịch vụ công trực tuyến và phát triển chính phủ số” diễn ra dưới sự điều phối của ông Trương Gia Bình, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT đã đưa ra được những giải pháp quan trọng, tập trung vào 2 vấn đề chính: “Làm sao để người dân, DN tham gia tích cực hơn trong các dịch vụ công trực tuyến?” và “Giải pháp thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số”.

Ông Trương Gia Bình cho biết: “Để phát triển Chính phủ điện tử từ cấp bộ, ngành đến các cục, vụ, từ Trung ương đến địa phương, quan trọng nhất là phải bắt đầu từ việc đơn giản hóa, cải cách TTHC, cắt giảm thủ tục, đừng chạy theo số lượng mà hãy quan tâm đến chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến. Làm sao cho người dân cảm thấy thuận lợi, dễ dàng nhất, phải truyền thông để người dân biết, xây dựng được cho người dân niềm tin về việc nhà nước đang nỗ lực thế nào trong phát triển Chính phủ điện tử. Đây sẽ là những nhân tố tăng tốc phát triển Chính phủ điện tử với mục tiêu coi người dân, doanh nghiệp là trung tâm mà Việt Nam đang hướng tới”, ông Trương Gia Bình nhấn mạnh.

Ứng dụng CNTT giải quyết 3 vấn đề trụ cột quan trọng

Ba vấn đề nóng cũng là 3 trụ cột quan trọng của xã hội gồm: Giao thông, giáo dục và y tế trở thành chủ đề chính của 3 phiên thảo luận chuyên đề tại hội thảo Chính phủ điện tử lần thứ 15.

Đối với giao thông, thực trạng nổi cộm mà các chuyên gia, nhà phân tích đưa ra là tình trạng quá tải về hạ tầng, không đáp ứng được nhu cầu phát triển ở các đô thị lớn. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là việc ứng dụng CNTT vào quản lý, phân tích dữ liệu còn thấp.

Xem thêm: Lý Thuyết Sự Đồng Biến Là Gì, Hàm Số Đồng Biến, Nghịch Biến Khi Nào

Kết quả một cuộc khảo sát đưa ra tại hội thảo cho thấy có đến 95% doanh nghiệp logistics tham gia khảo sát không có phần mềm cho người sử dụng dịch vụ. Ngay cả những hình thức ứng dụng CNTT cơ bản như báo giá, trả lời khách hàng tự động, quản lý đơn hàng tự động cũng có tỉ lệ áp dụng thấp. Trong khi người dùng tham gia khảo sát đánh giá rất cao hiệu quả tiết kiệm thời gian khi DN có phần mềm dịch vụ riêng.

Để giải quyết vấn đề chậm trễ và tắc nghẽn kho bãi ở các cảng container, ông Nguyễn Hồng Minh, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ Sao Bắc Đẩu cho biết một số cảng như cảng container quốc Tế SP-ITC đã ứng dụng thành công phần mềm quản lý điều hành cảng container thông minh. Ứng dụng cho phép quản lý, khai thác hạ tầng cảng tối ưu và tập hợp hệ thống dữ liệu dùng chung cho phép kết nối xử lý thông tin giữa các cơ quan Nhà nước liên quan đến vận hành cảng. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vào vận hành hệ thống cảng Việt Nam là rất thấp, chỉ khoảng 15% cảng có ứng dụng.

Về nhu cầu vận chuyển của người dân, thực tế ở các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng, người dân ngày càng có xu hướng sử dụng các ứng dụng gọi xe thông minh. Chia sẻ kinh nghiệm quản lý giao thông thông minh của các quốc gia phát triển, một đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực này cho thấy việc thu thập dữ liệu vận chuyển sẽ giúp công tác quản lý giao thông hiệu quả, ví dụ như hệ thống sẽ tự động phân tích dữ liệu và đưa ra những phương án điều hướng giúp tài xế di chuyển tối ưu.

Trong bối cảnh hạ tầng giao thông ở các đô thị lớn đang ngày một quá tải thì việc ứng dụng CNTT trong quản lý dữ liệu giao thông sẽ giúp ích cho việc quản lý đô thị một cách thông minh.

Đối với ngành giáo dục, ứng dụng CNTT đã được Bộ GD&ĐT quán triệt ở tất cả các bậc học trong quản lý dữ liệu, quản lý điều hành và tổ chức dạy và học. Bộ đã xây dựng cơ sở dữ liệu với thông tin thu thập của 53.000 trường học từ mầm non đến trung học phổ thông; quản lý 1,5 triệu hồ sơ giáo viên và cán bộ quản lý; quản lý 24 triệu hồ sơ người học; thu thập thông tin cơ sở vật chất, tình hình tài chính các nhà trường… Một trong những ứng dụng CNTT trong giáo dục phát huy hiệu quả rõ nét nhất chính là triển khai việc dạy và học trực tuyến trong thời gian ảnh hưởng dịch COVID-19. Chỉ sau một thời gian ngắn, việc dạy và học trực tuyến đã thúc đẩy người học tiếp cận và quen dần với khai thác dữ liệu học tập khổng lồ trên internet…

Câu chuyện chuyển đổi số trong y tế đang cho thấy những hiệu quả tích cực, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19.

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: “Ngành y tế đang ứng dụng CNTT mạnh mẽ để thay đổi chất lượng khám, chữa bệnh, phục vụ nhân dân được tốt hơn. Việc điều trị bệnh nhân COVID-19 từ đầu dịch đến giờ đã được sự hỗ trợ rất nhiều của CNTT. Đặc biệt là Trung tâm điều hành hỗ trợ điều trị COVID-19 từ xa có tới 31 điểm cầu. Ngày 25/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ nhấn nút khai trương 1.000 điểm cầu khám, chữa bệnh từ xa. CNTT chính là một trong những giải pháp đưa chất lượng khám, chữa bệnh đến với các vùng cao, vùng xa”, ông Lương Ngọc Khuê cho biết.

Về thực trạng mức độ hài lòng của người bệnh với dịch vụ công ngành y tế, ông Lương Ngọc cho biết: “Đã có 41,7 triệu phiếu khảo sát trực tuyến dành cho bệnh nhân nội trú được tiến hành. Khảo sát dịch vụ công trong ngành y tế trên bệnh nhân đã ra viện cho thấy tỉ lệ hài lòng của bệnh nhân chỉ có 79%, như vậy nghĩa là còn 21% cần được chăm sóc nhiều hơn”.

Ông Khổng Văn Đông, Trưởng đơn vị kinh doanh y tế thuộc Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel cho rằng: “Chưa bao giờ dữ liệu lại quan trọng như thế đối với ngành y tế. Người Việt mình đang gặp những bệnh gì? Ở độ tuổi nào? Phương pháp điều trị nên thế nào? Phải từng bước thực hiện việc bảo vệ dữ liệu đó, tiến tới kết nối, sử dụng để nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh. Tiến lên một bước nữa, số hóa giúp ngành y có thể dễ dàng tra cứu hồ sơ bệnh nhân, lịch sử mắc bệnh để nhanh chóng có biện pháp điều trị tốt nhất. Có công cụ sẽ tầm soát được nhiều bệnh nguy hiểm, đỡ biến chứng, giảm nguy cơ tử vong, hỗ trợ chẩn đoán…”.

Ông Trần Liên Việt, Phó Tổng Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) đã chia sẻ về kinh nghiệm chuyển đổi số trong bệnh viện ở vùng trung du. Năm 2010, từ chỗ ứng dụng CNTT khắc phục ghi chép bệnh án thủ công, Bệnh viện Hùng Vương tiến đến áp dụng các phần mềm Nano – HIS phục vụ trong công tác khám, điều trị và quản lý bệnh nhân, đồng thời kết nối với các hạ tầng thanh toán, lưu trữ, hỗ trợ hội chẩn giải phẫu bệnh, chăm sóc khách hàng, đặt lịch khám chữa bệnh, truyền thông y tế tới người bệnh.

Đến nay, Bệnh viện Hùng Vương đã kết nối khám chữa bệnh từ xa với vai trò là bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện tuyến Trung ương nhằm chia sẻ dữ liệu để hội chẩn trực tuyến, điều trị thành công nhiều ca bệnh nguy hiểm. “Trước kia, bệnh viện địa phương không có kỹ thuật viên đọc được kết quả giải phẫu bệnh nên chúng tôi thường phải chuyển file về Hà Nội, mất rất nhiều thời gian nhưng giờ đây thì tất cả được scan lên hệ thống dữ liệu, có thể phóng đại tới 40 lần nên các bác sĩ từ Hà Nội sẽ dễ dàng đọc được kết quả giải phẫu bệnh, tiết kiệm rất nhiều thời gian chờ đợi, nhanh chóng có phác đồ điều trị cho bệnh nhân”, ông Trần Liên Việt chia sẻ.

Xem thêm: Ký Sinh Trùng Toxoplasma Là Gì ? Nhiễm Toxoplasma Trong Thai Kỳ

Ông Lý Đức Đoàn, Giám đốc FPT Digital Healthcare Center cùng quan điểm ứng dụng CNTT vừa giảm tải cho tuyến trên, vừa đỡ thời gian chờ đợi cho người bệnh, đồng thời bảo đảm giãn cách xã hội trong thời gian đối mặt với dịch bệnh COVID-19.

Ông Lý Đức Đoàn cho rằng chuyển đổi số có 2 khía cạnh: Một là số hóa, 2 là dịch chuyển-thay đổi tư duy, thay đổi cách thức hoạt động để xây dựng y tế thông minh. “Khai thác kho dữ liệu ngành y có thể hỗ trợ gửi cảnh báo dịch bệnh đến người dân, cảnh báo các phòng khám không an toàn, khám chữa bệnh từ xa hoặc khám chữa bệnh tại các trạm y tế cơ sở tại xã, phường, quận huyện nhưng bác sĩ có kết nối với tuyến trên, sử dụng dữ liệu trên nền tảng số để khám, chữa bệnh”, ông Lý Đức Đoàn phân tích.

Chuyển đổi số mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng phục vụ, từ chính sách quản lý, thu viện phí, đến chăm sóc, điều trị bệnh nhân…”, ông Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

Chuyên mục: Định Nghĩa